Amoris laetitia



tải về 1.39 Mb.
trang4/83
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.39 Mb.
#34795
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   83

Bạn và hiền thê của bạn


  1. Vì thế, chúng ta hãy bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà bình yên này, với cả gia đình cùng đang ngồi quanh bàn tiệc. Ở trung tâm bàn tiệc, chúng ta thấy đôi vợ chồng là cha và mẹ, với cả câu chuyện tình yêu của họ. Nơi họ thể hiện ý định thuở ban đầu chính Đức Kitô đã mạnh mẽ gợi lên: “Các ông đã không đọc thấy điều này sao: ‘Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ’?” (Mt 19, 4). Và Người nhắc lại lệnh truyền của sách Sáng Thế: “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24).

  2. Hai chương đầu hùng tráng của sách Sáng Thế cống hiến cho chúng ta hình ảnh cặp vợ chồng nhân loại trong thực tại nền tảng sâu xa nhất của nó. Bản văn khởi đầu ấy của Thánh Kinh đã lóe sáng lên một số khẳng định quan trọng. Khẳng định đầu tiên, đã được Đức Giêsu trích dẫn cách tổng hợp, tuyên bố: “Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27). Thật đáng ngạc nhiên, hạn từ “hình ảnh Thiên Chúa” chiếm vị trí song song diễn giải bởi hạn từ cặp đôi “nam và nữ”. Phải chăng điều đó có nghĩa chính Thiên Chúa cũng có phái tính, hay Ngài cũng có một người bạn đời thần linh, như một số tôn giáo cổ xưa vẫn chủ trương? Dĩ nhiên là không, bởi vì chúng ta biết rõ Thánh Kinh đã bác bỏ những tín ngưỡng tôn thờ ngẫu tượng được phổ biến giữa những người Canaan ở Đất Thánh. Người ta bảo vệ tính siêu việt của Thiên Chúa, nhưng vì Thiên Chúa đồng thời cũng là Đấng Tạo Hóa, nên đặc tính phong nhiêu của đôi vợ chồng nhân loại là “hình ảnh” sống động và hữu hiệu, dấu chỉ hữu hình của hành vi sáng tạo.

  3. Đôi vợ chồng yêu thương và sinh sản đích thực là “tác phẩm điêu khắc” sống động (không phải ngẫu tượng điêu khắc bằng đá hay bằng vàng mà Thập giới cấm ngặt), có thể biểu tỏ được Thiên Chúa Đấng sáng tạo và cứu độ. Vì thế, tình yêu phong nhiêu mới có thể trở thành biểu tượng cho những thực tại thâm sâu bên trong Thiên Chúa (cf. St 1,28; 9,7; 17,2-5.16; 28,3; 35,11; 48,3-5). Đó là lí do giải thích tại sao trình thuật sách Sáng Thế này, theo cái gọi là “truyền thống tư tế”, được đan dệt nên bởi những tầng lớp phả hệ khác nhau (cf. St 4,17-22.25-26; 5; 10; 11,10-32; 25,1-4.12-17.19-26; 36): bởi vì khả năng sinh sản của đôi vợ chồng nhân loại là con đường mà lịch sử cứu độ diễn tiến. Dưới ánh sáng này, mối quan hệ phong nhiêu của đôi vợ chồng trở thành một hình ảnh để khám phá ra và diễn tả mầu nhiệm Thiên Chúa, nền tảng trong cái nhìn Kitô giáo về Mầu nhiệm Thiên Chúa-Ba Ngôi, chiêm ngắm Thiên Chúa như là Cha, Con và Thánh Thần Tình Yêu. Thiên Chúa-Ba Ngôi là mầu nhiệm hiệp thông tình yêu, và gia đình là phản ảnh sống động của mầu nhiệm hiệp thông ấy. Những lời sau đây của thánh Gioan-Phaolô II soi sáng cho chúng ta: “Thiên Chúa trong mầu nhiệm thẳm sâu nhất của Ngài không đơn độc nhưng là một gia đình vì lẽ Thiên Chúa trong Ngài có Cha, có Con và có Yếu tính của gia đình, tức là Tình Yêu. Trong gia đình thần linh, tình yêu này chính là Chúa Thánh Thần”6. Như thế, gia đình không là điều gì xa lạ gì với chính yếu tính thần linh7. Khía cạnh tam vị này nơi cặp vợ chồng có một hình ảnh mới mẻ trong thần học của Phaolô khi thánh Tông đồ đặt gia đình trong tương quan với “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội thánh (cf. Ep 5,21-33).

  4. Nhưng Đức Giêsu, khi nói về hôn nhân, còn gợi cho chúng ta một trang khác của sách Sáng Thế, chương 2, qua đó hé lộ cho thấy một chân dung tuyệt vời với những chi tiết rạng rỡ của cặp vợ chồng. Trong số đó chúng ta chỉ chọn hai chi tiết mà thôi. Chi tiết thứ nhất, đó là nỗi ưu tư của người đàn ông đi tìm cho mình “một trợ tá tương xứng” (St 2,18-20), khả dĩ lấp đầy được nỗi cô đơn bức bối mà sự gần gũi của các loài vật và mọi thụ tạo cũng không khỏa lấp được. Nguyên ngữ tiếng Hipri gợi lên một cuộc gặp gỡ trực tiếp, như là “mặt đối mặt” – mắt nhìn mắt – trong một cuộc đối thoại thinh lặng, bởi vì trong tình yêu sự thinh lặng thường diễn tả nhiều hơn lời nói. Đó là sự gặp gỡ một khuôn mặt, một “đối tác” phản chiếu tình yêu Thiên Chúa và là “thiện ích đệ nhất, là có được một trợ tá tương xứng, và trụ cột để tựa nương”, như một hiền triết trong Thánh Kinh đã nói (Hc 36,24). Hoặc như cô dâu trong sách Diễm ca đã thốt lên một lời tuyên xưng diệu kỳ về tình yêu và về ân huệ người ta trao ban cho nhau: “Người tôi yêu thuộc trọn về tôi và tôi thuộc trọn về chàng […] Tôi thuộc trọn về người tôi yêu, người tôi yêu thuộc trọn về tôi!” (Dc 2,16; 6,3).

  5. Từ cuộc gặp gỡ chữa lành được nỗi cô đơn này, phát sinh sự sống mới và gia đình. Và sau đây là chi tiết thứ hai mà chúng ta có thể ghi nhận: Ađam, vốn cũng là con người của mọi thời đại và của tất cả mọi vùng miền trên hành tinh này của chúng ta, cùng với vợ mình, khai sinh một gia đình mới, như Đức Giêsu đã nhắc lại bằng cách trích dẫn sách Sáng thế: “Người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (Mt 19,5; cf. St 2,24). Động từ “gắn bó”, trong nguyên ngữ Hipri, chỉ một sự hòa điệu sâu xa, một sự gắn bó cả về thể xác lẫn tâm hồn đến độ nó được dùng để diễn tả sự kết hiệp với Thiên Chúa: “Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó” (Tv 63,9), như tác giả thánh vịnh vẫn hát. Sự kết hợp hôn nhân như vậy gợi lên không chỉ trong chiều kích tính dục và thân xác mà còn cả trong sự trao hiến tình yêu tự nguyện. Kết quả của sự kết hợp này là “trở thành một xương một thịt”, hoặc bằng việc hai thân xác gắn chặt với nhau, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai con tim và đời sống và, có lẽ, nơi đứa con được sinh ra từ cả hai sẽ mang trong mình “cốt nhục” của cả cha lẫn mẹ, không chỉ về di truyền học mà cả về tâm linh nữa.

tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   83




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương