A. LỜi mở ĐẦU: Lịch Sử Vật Lý


 Cống hiến xuất sắc nhất của Menđêlêep là phát hiện ra quy luật biến hóa mang tính chu kỳ của các nguyên tố hóa học gọi tắt là



tải về 1.87 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích1.87 Mb.
#34070
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Cống hiến xuất sắc nhất của Menđêlêep là phát hiện ra quy luật biến hóa mang tính chu kỳ của các nguyên tố hóa học gọi tắt là quy luật tuần hoàn các nguyên tố.

2. “Nguyên lý hóa học” được ông tìm ra như thế nào?

Khi Mendeleev viết "Nguyên lý hóa học", ông nghĩ đến lúc này trong số các nguyên tố đã phát hiện trên thế giới là 63 nguyên tố, giữa chúng nhất định có những quy luật biến hóa thống nhất, vì rằng tất cả các sự vật điều có liên quan với nhau. Để phát hiện quy luật này, ông đã đăng ký 63 nguyên tố này vào 63 chiếc thẻ. Trên thẻ ông viết tên, nguyên tử lượng, tính chất hóa học của nguyên tố. Ông dùng 63 chiếc thẻ mang tên 63 nguyên tố này xếp đi xếp lại trên bàn. Bỗng nhiên một hôm, ông phát hiện ra rằng nếu xếp các nguyên tố này theo sự lớn nhỏ của nguyên tử lượng thì sẽ xuất hiện sự biến hóa mang tính liên tục rất kỳ lạ, nó giống như một bản nhạc kỳ diệu vậy. Mendeleev không giấu nổi niềm vui, ông tin tưởng chắc chắn rằng loại quy luật này chứng tỏ quan hệ của vạn vật trên thế giới này là tất nhiên và có luật tuần hoàn của chúng.

Mendeleev như đã có chìa khóa mở cánh cửa của mê cung phát hiện trên những bí mật của cả cung điện. Ông đã sắp xếp những nguyên tố thành một bảng tuần hoàn, trong đó có những nguyên tố vẫn phải để trống. Ông công bố tác phẩm của mình, kiên trì chờ đợi kết quả kiểm nghiệm của các nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới đối với quy luật tuần hoàn của các nguyên tố. Tuy nhiên suốt 4 năm, ông không phát hiện thêm được nguyên tố mới nào.

Năm 1875, Viện Hàn lâm khoa học Pari nhận được thư của một nhà khoa học, trong thư nói ông đã tạo ra được một nguyên tố mới trong quặng kẽm trắng, ông gọi nguyên tố là "Gali". Dưới sự kiểm định của Mendeleev bởi công thức: "4 + ( ) = 10".

Bốn năm sau, Thụy Điển phát hiện một loại nguyên tố mới khác, có người gọi nó là "Scanđi".

Ngày 19/8/1887 là ngày Nhật thực, một cơ hội hiếm có, lúc đó ông tuổi đã ngoài 50 nhưng vẫn quyết định bay vào không trung một mình để không bỏ lỡ thời cơ. Nhật thực toàn phần lần trước cách đây 19 năm, nhà thiên văn học người Pháp dùng kính phân tích ánh sáng nhìn thẳng lên mặt trời Nhật thực, thấy xuất hiện một vạch sáng màu vàng. Mọi người đều đoán đó là nguyên tố mới gọi là Hêli….



` Bảng tuần hoàn nhanh chóng được dịch thành nhiều thứ tiếng và truyền bá đi khắp nơi trên trái đất. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (còn gọi là bảng tuần hoàn Mendeleev) trên 100 năm qua đã là chìa khóa dẫn đến việc phát minh nhiều nguyên tố hóa học mới.

Bảng tuần hoàn hóa học ngày nay.


Cũng giống như trang phục, âm nhạc cũng là thức ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Vậy các bạn có biết ai đã sáng tạo ra chiếc máy hát đầu tiên và được mệnh danh là “phù thủy Menlopark” không?


XII. THOMAS EDISON
1. Sơ lược về tiểu sử và thành tựu của Thomas Edison:
Thomas Edison

(1847-1931)






  • Là nhà phát minh, thương nhân.

  • Ông được mệnh danh là “phù thủy Menlo Park”. Những phát minh của ông gây ảnh hưởng lớn đến thế kỷ XX, nổi tiếng nhất là bóng đèn.


2.Vua phát minh và bóng đèn điện


Nước Mỹ có một ông vua phát minh tên là Thomas Edison. Cả đời ông có nhiều phát minh lớn nhỏ.bóng đèn dây tóc mà ta đang dùng là phát minh của ông.trước khi đèn điện ra đời người ta đã sơ bộ nắm được những tri thức về điện. Ở Anh một nhà hóa học đã dùng nhiều chiếc đèn pin và hai thanh cacbon chế ra cây đèn huỳnh quang đầu tiên trên thế giới, song ánh sáng của nó quá gay gắt, chỉ có thể lắp ở đường phố hoặc trên quảng trường và chỉ sáng vài tiếng đồng hồ là tắt ngay.Thời đó nói chung mọi nhà đều dùng đèn dầu lửa hoặc đèn khí than (bunsen). Edison đã nghĩ: " nếu mọi nhà đều có đèn điện để dùng thì hay biết bao!”

Tháng 9 năm 1878 bắt đầu tiến công vào thành lũy chiếu sáng bằng điện.

Tin tức lan ra và bắt đầu lan khắp nước Mỹ và lan tràn sang nước Anh làm cổ phiếu khí than sụt giảm nghiêm trọng

Edison bắt đầu thực hiện ráo riết những thí nghiệm khoa học.Trước tiên là thí nghiệm đèn điện sáng trắng. Nguyên lý của loại đèn này là lắp một mẫu nhỏ vật liệu chịu nhiệt vào trong bóng đèn thủy tinh, đấu vào nguồn điện được nung nóng tới mức sáng trắng. Dựa theo nguyên lý này Edison cho rằng muốn làm tốt thí nghiệm, trước tiên phải tìm được một vật liệu chịu nhiệt thích hợp.



Đêm đó Edison ngồi ở bàn làm việc, khều sáng chiếc đèn khí than (bunsen), lấy giấy bút ra và ghi lại tất cả các vật liệu chịu nhiệt mà ông nhớ được, sau cùng đếm tất cả có 1600 loại. Hôm sau ông cho người lo đầy đủ các loại vật liệu này và tiến hành thí nghiệm với từng loại. Đồng thời, ông lại không ngừng về cấu tạo của bóng đèn và không ngừng cải tiến rút khí làm cho bóng đèn thủy tinh đạt tới mức chân không tuyệt đối. Trong thời gian này Edison vắt óc suy nghĩ hết cách này đến cách khác, quên ăn quên ngủ, thử đi thử lại mãi vẫn không đạt kết quả như mong muốn.

Vào ngày mùa hè năm đó Edison vùi đầu làm việc trong phòng thí nghiệm, nóng đến nỗi đầu ông đẫm mồ hôi, tiện tay ông cầm chiếc quạt nan tre phẩy cho mát, bất chợt ông nhìn như dán mắt vào chiếc quạt. Một lát sau, ông lại xé chiếc quạt ra thành từng mảnh vụn, đặt dưới kính hiển vi quan sát tỉ mỉ; xem đi xem lại không nén được sự vui mừng tột độ:

"Hừ, sao lâu nay mình không nghĩ ra cách dùng sợi than tre nhỉ?”.

Lúc đó, các trợ thủ của Edison cũng đã quay lại, họ cho những nan tre vừa xé vụn vào lửa và đốt cháy thành than, rồi cho những sợi than tre vào bóng thủy tinh,vừa cho thông điện là đèn đã sáng lên, hơn nữa còn sáng liên tục hơn 1000 tiếng đồng hồ.

Lần này toại nguyện rồi, mọi trợ thủ cũng điều mừng vui nói vậy.



Về sau Edison vẫn tiếp tục nghiên cứu làm cho chất lượng bóng đèn không ngừng nâng cao.Sau này ông lại thay bóng đèn sợi than tre bằng bóng đèn sự von-fram. Đó chính là bóng đèn điện tròn mà chúng ta dùng hiện nay vì chiếc bóng đèn điện nho nhỏ này mà Edison mất cả 12 năm, đã làm hàng nghìn thí nghiệm và tốn biết bao nhiêu tâm huyết.




3. Máy chiếu bóng 1887:

Vào một chiều mùa hè năm 1877, trong khi Edison đang loay hoay với chiếc máy dịch điện tín tự động, chiếc máy này gồm một mũi kim thép rạch các rãnh trên một đĩa giấy, đột nhiên khi cho đĩa quay nhanh hơn Edison đã nghe thấy tiếng cọ sát tăng lên và giảm đi tùy theo sự gồ ghề của chiếc đĩa. Sự kiện này đã ám ảnh nhà phát minh. Ông liền làm lại thí nghiệm nhưng lần này, thêm vào chiếc kim bộ phận chứa một màng mỏng. Edison nhận thấy cơ phận này đã làm tăng âm độ lên một cách đáng kể.


Các công trình khảo cứu về máy điện thoại đã khiến Edison nhận thức rằng một màng kim loại mỏng đã rung động khi nói vào một máy phát. Như thế có thể ghi lại sự rung động này trên một chất gì đó để rồi làm cho màng kim loại rung động trở lại mà phát ra các âm thanh như tiếng nói. Nửa đêm hôm đó, Edison ngồi lại văn phòng và vẽ trên giấy một bức họa về thứ máy móc sẽ thực hiện. Ngày 24/12/1877, Edison cầu chứng cho chiếc máy hát và bằng phát minh được chính phủ Hoa Kỳ cấp cho ông vào ngày 19/02/1878.


Từ bóng đèn diện do Edison phát minh, ánh sáng được thắp sáng cho mọi gia đình. Cũng nhờ vào ánh sáng mà Einstein đã tìm ra công thức E=mc2. Vậy nhà vật lý Rơnghen phát hiện ánh sáng có tính chất gì?

tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương