A. LỜi mở ĐẦU: Lịch Sử Vật Lý



tải về 1.87 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích1.87 Mb.
#34070
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14


Đây là mô hình thí nghệm của Volta.

Tìm tới khoa học là rất gian khổ, kết quả của nó là làm cho nền nhân loại văn minh và tiến bộ. Bằng sự lao động cần cù thông minh, cuối cùng Vôn-ta đã phát minh thiết bị đầu tiên trên thế giới có thể tạo ra dòng điện ổn định và duy trì nó. Thiết bị đó về sau được gọi là nguồn “pin Vôn-ta”. Nó mở ra cục diện mới cho việc nghiên cứu điện học.


Với sự xuất hiện của nguồn điện, nhiều loại máy móc dùng điện đã dựa trên đó mà ra đời. Máy điện báo cũng thế. Có lẽ sẽ có người hỏi họa sĩ có liên quan gì đến máy điện báo?

Thế mà, thực tế lại là, để cho chiếc máy ra đời và nhanh chóng sử dụng vào thực tế.
X. SAMUEL MORSE
1. Sơ lược về tiểu sử của Samuel morse:

SAMUEL MORSE

(1791-1872 )





-Là nhà họa sĩ(nghệ thuật điêu khắc).

-Năm 1842 ông tạo ra bảng tín hiệu đầu tiên.

-Năm 1844 ông gửi bức điện báo dầu tiên.


2. Tín hiệu Morse:
Vậy các bạn có từng thắc mắc nguyên nhân nào đã thúc đẩy ông từ một nhà họa sĩ trở thành một nhà phát minh không?
Đó là một buổi chiều mùa thu 1832, trên chiếc tàu thủy đi từ Pháp sang Mỹ Morse thật may mắn khi nghe bài diễn thuyết của một chàng trai bác sĩ người Mỹ tên là Giắc-xơn về năng lực kỳ diệu của sắt điện từ.

Moocxo trở về buồng nghỉ của mình những ý nghĩ cứ ào ạt xuất hiện, không thể nào ngủ được. Ông thầm hạ quyết tâm: " ta nhất định phải tìm cho ra hiện tượng kỳ diệu này, con đường ứng dụng trong thực tế, để cho dòng điện phục vụ nhân loại". Trong khoảnh khắc đó, lòng hiếu kì mãnh liệt đã chuyển hóa thành một lòng trách nhiệm đầy đủ.

Về đến New York, Morse gác bỏ sự nghiệp hội họa mà mình yêu thích và cắm đầu nghiên cứu máy điện báo. Ông vốn là nhà họa sĩ, kiến thức về điện rất ít nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Ba năm ròng rã qua đi, tiền nong cạn kiệt. Mà hình bóng chiếc máy vẫn chưa thấy đâu.

Cực chẳng đã Morse đành phải trở lại nghề cũ, nhưng hình bóng chiếc máy điện báo vẫn nguyên vẹn nằm đâu đó trong lòng ông. ông dồn từng đồng xu kiếm được để chi phí cho những nghiên cứu về máy điện báo. Cứ kiên trì như vậy, lại 3 năm nữa trôi qua cuối cùng ông đã chế thử thành công chiếc máy điện báo.

Trớ trêu thay trời không thương lòng người, không có ai thông hiểu ý nguyện của Morse, không có ai chịu bỏ tiền chế tạo cái của khác đời đó. Nhưng khó khăn không thể làm ngã lòng người, ông vừa dạy học vừa dạy vẽ để kiếm sống, vừa tiếp tục cải tiến máy điện báo.

Năm 1842, với nguồn viện trợ của Quốc Hội Mỹ cùng lòng hăng hái hừng hực, Morse thi công hoàn thành đường dây điện báo từ Oasinton đến thành phố Morse trong một thời gian rất ngắn.

Ngày 24 tháng 5 năm 1844, Morse xơ vô cùng xúc động trình diễn chiếc máy điện báo do ông phát minh. Trước mặt các quan khách, âm thanh “tích tích…tà tà…” do Morse nhấn ma-níp một cách điêu luyện được truyền tới Quốc Hội Mỹ cách đó 40 dặm.



Morse đã phát đi điện báo đường dài đầu tiên của nhân loại, bức điện báo chỉ có câu: "thượng đế sáng tạo ra biết bao kỳ tích ”.





tải về 1.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương