365 LỜi khuyên sức khoẻ


CHƯƠNG 9:NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ RIÊNG CỦA PHỤ NỮ



tải về 1.79 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.79 Mb.
#1496
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

CHƯƠNG 9:NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ RIÊNG CỦA PHỤ NỮ


Tính chung thì từ thời xưa tới nay đàn bà vẫn sống lâu hơn đàn ông chừng 7 năm. Sáu mươi phần trăm phụ nữ có sức khoẻ tốt vì đa số họ không hút thuốc lá, không uống rượu và cũng ít phải đương đầu với những tai nạn trong cuộc sống và lao động. Tuy vậy, trong xã hội hiện nay, số phụ nữ vướng mắc vào vòng hút, chích cả vào rượu nữa, đã tăng hơn trước. Một số cũng phải đi làm xa nhà, tinh thần cung căng thẳng vì nỗi lo gánh vác gia đình. Do đó, sức khoẻ và tuổi thọ của họ bị suy giảm hơn xưa.

Chương trình này đề cập tới vấn đề sức khoẻ riêng của phụ nữ cùng những lời khuyên, nên làm thế nào để gìn giữ sức khoẻ, tránh được những căn bệnh riêng của giới tính như đau vú và ung thư vú, ung thư cổ tử cung, kinh nguyệt sớm hoặc không đều...Và trong trường hợp lấy chồng muộn, nên làm gì để sinh đẻ an toàn sau tuổi 35.

Nói chung là biết cách giữ gìn sức khoẻ của người phụ nữ Ở MỌI LỨA TUỔI.

211 Ðể bảo vệ mạng sống cho mình, phải luôn chú ý tói bộ ngực

Bệnh ung thư vú có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện từ sớm. Việc này do chính bệnh nhân tự theo dõi bộ ngực của mình hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng chứ không phải chỉ CÓ BÁC SĨ HOẶC BỘ MÁY X quang mới làm được Phần lớn các cục u ác tính dẫn đến ung thư. Bởi vậy, ít nhất cũng phải quan sát, nắn bóp kỹ bộ ngực của mình mỗi tháng mỗi lần. Thời gian tốt nhất để làm việc này vào tuần lễ đầu sau khi hành kinh, vì hai vú mềm dễ nhận xét.

Sau đây là phương pháp tự quan sát và nhận xét:

1- Cởi trần đứng trước gương và nhìn kỹ vào từng bên vú về: chỗ lồi, lõm, sự thay đổi màu sắc, cấu tạo và hình dạng vú; có chỗ nào chảy nước hoặc chảy máu không, có chỗ nào bị xước hoặc có vảy; hai vú có cân đối không, có đường gân, mạch máu nào nổi lên nhìn thấy rõ mà trước đây không có hiện tượng này không?

2- Nằm xuống, vắt tay trái ra sau đầu và để bàn tay ở dưóí đầu. Dùng các ngón tay của bàn tay phải, nắn bóp từ đầu núm vú tới toàn bộ bên phải để xem: có chỗ nào lõm hay vú có các mô thịt nào dầy KHÁC THƯỜNG Ở phần chung quanh núm vú và phần cơ bắp từ vú tới nách hay kh ông?

3- Dùng ngón tay bóp núm vú và phần da thẫm quanh núm vú xem có nắn được chất lỏng nào ra không?

4- Quan sát và xét vú trái theo các bước như trên.

CÓ thể tự khám như vậy trong lúc tắm.

Nếu bạn thấy có hiện tượng gì khác thường, hãy cho bác sĩ BIẾT NGAY ÐỂ ÐƯỢC CHỈ DẪN.

Tụ KiểM TRA Vú

1 KHI TĂM

Các ngón tay dễ di chuyển trên da ướt để phát hiện dưới da có hốc, khối u hay có gì khác thường không? Tay trái kiểm tra vú phải và tay PHẢI KIỂM TRA VÚ TRÁI.

2 TRƯớC Gương

- Giơ hai tay và nhìn kỹ xem có gì khác thường về màu sắc, SỰ MỊN MÀNG CỦA DA Ở XUNG quanh vú và đầu vú.

- Chống nạng tay vào hai bên sườn, lên gân và nhận xét xem hai vú có to đều nhau không? Lớn đều nhau là tốt

3 NẰM NGỬA

Ðặt gối hay gấp một khăn bông để ở DƯỚI VAI PHẢI, GỐI ÐẦU LÊN CÁNH TAY để ngực căng lên. Dùng các ngón tay trái ấn nhẹ và dịch chuyển chậm trên vú phải theo chiều kim đồng hồ để xem có gì khác thường không (hốc, hột cứng dưới da, cảm giác đau...). Kiểm tra toàn vú. Ðổi tay: tay phải kiểm tra VÚ TRÁI. MỖI BÊN VÚ XOA BA VÒNG.

212 Hãy an tâm khi thấy vú căng và đau tức

Nếu bạn sờ thấy có cục u trong vú mình, đừng nên lo ngại vội. Rất may là những cục u như thế thường lành, không phải là ung thư. U LÀNH CÓ THỂ ÐỨNG LẺ loi hay tồn tại từng đám nhỏ, sờ tay hoặc để ý quan sát kỹ cũng nhận thấy. Một số có thể chuyển thành u xơ có chứa chất lỏng

bên trong, đôi khi gây cảm giác đau và căng tức vú.

Người ta gọi chứng có nhiều u tụ tập thành cụm ở MỘT BÊN HAY CẢ HAI BÊN vú là chứng u xơ vú. Nhiều phụ nữ thấy hiện tượng này trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần.

Nắn vú, đôi khi có một chất lỏng, không có máu chảy ra. Các bác sĩ chưa biết rõ nguyên nhân của chứng u xơ, chỉ dự đoán là do sự tăng lượng hoócmôn setrogen và prolactin trong thời gian này gây ra, làm đau vú và khó chịu cho người phụ nữ sắp hành kinh. Ðể làm giảm đau, nên:

- Ăn ít muối và các chất thành phần có Natri, để giảm lượng nước trong u.

DÙNG LOẠI NỊT VÚ CÓ KHUNG ÐỠ. CÓ thể mang nịt cả lúc ngủ.

- Nếu đau nhiều, có thể chườm vú bằng nước đá, 2-3 lần mỗi ngày.

- Nếu thấy chung quang vú nóng, có điểm tấy đỏ, nên tới khám bác sĩ ngay. Nhiều khi, đấy chỉ là những điểm bị viêm, có thể chữa trị dễ dàng bằng thuốc kháng sinh.

- BỎ CÀ-PHÊ. Nhiều người thường uống cà-phê, khi thôi không uống nữa thấy đỡ đau rõ rệt.

- Một số phụ nữ dùng thuốc ngừa thai cũng tránh được chứng đau vú. Thí dụ, thuốc Danazol có tác dụng giảm đau rõ rệt.

- CÁC THUỐC VITAMIN E (dùng 400 đ.v. quốc tế mỗi ngày), thuốc lợi tiểu đều có tác dụng làm giảm đau vú.

Tất cả những hiện tượng lạ mà bạn thấy ở VÙNG VÚ, ÐỀU CẦN PHẢI CHO BÁC SĨ BIẾT VÀ THEO DÕI.

213 Ðể tránh bị ung thư vú nên có chế độ ăn

Có những người dễ bị ung thư vú hơn người khác. Ðó là những người thường có kinh nguyệt sớm không có con hoặc sanh con đầu lòng muộn, mãn kinh muộn hơn người

bình thường, có mẹ hoặc chị, em đã bị chứng bệnh này.

Ngoài ra, việc ăn uống cũng có ảnh hưởng nhiều tới việc mắc bệnh. Bởi vậy, phụ nữ nên:

- Không nên để người phì nộn quá. Cần giảm lượng chất béo trong các bữa ăn. Nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy người béo dễ bị ung thư vú hơn người bình thường.

- Không nên hoặc cần phải hạn chế việc uống rượu. Phụ nữ uống rượu từ 3 lần trở lên, mỗi tuần, có nhiều khả năng bị ung thư hơn NHỮNG PHỤ NỮ KHÁC.

214 Hội chứng tiền kinh nguyệt

TRONG SỐ MƯỜI PHỤ NỮ Ở thời kỳ kinh nguyệt thì bốn người trước khi thấy kinh thường có các triệu chứng như: Mặt húp híp, đau nhức đầu, khó chịu, khó ngủ, tiêu chảy, thèm ăn... Nhiều khi tính khí cũng thay đổi: hiền từ trở thành cáu gắt.

Ðể giảm bớt những triệu chứng khó chịu trên, nên:

- Tập thể dục, và các môn như: bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 20 phút để máu huyết lưu thông và các cơ bắp có điều kiện co giãn.

- Ăn theo chế độ: ít muối, ít mỡ và ít đường; nhiều prôtêin và chất xơ (rau, quả) để làm giảm lượng estrogen dư, và tính nhạy cảm của các cơ vú.

- Không dùng cà-phê, rượu, thuốc lá 2 tuần trước thời kỳ kinh nguyệt.

- MỘT SỐ NGƯỜI DÙNG VITAMIN E và B6, các dược phẩm có Can-xi, Ma-nhê và amino axít L-tyrosine thấy rất hợp (theo sự chỉ định của bác sĩ).

- Nếu khó ngủ buổi tối, nên làm một giấc ngủ trưa.

- Dùng phương pháp thư giãn như: thở sâu, suy tưởng, yoga, HOẶC TẮM NƯỚC NÓNG.

215 Giảm đau khi hành kinh

Trong thời gian có kinh nguyệt, nhiều người bị đau lưng, mệt MỎI, BUỒN NÔN, NHỨC ÐẦU. CÓ người đau và khó chịu quá đến mức bị suy nhược trong 2,3 ngày đầu. Ðể giảm bớt các hiện tượng này, nên:

- Uống trà dễ tiêu.

- Nằm ngửa, đặt nệm trên đầu gối.

- Chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng.

- Xoa nhẹ bụng.

Tập các bài tập nhẹ giơ chân tay, đi bộ, đạp xe.

- Uống aspirin, ibuprofen hoặc các dược liệu đặc trị chứng ÐAU KHI HÀNH KINH.

216 Khi nào bạn cần tới bác sĩ phụ khoa?

Khi các bạn có các triệu chứng sau, cần tới khám tại bác sĩ phụ khoa:

- Thấy kinh: nhiều quá, bất thường, gây mệt nhọc, hoặc tới kỳ mà không thấy kinh.

- Xuất huyết giữa hai kỳ kinh nguyệt.

- Ðau bụng dưới.

- Âm đạo bị ngứa, có huyết trắng hoặc bị đau khi giao hợp.

- Xuất huyết sau khi giao hợp.

- SỜ THẤY CÓ HỐC, CÓ U NỔI, CỤC CỨNG Ở vú.

Dù không có triệu chứng gì cũng nên đi khám phụ khoa mỗi năm một lần. Nếu có các triệu chứng bất thường, đi khám ngay sau khi phát HIỆN.

2l7 Ðề phòng hội chứng sốc nhiễm độc

Hội Chứng sốc vì nhiễm độc gây ra bởi các vi khuẩn. Nạn nhân thường bị:

- Sốt cao;

- Ðau các cơ bắp;

- Nôn mửa;

- Ỉa chảy;

- Người mẩn đỏ;

- Mạch đập nhanh;

- Chóng mặt, choáng váng;

- Ngất.

Nếu bạn có các triệu chứng như trên trong thời gian thấy kinh, cần tới ngay bác sĩ hoặc phòng cấp cứu.

Ðể đề phòng hội chứng sốc vì bị nhiễm độc, Viện phụ khoa khuyên các bà, các cô trong thời gian hành kinh nên:

- Dùng băng vệ sinh hơn là dùng các loại "nút thấm"

- Tránh dùng các loại "nút thấm đặc biệt" có khả năng thấm hút cao.

- Không dùng các đồ vệ sinh bằng nhựa plastic.

- Tẩm các loại nút thấm, trước khi dùng, bằng dung dịch như K-Y Jelly, trước khi cho nút vào âm đạo.

- Thay nút sau khi đã dùng từ 4-6 giờ.

- Thay băng vệ sinh có tẩm thuốc ngừa thai trong vòng 24 giờ SAU KHI GIAO HỢP.

218 Tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục

Sớm hay muộn, người phụ nữ nào cũng có thể bị nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục một vài lần; vùng môi và trung quanh âm hộ bị rộp đỏ, rát, ngứa, âm đạo có huyết trắng, khi tiểu tiện hoặc giao hợp bị đau, rát.

Ðể chưa trị hiện tượng này, bạn hãy dùng ba muỗng giấm (loại thìa súp) pha vào một ca nước ấm, rửa chỗ bị nhiễm trùng, mỗi ngày 2 lần. Nếu không đỡ, cần tới bác sĩ phụ khoa để chữa trị tiếp.

Ðể tránh chứng bệnh này, cần giữ gìn cẩn thận vệ sinh cá nhân và chú ý:

- Nên dùng quần lót rộng bằng vải bông.

- Sau khi tập luyện hoặc hoạt động ra mồ hôi, cần thay những đồ mặc lót.

- Nên dùng loại băng vệ sinh hoặc nút vệ sinh không có mùi, kể cả mùi của các hoá chất thơm.

- Luôn thay băng và nút vệ sinh

- Không nên dùng các loại dầu lạ, chất tạo bọt có mùi để tắm.

Sau khi tắm, phải lau khô bộ phận sinh dục.

219 Cần chú ý khi thấy đau trong vùng xương chậu (P.I.D)

NẾ BẠN BỊ ÐAU Ở bụng dưới kèm theo hiện tượng sốt nhẹ, cần tới khám ở CÁC BÁC SĨ PHỤ KHOA VÌ ÐÓ CÓ THỂ LÀ triệu chứng của các bệnh: đau ruột thừa, chửa ngoài dạ con, viêm ống dẫn trứng hoặc một bộ phận nào khác của bộ máy sinh sản.

Nếu hiện tượng trên do một bộ phận của bộ máy sinh sản bị đau mà không được chữa trị ngay, bạn sẽ có thể bị chứng vô sinh. Khi chữa trị, cần phải nằm nghỉ yên tĩnh và uống thuốc kháng sinh theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Hiện tượng đau trong vùng xương chậu được các bác sĩ gọi CHUNG LÀ PID (PELVIC INNAMMATORY disease) có thể bị lây nhiễm do quan hệ tình dục nhất là trong khi đang

mang vòng tránh thai. Nếu bạn bị bệnh này sau khi quan hệ với người bạn đời, thì người bạn đó cũng phải đi chữa trị. Ngoài ra, những dụng cụ khám phụ khoa, nếu không được rửa sạch và hấp tiêu trùng cẩn thận CŨNG LÀ MỘT NGUYÊN NHÂN LÀM GÂY BỆNH.

220 Bạn cần phải biết về việc xét nghiệm tế bào âm đạo

Viện đại học về sản khoa và phụ khoa thường khuyên phụ nữ Mỹ mỗi năm, ít nhất cũng phải làm xét nghiệm tế bào âm đạo, một lần. Mỗi lần như thế, các chuyên gia lại lấy một ít chất nhầy ở VÙNG CỔ TỬ CUNG ÐỂ XÉT NGHIỆM.

Việc xét nghiệm này cần thiết cho tất cả mọi người để phát hiện bệnh, nếu có nhất là đối với những người đã có quan hệ tình dục trước tuổi 18, có quan hệ với nhiều người đàn ông đã từng có lần bị viêm nhiễm các cơ quan trong vùng xương chậu, có người thân trực hệ bị ung thư (mẹ, chị, em), mẹ đã dùng thuốc diethylstibestrol khi mang thai mình.

Ðể xét nghiệm tế bào âm đạo có kết quả, trước khi lấy mẫu xét nghiệm 24 giờ, không nên thụt rửa, không uống thuốc gì có liên quan tới bộ phận sinh sản, và tránh, không được giao hợp.



221. ĐỂ TRÁNH UNG THƯ TỬ cung

Ðể khỏi bị chứng ung thư tử cung đe doạ, nên:

- Ði làm xét nghiệm tế bào âm đạo mỗi năm ít nhất là một lần. Nếu bạn có quan hệ tình dục trước tuổi 18, đã quan hệ với nhiều NGƯỜI TÌNH, ÐÃ TỪNG BỊ VIÊM NHIỄM Ở bộ phận sinh dục, có người tình vào loại "không bảo đảm", đã mang thai sớm, có mẹ dùng thuốc diethylstibestrol khi có thai mình... thì lại càng nên đi xét nghiệm nhiều lần trong năm.

- Không hút thuốc lá.

- Nên giới hạn tình dục với một người thôi.

Nếu có quan hệ với nhiều người, nên sử dụng bao cao su (cho nam), màng tránh thai hoặc vòng tử cung với thuốc tránh thai (nữ).

- Bạn nên tới bác sĩ phụ khoa để khám nếu thấy đau trong khi giao hợp có hiện tượng xuất huyết khi chưa tới kỳ kinh nguyệt.

222 Chứng u xơ

CÓ NGƯỜI THẤY ÐAU Ở bụng dưới, hành kinh nhiều khác thường hoặc thấy kinh trước kỳ kinh nguyệt (giữa 2 kỳ).

ĐÓ là do bị u xơ. Khi khám, bác sĩ thấy những cục u mềm ở THÀNH BÊN TRONG TỬ CUNG. Nhiều người bị chứng này còn thấy các triệu chứng như đi tiểu tiện luôn (ÐÁI RẮT), TÁO BÓN, CÓ NHỮNG CỤC PHỒNG LÊN Ở bụng.

Với một số người, chứng này không gây khó chịu gì cả. Các u xơ không phải là ung thư chúng là loại u lành. Tuy vậy, chúng cũng gây trở ngại cho việc thụ thai và mang thai Bởi vậy, nếu bạn bị u xơ, khi bác sĩ khuyên bạn cắt bỏ tử cung thì bạn không nhất thiết phải theo ý kiến bác sĩ ngay. Nếu bạn còn muốn sanh con, bạn có thể đề nghị bác sĩ làm xét nghiệm thêm để rõ số cục u nhiều hay ít, to hay nhỏ, vị trí của chúng ở ÐÂU? CĂN CỨ VÀO NHỮNG điểm đó, bác sĩ sẽ xét lại có cần thiết phải cắt tử cung hay không. Vì có thể chỉ cắt các u xơ mà vẫn để tử cung lại. Như vậy, bạn vẫn có hy vọng thụ thai.

Bác sĩ có thể cho bạn uống progesterone và gonadotropin- một loại thuốc chứa hoócmôn có ký hiệu GNRH, có tác dụng làm các cục u teo lại.

Nếu bạn thường dùng thuốc ngừa thai thì bác sĩ cũng cho dùng tiếp progesterone hoặc một loại thuốc ngừa thai khác, vì hình như chất estrogen trong trứng có tính kích thích các cục u lớn lên. Chính vì lẽ đó, nên khi người phụ nữ tới tuổi mãn kinh-buồng trứng không sản xuất estrogen

nữa thì các cục u xơ tự nhiên teo lại.

Nếu trường hợp buộc phải cắt bỏ tử cung, bạn nên cần đề nghị bác sĩ giữ lại buồng trứng để tránh sớm có những triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh.

Nói chung, bạn nên thảo luận với bác sĩ để dành lấy cho MÌNH NHỮNG ÐIỀU KIỆN TỐT NHẤT TRONG VIỆC CHỮA TRỊ.

223 Nên hay không nên cắt dạ con?

Trong những năm qua giới y học nói chung (bác sĩ sản khoa, bác sĩ điều trị) có xu hướng thiên về việc cắt bỏ tử cung của các bệnh nhân, mỗi khi tử cung có vẫn đề gì hoặc bị nghi ngờ có liên quan tới ung thư. Hiện nay, người ta hạn chế việc làm đó và chỉ cắt bỏ tử cung trong những trường hợp:

- Tử cung có những u xơ có diện tích lớn.

- Bị xuất huyết tử cung, và việc chữa trị bằng thuốc không CÓ KẾT QUẢ.

- CÓ những chỗ tử cung bị viêm nhiễm, không chữa trị được

- Bị ung thư tử cung hay cổ tử cung.

- Bị viêm niêm mạc tử cung.

Ngoài những trường hợp nặng kể trên, những trường hợp khác có thể chữa trị được mà không cần tới phẫu thuật tử cung như: thấy kinh nhiều (rong kinh), có u xơ, viêm nhẹ màng tử cung, sa tử cung. Khi việc chữa trị không có kết quả, bác sĩ gợi ý nên cắt bỏ tử cung, thì bạn vẫn có

thể nêu ra những vấn đề sau với bác sĩ:

- Ngoài việc cắt bỏ còn biện pháp nào khác không?

- Việc chữa trị theo phương hướng mới có gì khác lạ?

CÓ thể căn cứ vào những điểm gì để hy vọng không phải cắt bỏ tử cung?

Nếu phải cắt tử cung, nhưng vẫn giữ buồng trứng lại có được không? Vì như vậy, bạn sẽ đỡ phải qua giai đoạn tiền mãn kinh trước tuổi.

- Trong khi tìm giải pháp chữa trị tốt nhất, bạn đừng ngần ngại đặt câu hỏi với bác sĩ để tìm ra con đường khác con đường phẫu THUẬT.

224 Nếu bạn uống thuốc ngừa thai, xin đùng hút thuốc

Theo báo cáo của cơ quan phụ trách về sức khoẻ và công tác xã hội Mỹ thì, những phụ nữ đã dùng thuốc ngừa thai mà còn hút thuốc lá thì dễ bị các chứng bệnh tắc mạch và đau tim, nhất là ở LỨA TUỔI TỪ 35 TRỞ LÊN.

Bởi vậy, nếu bạn đã dùng thuốc ngừa thai, xin đừng hút thuốc lá hoặc đã hút thuốc lá thì đừng uống thuốc ngừa thai!

225 Nên làm gì nếu bạn muốn có thai?

Nhiều phụ nữ mong được có thai và sanh con. Nếu bạn là một trong số những người có ước mong như thế, nên theo lời khuyên sau:

- Tránh, không uống rượu không hút thuốc lá hay marijuana.

- Tránh, không ăn bánh hoặc uống nước ngọt có chất cafeine.

- Giữ người không mập nhưng cũng không gầy ốm.

- Sau khi ân ái với người bạn đời, nằm ngửa, độn mông cao trên một cái gối trong 30 phút.

- Cần biết thời gian nào mình rụng trứng và khoảng thời gian nào mình có khả năng thụ thai: đó là khoảng từ 14 tới 16 ngày sau khi bạn có kinh.

Những dấu hiệu của hiện tượng rụng trứng có thể thấy như: CẢM THẤY ÐAU ÂM Ỉ Ở bên trái hoặc bên phải bụng dưới, ở ÂM ÐẠO CÓ MỘT NHẦY trong và dai; thân nhiệt hơi cao hơn các ngày thường.

Bạn có thể mua một bảng thụ thai theo ý muốn ở HIỆU SÁCH HOẶC HIỆU thuốc và giấy thử nước tiểu để biết mình có mang thai hay không. Nếu ngâm vào nước tiểu màu giấy chuyển sang màu xanh thì đó là dấu hiệu báo là bạn đã mang thai.

Bạn cũng có thể mua một cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ của mình hàng ngày vào buổi sớm. Những ngày nhiệt độ của bạn cao hơn ngày bình thường vào quãng 2OC, là những ngày bạn dễ thụ thai.

Nếu đã theo những chỉ dẫn trên một năm mà không thấy có kết quả, bạn nên đi khám tại chuyên khoa sản.

CÓ một số vấn đề liên quan tới người đàn ông trong việc thụ thai ÐƯỢC TRÌNH BÀY Ở BÀI 243, CHƯƠNG 10.

226 Muốn được mẹ tròn con vuông

Mẹ khoẻ thì con khoẻ, đó là điều dễ hiểu. Nếu bạn có ý muốn thụ thai và sinh con, nên theo một số lời khuyên sau, để bảo đảm sức khoẻ cho bé ngay từ những ngày đầu, mới ra đời. Trước khi mang thai:

- Nên đi khám sức khoẻ toàn diện kể cả khám phụ khoa để được bác sĩ góp ý kiến. Một số trường hợp như béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, nghiện hút thuốc, rượu, suy dinh dưỡng, máu thử có kết quả Rh âm (sau lần có mang đầu tiên), đều có ảnh hưởng nguy hại tới sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.

- Hỏi kỹ bác sĩ về tác dụng của từng thứ thuốc mà bạn đã uống và sẽ uống (theo chỉ định của bác sĩ hoặc tự ý dùng).

- Nếu bạn phải dùng thường xuyên loại thuốc nào đó, hỏi bác sĩ xem thuốc đó có ảnh hưởng tới cái thai không, có cần phải thay bằng loại thuốc khác không?

- Nếu bạn dùng thuốc ngừa thai, nên ngưng thuốc 3 tháng trước khi muốn thụ thai.

- Nếu người béo phì, cần có biện pháp làm sút cân trước khi thụ thai.

- Cần luyện tập thường xuyên.

- Cần thử test để biết bạn hoặc chồng bạn có căn bệnh gì thuộc loại di truyền hay không.

- Cho bác sĩ biết tuổi của vợ, chồng bạn. Nếu vợ trên 35 hoặc chồng trên 60.

Sau khi thụ thai, sức khoẻ mẹ, con bạn sẽ tốt hơn nếu bạn chú ý:

- Hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống đặc biệt của người mang thai.

- Tránh các thực phẩm có caphêin, rượu, nicotin và các loại ma tuý.

- Hỏi bác sĩ cẩn thận trước khi dùng bất cứ loại thuốc gì kể cả các loại vitamin và các loại thuốc thành phần kim loại

- Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, không nên tăng cân quá từ 1-1,4 kg. Từ tháng thứ 4, mỗi tuần có thể tăng 0,350 kg. Tổng số cân tăng từ 10 kg tới 12,2 kg là vừa (24-27 pounds).

- Tiếp tục tập thể dục hàng ngày (coi bài 229).

- Thực hành các bài tập thư giãn cơ thể và thần kinh để tránh stress. (Nhiều bác sĩ nghĩ rằng hiện tượng stress do cảm xúc làm máu không tới đều và không cung cấp đủ

cho dạ con và thai nhi. Bởi vậy, cái thai bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng).

- Nên đăng ký theo học lớp chỉ dẫn về vấn đề sinh đẻ.

- Nếu nhà nuôi mèo, phải chú ý không để mèo ỉa bừa bãi. Phân mèo có thể gây một loại bệnh có tên là toxoppalsmosis.

Người mang thai nhiễm bệnh này có thề sinh con thiếu tháng và ÐỨA TRẺ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở NÃO; MẮT VÀ CÁC BỘ PHẬN KHÁC.

227 Sinh đẻ an toàn sau tuổi 35

Nhiều phụ nữ ngày nay lấy chồng muộn, nên số người sinh con Ở TUỔI 35 trở lên càng ngày càng nhiều. Thông thường phụ nữ tuổi cao càng khó thụ thai và dễ sanh con thiếu tháng. Ngoài ra còn hay mắc các chứng bệnh như tíểu đường và huyết áp cao ảnh hưởng tới thai nhi, làm cho đứa bé sinh ra dễ bị các bệnh bẩm sinh hoặc di truyền.

Bởi vậy, phụ nữ mang thai từ tuổi 35 trở đi, cần phải chú ý:

- Trong thời gian mang thai tránh ăn mặn; ăn ít đường để đề phòng các bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

- Nên đề nghị bác sĩ cho xét nghiệm về gen.

Khoảng 16 tuần sau khi thụ thai, bác sĩ có thể xét nghiệm nước ối. Việc xét nghiệm phải dùng tới kim dài để lấy nước ối ra nên có thể ảnh hưởng không lợi tới thai nhi.

Tuy nhiên trên 400 lần xét nghiệm mới có một trường hợp không may như vậy.

Việc xét nghiệm nước ối cần thiết khi:

- Tuổi người mẹ từ 35 trở lên.

- Gia đình mẹ hay bố của thai nhi có người mang bệnh di truyền hoặc bị rối loạn về trao đổi chất.

- Gia đình mẹ hay bố của thai nhi có người mắc bệnh về máu hoặc tủy sống.

- Người mẹ mang thai đã có lần sinh con có dị tật.

Việc xét nghiệm nước ối có thể phát hiện được thai là trai hay gái nhưng chủ yếu để biết thai có dị tật hay không? Nếu nước ối bình thường thì đứa bé cũng sẽ bình thường.

Người ta cũng có thế lấy một ít mẫu nhau của người mẹ sau khi thụ thai được từ 8-10 tuần để xét nghiệm. Như vậy sẽ biết trạng thái của thai sớm hơn việc lấy nước ối,

khiến bố mẹ của thai nhi và bác sĩ có đủ thời gian suy nghĩ ÐỂ QUYẾT ÐỊNH VỀ VIỆC SINH NỞ.

228 Mang thai có thể đi làm tới bao giờ

MỘT NỬA PHỤ NỮ Ở Mỹ vẫn đi làm khi mang thai. Như vậy có hại không? Nên như thế nào?

Hại hay không hại là tuỳ ở mỗi người. Cơ QUAN KHOA HỌC VÀ Y TẾ MỸ ÐÃ NGHIÊN CỨU nhiều phụ nữ mang thai mà vẫn tới công sở để có những nhận xét và đã thành lập một bảng hướng dẫn dưới đây. Tuy vậy, cũng nên chú ý rằng có nhiều phụ nữ làm việc tới ngày sinh nở mà vẫn khỏe mạnh, bình thường. Thật ra, trong vấn đề này chỉ có bác sĩ và bà mẹ mang thai mới có thể có quyết định thích

hợp vì họ luôn luôn theo dõi hoặc cảm thấy ảnh hưởng giữa VIỆC LAO ÐỘNG VỚI SỨC KHỎE CỦA THAI NHI.

LàM VIệC ÐếN BAO Giờ THì NGHỉ Ðẻ

Loại công việc Số tuần lễ đã có thai

Thư ký, văn phòng 40

Chuyên viên và quản lý 40

Công việc ngồi tại chỗ, lao động nhẹ 40

Phải đứng (hơn 4 giờ) 24

Không đứng liên tục (hơn nửa giờ/giờ) 32

(kém nửa giờ/giờ) 40

Phải cúi khi làm việc, mức cúi thấp dưới đầu gối

- Không cúi liên tục (10 lần/ giờ) 20

(dưới 10 lần/giờ) 28

(dưới 2 lần/giờ) 40

Phải leo thang hoặc trèo cột thẳng đứng

(trên 4 lần trong 8 giờ) 20

(dưới 4 lần trong 8 giờ) 28

Ði lên, xuống cầu thang

(trên 4 lấn trong 8 giờ) 28

(dưới 4 lần trong 8 giờ) 40

Mang, vác, nhấc:

(từ 22 kg trở lên) 20

(dưới 22 kg tới 11 kg) 40

Mang vác không liên tục

(từ 22 kg trở lên) 30

(dưới 22 kg) 40



229. Tập luyện thế nào khi có thai?

Dù đã mang thai, việc luyện tập thân thể vẫn có ích và giúp cho người phụ nữ khỏi các chứng nhức, mỏi người và nhiều chứng khác nữa. Những môn tập như yoga, bơi, đi bộ hoặc vận động chậm đều tốt. Nếu bạn chưa từng luyện tập bao giờ thì nên hỏi qua bác sĩ chăm sóc mình nên tập thế nào cho vừa sức và hợp với người có thai như:

- Chỉ nên tập sau bữa ăn 2 giờ.

- Trước khi tập, uống 1-2 ly nước.

- Không tập những bài tập có động tác nhảy, vận mình hoặc cử động nhanh.

- Tập sao để giữ nhịp tim dưới 140 đập/phút.

- Không bị kích động vì luyện tập.

- Sau tháng thứ 4, tránh các bài tập có động tác nằm ngửa.

- Sau khi tập quá 2 giờ mà vẫn thấy mình mỏi mệt, nên tới thăm bác sĩ.

230. Giữ gìn đôi vú thế nào khi nuôi con bằng sữa mẹ?

Nuôi con bằng sữa mẹ là công việc đẹp nhất trên đời của các bà mẹ. Mặc dù việc cho bú có thể làm vú bị xệ và đau vú, nhưng bà mẹ nào cũng cảm thấy lòng hân hoan, khó tả. Tuy vậy, nếu biết cách giữ gìn đầu vú, cũng hạn chế được một số ảnh hưởng. Bởi vậy, bà mẹ cho con bú, nên:

- Mang nịt vú trong suốt thời gian thai nghén, loại nịt vú có khung đỡ.

- Trong thời gian con bú, cũng mang nịt vú (ngày, đêm)

- Không dùng loại nịt vú có đoạn bằng vải nhựa không thấm.

- Phải thay nịt vú khi thấy ẩm hoặc ướt

- Cho con bú cả 2 bên, bên vú trái rồi đến vú phải.

- Mỗi lần bú của bé không quá 20 phút.

- Khi thôi không cho bé bú nữa, không giằng miệng bé ra khỏi vú mà khẽ luồn ngón tay vào hai bên đầu vú, giữa đầu vú và miệng bé.

- Những ngày đầu cho con bú, có thể thấy đau đầu vú. Ðể đỡ đau, có thể chườm đầu vú bằng khăn tẩm nước nóng hoặc nước lạnh.

- Dùng khăn tẩm nước ấm, lau đầu vú hàng ngày không nên rứa đầu vú bằng xà phòng và có thể làm khô và nứt da.

- Sau khi cho con bú, có thể lau hoặc đắp vú bằng các loại kem hoặc dầu đặc biệt như kem sữa lanolin, kem dầu dừa, khăn thấm nước trà...

Trường hợp vú sưng tấy, đỏ và đau cần tới bác sĩ khám để tìm cách chữa trị.



tải về 1.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương