24 bài suy niệm LỄ chúa kitô vua b lời Chúa: Đn. 7, 13-14; Kh. 1, 5-8; Ga. 18, 33b-37



tải về 314.33 Kb.
trang15/15
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích314.33 Kb.
#16222
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

25. Chú giải của Noel Quesson.


Đây là Chúa nhật cuối cùng của năm Phụng vụ. Sau diễn từ cuối cùng quan trọng trước công chúng trong đó Đức Giêsu loan báo rằng, giữa “thời tai họa”, Người sẽ đến quy tụ toàn thể loài người để hưởng “một mùa hè tươi đẹp” Đức Giêsu đề cập đến cái chết của người và Người bước vào cuộc thương khó: Đó là phần kết và là đỉnh cao của "Tin Mừng" theo Thánh Máccô, mà chúng ta đã đọc suốt năm nay.

Chúa nhật cuối cùng này, chúng ta thay đổi thánh sử. Đây là một trang Tin Mừng của Thánh Gioan, nhưng đúng ra chúng ta vẫn ở trong cùng một mạch văn cũ, là trong cùng một kết luận. Thánh Gioan chỉ đưa ra tước hiệu là Vua trong cuộc thương khó, vừa đau khổ vừa vinh quang. Bỗng nhiên, liên tiếp ông nói về "Vua”, "Vương quyền" (Ga 18,33.36.37.39; 19,3.12.14.15.19.21) nhưng đó là một ông Vua bị đóng đinh mà vương miện của Người là những gai nhọn. Vậy thì rõ ràng là "Vương quyền" của Đức Giêsu ở trên một bình diện hoàn toàn khác với bình diện chính trị.



Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Đức Giêsu và nói với Người: "Ông có phải là vua dân Do thái không?

Đức Giêsu bị buộc tội. Người bị ra tòa. Phiên xử này là phiên xử danh tiếng nhất trong mọi thời đại!

Thẩm phán là ông Philatô, lãnh tụ của đạo quân La Mã đang chiếm đóng. Ông là viên toàn quyền của một đế quốc đã từng đô hộ và để dấu ấn trên thế giới. La Mã lúc bấy giờ ngự trị nước Ý, Pháp, Tây Ban ba, Anh và một phần nước Đức, Ao, Nam Tư, Rumani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Xyri, Libăng, Palextin, Ai Cập, Li bi, Tuynidi, Angiêri, Ma -Rốc. Hoàng đế lúc bấy giờ là Tibêriô, thừa kế của Augustô. Philatô là quan toàn quyền có nhiệm vụ chận đứng những vụ nổi loạn thướng chớm nở trong dân Do Thái. Người ta treo lên thập giá người Dêlôtê ngoài cổng thành. Hàng ngàn người đã bị treo lên thập giá, để áp đặt quyền lực của La Mã.

Bị cáo hôm đó; đối với Philatô là một "ông Giêsu nào đó" Mà cách đây ba năm chỉ là một anh thợ mộc giản dị và âm thầm tại Nagiarét, một thôn làng nhỏ, chính quyền cũng không biết tới họa chăng mới có một đội tuần tiễu đi qua.

Tôi nhìn ngắm hai người đối diện; Philatô và Chúa Giêsu, quan tòa và bị cáo.

Đức Giêsu hỏi lại ông ấy.

Thật là một điều quá đáng? Bị cáo bây giờ lại "hạch hỏi quan tòa". Có phải vai trò bị đảo ngược không? Táo bạo thật, người bị cáo đáng thương! Người ấy là ai vậy?

Đức Giêsu đáp: "Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?

Đức Giêsu thật tuyệt vời. Người biết rằng quan tòa này là toàn quyền. Tuy nhiên, Chúa muốn ông có một tương quan cá nhân, cố dẫn ông ra khỏi một cuộc tranh luận pháp lý, để bày tỏ một lập trường của riêng ông, "này, ông Philatô, có phải chính ông nói rằng tôi là Vua không?". Phần lớn các vấn đề của thế giới kỹ thuật, hệ thống hóa, hành chánh hóa của chúng ta có lẽ đang nằm ở trong thái độ trên đây của Đức Giêsu, một con người đang- cố thoát khỏi mối liên hệ "quan tòa - bị cáo" để bước sang tương quan "người và người". Chúng ta không ngừng đóng những vai trò" và ưa đeo mặt nạ: Chủ - thợ, y sĩ - bệnh nhân, thông gia - khách hàng, trợ lý xã hội với người được trợ giúp linh mục - con chiên, cha mẹ - con cái, thầy dạy - học trò, Giáo Hội giáo huấn và Giáo Hội thụ huấn. Này Philatô, hãy bỏ mặt nạ ra! Hãy nhìn thẳng vào mặt Ta. Ông hãy nói, ông nghĩ gì về Ta? ông đừng trả lời những bài đã học ở kẻ khác. Chính ông phải có lập trường. Chính ông phải "tuyên xưng Đức tin".



Ông Philatô trả lời: "Tôi là người Do thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?

Ta cảm thấy quan tòa hơi bực mình. Ông ta có ý tiến công. Ông ta khước từ không muốn bị kêu gọi bước vào lương tâm mình. ông quyết định trở lại với vai trò, với “mặt nạ" của mình. Tôi không phải ngồi đây để nói tôi nghĩ gì mà là để xử vụ án. "Ông đã làm gì?" Đức Giêsu đã cố gặp “một người". Nhưng Philatô đóng vai trò "một nhân vật" Dù sao thì Philatô cũng đang "thống trị ", chính ông mới có uy quyền. Người thợ ở làng Nagiarét không thể có lý trước mặt César. Ai có thể nói hôm đó rằng, không phải là César, với gót giày của đạo quân bách chiến bách thắng, sẽ trở nên khuôn mẫu cho thế giới mai sau... nhưng lại là anh thợ mộc thấp bé, bị khinh khi. Từ người thợ mộc này sẽ phát sinh một nhân loại mới cho nhiều ngàn năm.



Đức Giêsu trả lời: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này

Đức Giêsu không trả lời câu hỏi của quan tòa "ông đã làm gì?". Chính Đức Giêsu không có ý thắng người đối thoại nhưng chỉ hướng cuộc đối thoại theo đề tài mà Người muốn bàn cãi.

Đức Giêsu giải tỏa mọi sự hiểu lầm về tước hiệu "Vua” mà Philatô đang tìm cách điều tra ít nhất có ba cách làm “Vua". 1. Vua theo nghĩa chính trị, theo kiểu La Mã: Người ta thống trị kẻ khác bằng cách nô lệ hóa họ.

2. Vua theo nghĩa Thiên sai, theo kiểu mong đợi của dân Do Thái: Một người thuộc dòng dõi Vua Đa-vít chính thức lên ngôi, và chiến thắng kẻ thù của Israel, của Chúa bằng cách đè bẹp chúng.

3. Sau hết, Vua theo cách của Đức Giêsu: Một vương quyền huyền bí, không ép buộc ai, không đè bẹp ai "bạn có muốn theo tôi không?" "Các bạn cũng muốn bỏ đi hay sao?". Một vương quyền mà lại để "Vua" bị "Giao nộp" cho kẻ thù mà không kháng cự một tổng thống mà không có “vê binh" để bảo vệ mình, không có cận vệ để bao bọc trước đám đông. Một vương quốc không quân đội, không thiết giáp không hỏa tiễn.

(Một lãnh tụ Xô Viết trước kia đã hỏi một cách ngây ngô xem Đức Giáo Hoàng có được bao nhiêu sư đoàn thiết giáp!)

Đức Giêsu luôn hành động như Đấng có "Toàn quyền": Người đã đuổi quỷ ra khỏi con người, đã đánh bại sự dữ, đã chế ngự biển khơii đang xung động, đã đổi mới cách giảng dạy Luật Do Thái với một uy quyền không ai sánh được. Nhưng trong khi làm như vậy, Người đã không bao giờ cưỡng bức ai.

Chúa là vị Thầy đã để cho chúng ta được hoàn toàn tự do, mà còn tự "Giao nộp" để cho chúng ta tấn công Người. (Tôi suy niệm về từ "Giao nộp” mà chính Chúa đã dùng ở đây). Đức Giêsu là chính dung mạo của Thiên Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (2 Cr 4,4). "Kẻ nào thấy Thầy là thấy Chúa Cha" (Ga 14,8-11; Cl 1,15). Không ai đã thấy được Thiên Chúa, nhưng Con Một đã mạc khải Người cho chúng ta" (Ga 1,18). Trong nội dung rao giảng của Người được ghi lại trong ba Tin Mừng. Nhất lãm, Đức Giêsu đã không ngừng nói về "Nước Trời", "Nước của Thiên Chúa", nhưng đó không phải là một vương quốc như những vương quốc trần thế.

Đó là một vương quốc ẩn dật như một hạt cải nhỏ bé sẽ trở nên một cây lớn, như một nhúm men, người đàn bà trộn vào bột, như hạt lúa mì chết đi trong lòng đất để mang lại bông hạt. Đức Giêsu là "Vua", vâng, nhưng theo cách của Thiên Chúa. Và rõ ràng Thiên Chúa không phải như chúng ta tưởng tượng Thiên Chúa "trị vì", Thánh Vịnh đã hát lên như thế (Tv 46,9; 54,20; 58,14; 92,1; 96,1; 98,14; 145,10) và Đức Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha "Xin cho Nước Cha trị đến". Thiên Chúa không đè bẹp kẻ thù của Người. Thiên Chúa không bắt buộc con Người phải tin nơi Người. Người cho mặt trời mọc lên trên cả người công chính lẫn người bất lương, trên kẻ ác cũng như người lành, trên người vô thần cũng như trên các tín hữu (Mt 5,43-48). Thiên Chúa yêu thương những người không yêu thương mình mà Người yêu cầu chúng ta cũng làm như vậy. Người không phải là "Vua"! Không, tuyệt đối không phải là "Vua"! Người không giống bất cứ một ông Vua nào của trần gian.

Nhưng không! Nước Tôi không thuộc về thế gian này.

Sau khi đã phân biệt rõ ràng vương quyền của Người với tất cả vương quyền khác, bây giờ Đức Giêsu có thể tuyên bố Người là Vua..., bởi vì từ bây giờ trở đi không ai có thể hiểu lầm về ý nghĩa của vương quyền nữa. Vương quyền này không dính líu gì với những quyền lực dưới thế gian này.

Người quả quyết, Vương quyền này từ "nơi khác" đến. Người cảm thấy không cần nói rõ "nơi khác" mà từ đó Người đến. Người ta có thể giết Chúa, nhưng Chúa vẫn thắng, vẫn hiển trị. Cái nghịch lý của "nơi khác" thần thiêng này là Vinh quang của Người không thể bị suy giảm bởi những thử thách hay thất bại trên thế gian. Vương quyền (thần thiêng!) của Người không tránh cho Người phải chết về mặt thể xác. Vinh quang của Người là vinh quang được “nâng lên khỏi mặt đất" trên thập giá, và lên ngự bên phải của Chúa Cha.



Ông Philatô liền hỏi: "Vậy ông là vua sao?

Trên môi miệng của Philatô, đại danh từ "ông” được đặt sau động từ, trong bản văn Hy Lạp rất có ý nghĩa: “Vua ông".

Sao? ông, người mạo danh, ông, mà người ta sắp xóa bỏ bằng một nét bút. Ông là người; mà tôi, sắp cho tiêu diệt ông, là người tù đáng thương không thể tự vệ được:

Đức Giêsu đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.

“Đã đến". Người đã nói "Tôi đã đến", từ một ‘nơi khác’, đã đến thế gian.

Trong bài đọc 2 được đọc trong Chúa nhật này, chúng ta đã nghe Gioan định nghĩa Đức Giêsu như là "nhân chứng trung thực". Chữ "Chứng nhân" này dịch từ chữ Hy Lạp "Martyr" do đó có chữ Pháp là "Martyr" có nghĩa tử đạo.

Người đã trả giá cho vương quyền của Người! cho việc làm chứng của Người!



Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi

Vậy thì vương quyền của Chúa Kitô Vua hệ tại điều gì? Đó là quy tụ lại để cùng lắng nghe "một giọng nói" tất cả những ai thuộc về sự thật". Người "trị vì" nhờ Đức tin mà chúng ta dâng cho Người, nhờ thái độ tín thác mà chúng ta đặt vào Lời của Người, nhờ nếp sống hằng ngày của chúng ta luôn phù hợp với "Tiếng nói của Người. Không ai có thể thoát khỏi "Vương quyền" này.

Là con người, chúng phải chọn lựa thái độ theo hay chống lại "Sự thật". Làm vinh danh Chúa Kitô Vua, không phải là đốt hương trầm cho Người, không phải là tổ chức những lễ long trọng mừng Người, giống như những danh vọng hư ảo của các Vua Chúa trần gian. Nhưng chính là lắng nghe tiếng nói của Người, và làm sao cho cuộc sống cá nhân, gia đình, nghề nghiệp và xã hội hoàn toàn phù hợp với "Tiếng nói đó"

26. Chú giải của Fiches Dominicales.


VƯƠNG QUYỀN CỦA ĐỨC KITÔ

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Đức Giêsu Vua, nhưng khác với vua trần thế.

Ta đang tham dự vụ án xử Đức Giêsu trước toàn án Rôma, Giêrusalem trong dinh tổng trấn Philatô ông làm tổng trấn xứ Giuđê từ năm 26 đến 36.

Ngay lúc đầu cuộc thẩm vấn do Philatô đứng xét hỏi, phía nghịch đã nêu lên cáo trạng chống lại Đức Giêsu, tìm cách chuyển vụ án sang lãnh vực chính trị để đạt được mục đích của là lên án tử hình cho Đức Giêsu. Vậy quan tổng trấn hỏi: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?”.

X. Léon-Dufour giải thích: "Cần lưu ý rằng, dưới thời đế quốc Roma cai trị, dân Do Thái thường xen lẫn ý nghĩ chờ đợi Đấng Mêsia với lòng mong mỏi độc lập cho quốc gia, do Đấng Mêsia thiết lập (Cv 1,6) và khởi đầu một thời đại mới. Trong Tin Mừng thứ bốn, ta thấy hai giai thoại phản ánh bầu khí này. Đó là sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, đám đông dân chúng Galilê đã muốn lấy "vị Ngôn sứ" để tôn lên làm vua; bấy giờ Đức Giêsu phải lên núi mới thoát khỏi (Ga 6,14-15). Rồi sau khi Chúa cải tử hoàn sinh cho Ladarô, niềm phấn khởi của quần chúng đối với Giêsu biểu lộ bằng việc từng đoàn lũ cầm cành vạn tuế, biểu hiệu của thắng trận, đi đón rước Chúa vào thành Giêrusalem, tung hô Ngài là "Vua Israel”, vì họ coi Ngài như vị cứu tinh giải phóng quốc gia. Bấy giờ Chúa đã tỏ rõ sự bất đồng tình của Người và tố giác sự ngộ nhận của cuộc đón rước bằng cách chọn một con lừa nhỏ để cỡi." ("Lecture de l'evangile selon Jean", tập IV, Seuil. 1996, tr. 82). Một lần nữa Đức Giêsu gạt phăng mọi hiểu lầm.

Trước hết, Chúa dùng một câu hỏi, truy tìm nguồn gốc của lời tố cáo này: "Ngài tự ý nói điều đó, hay những người khác đã nói với Ngài về tôi?”. Philatô nhìn nhận đó là cuộc tranh luận nội bộ của người Do Thái, nên trả lời: "Tôi là người Do Thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?”.

- Sau đó, Chúa đã dùng câu trả lời phủ quyết. Nếu Ngài là vua, thì không theo kiểu cách của trần gian này, không theo kiểu cách các vua Amônê, là những người trị vì Israel trước khi đế quốc Rôma xâm chiếm. Nếu Ngài là vua, thì Ngài không phải là địch thủ của Xêda, và vương quyền của Ngài không có màu sắc chính trị; nó không thuộc thế trần: "Nước tôi không thuộc về thế gian này”.

A. Marchadour quảng giải: "Nước Chúa vừa không phải như dân Do Thái trông đợi, cũng không như Philatô hình dung, cũng không như nước của loại người thống trị nhờ sức mạnh quân đội và nhờ cuộc chinh chiến mở rộng biên cương. Nước của Người đến từ nơi khác, đến từ "xứ sở" nơi Đức Giêsu "sinh ra”, và từ đó Người "đã đến thế gian”, vì Người đã hiện hữu từ muôn thuở. Nước ấy được thiết lập không nhờ sức mạnh, nhưng nhờ trình bày lời mặc khải. Những ai đến nhận Lời thì trở nên công dân của Vương quốc, không chỉ ở cuối đời, mà ngay lúc này" ("L'evangile de Jean", Centurion, trang 227).

2. Đức Giêsu là vua, nhưng để làm chứng cho chân lý.

Bởi vì Philatô gạn hỏi: "Vậy ông là vua ư?”, Đức Giêsu phá tan mọi hiểu lầm bằng một câu xác quyết long trọng. Sứ mạng của Người nơi trần gian là "làm chứng cho chân lý" (từ "làrn chứng" trong tiếng Hy lạp là "martyr": tử đạo). Chân lý này chính điều đã được nói đến trong chương Nhập đề của Tin Mừng thứ bốn ("Người Con duy nhất đầy ân sủng và chân lý"): Chân lý về Thiên Chúa, Chân lý cho biết Thiên Chúa là ai: Thiên Chúa là tình thương, Thiên Chúa cứu độ, mà Đức Giêsu là Người mạc khải, Người đã đến trần gian để đề nghị cho con người ơn thông hiệp vào đời sống thần linh. Người làm chứng bằng hành động, đến mức đổ máu để đóng ấn cho việc làm chứng. Đức Giêsu không chỉ đến cứu dân tuyển chọn mà thôi, nhưng để cứu "bất cứ ai thuộc về chân lý”.

Sứ mạng của Người, và có thể nói vương quốc của Người, đang thuộc về thế gian này, nhưng nó hoạt động ở thế gian này, trên thế giới này: nó mặc khải cho bất cứ người nào Chân lý về Thiên Chúa. Người làm việc đó ở đâu, bao giờ? Khi mà Người được nâng lên khỏi đất, được ngự trên tòa thập giá. Mọi người rồi phải tỏ rõ lập trường: “ Hễ ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi" Nếu Đức Giêsu thi hành quyền bính, thì chỉ bằng cách từ trên trời cao,thập giá Người lôi kéo người ta đến bằng đức tin và lòng yêu mến. Người không cai trị, nhưng chỉ mời gọi người ta tự nguyện đi theo người. Ta không thể lẩn trốn như Philatô, bằng cách đặt câu hỏi: Chân lý là gì?" ("Célébrer" tạp chí của Trung tâm phụng vụ toàn quốc, số 243, trang 42).

BÀI ĐỌC THÊM.

1. Đức Giêsu, một vị vua đảo ngược mọi điều người ta suy diễn.

(x. Léon-Dufour, trong "Lecture de l'evangile selon St Jean", cuốn 4, Seuil, trang 21).

Phụng vụ tung hô Đức Kitô là "Vua Vũ Trụ”, một danh xưng xứng hợp, đoạn văn của Gioan là "một cuộc hiển linh của vi vua" Nhưng Đức Giêsu là vua theo nghĩa nào, đó là điều mà Gioan đã minh định bằng nhiều cách. Vị vua của dân Do Thái đến theo truyền thống của vua Mêsia mà Giao ước thứ nhất đã trông đợi, nhưng đã chu toàn việc chờ đợi này trên một bình diện khác. Suốt cuộc đời công khai của Người, vương quốc mà Đức Giêsu loan báo, thì thuộc về một trật tự khác. Lúc này, đối diện với quan tổng trấn Rôma, Đức Giêsu cả quyết rằng vương quốc của Người không đến từ thế gian, và nó chủ yếu là để làm chứng cho chân lý. Vị vua là "người"vừa bị đánh đòn, bị khoác áo đỏ và đội vòng gai làm triều thiên. Vị vua bị trưng bày như vua hề này ngày nay có còn cho phép người ta khoác lên vai tấm vải lừa dối, ảo tưởng nữa không? Vị vua này bị treo lên thập giá, bị mọi người ruồng rẫy. Vương quốc của Người được tước bỏ mọi giới hạn địa lý hoặc dân tộc: bởi vì "chân lý" mà Người công bố, liên quan đến mọi người. Gioan đồng quan điểm với Matthêu, tác giả trong dụ ngôn về cuộc phán xét cuối cùng chỉ rõ, người ta có thể gặp vị vua " ấy ở đâu: Vua vinh quang phán: "Điều gì anh em làm cho một người nhỏ nhất trong các người thân của Ta đây, là anh em đã làm cho chính Ta" (Mt 25,40): để có thể tìm thấy "vua”, tôi cần phải tìm nơi người nghèo mà tôi gặp. Giêsu, người Nagiarét, vua dân Do Thái: bản án treo trên đầu thập giá mang tầm vóc toàn cầu. Trong câu 4,22 Đức Giêsu đã cả quyết với người phụ nữ Samari rằng, ơn cứu độ đến từ dân Do Thái. Trưng bày danh hiệu "vua dân Do Thái" phản ánh theo cách thế của Chúa sự tin tưởng của Người. Như vậy là đã công bố cho toàn cầu rằng lời hứa về "vị vua" đã được thực hiện: nó thành hiện thực nơi Đức Giêsu, người Nagiarét: ở nơi Người, giao ước vĩnh viễn của Thiên Chúa với loài người đã được đóng ấn.

2. Đức Giêsu, phản vua (L'antiroi)

“Nước tôi không thuộc về thế gian này”, Đức Giêsu còn nhắc lại cho những người lính binh thánh giá và những. kẻ ham hố của mọi thời đại. Nước tôi không thiết lập do việc trưng cầu dân ý, cũng không do đi chinh phục. Nó không theo lề thói trần thế cũng không tuân theo luật lệ thế gian. Nó không tuân theo bắt cứ tiêu chuẩn tự phụ nào. Nó chỉ tuân theo chân lý, nó luôn là nó.

Philatô đã không hiểu gì. Những thượng tế cũng vậy, còn các môn đệ, những người đã tranh cãi để chiếm địa vị cao vì mơ tưởng ngày vinh quang, thì cũng không hiểu bao nhiêu.

Ngày nay cũng vậy, chúng ta còn cảm thấy khó hiểu được thái độ của Đức Giêsu, và còn thấy khó hơn để chấp nhận. Đức Kitô một phản vua, giống như người ta nói về phản-anh-hùng (antithéros) hoặc phản-siêu-sao (antivedettes). Người rất gần gũi, đơn giản và thân thiện.

Lòng tôn kính đối với Người không phải là tôn kính bằng sự vật và lời nói, cũng không chỉ là những định ước lễ nghi. Nó phải là tự trái tim. Quyền lực của Người là quyền lực của tình thương là sức mạnh là sức mạnh của tha thứ. Chinh phục của Người là mời gọi, và các môn đệ trung thành nhất của Người là những ai làm chứng cho chân lý... giống như Người.

Thành công của Người, cũng như những thành công của các bạn hữu Người, thường mang bộ mặt thất bại thảm thương. thập giá và máu, bạo hành và gông cùm. Tin Mừng bị nghi ngờ, phúc thật bị từ khước, canh tân và sám hối bị chê bỏ. Đức Kitô, là đầu của thân thể, không phải là cái đầu đột mão triều thiên, và Hội Thánh là thân thể của Người cũng không thoát khỏi bị bầm dập và chê cười. Cái thân thể này, nếu muốn là thân thể, chỉ cần làm một dấu lạ, như một mặt nạ gây phá sản che giấu sự trống rỗng và mời gọi người ta tôn thờ vẻ bề ngoài - chân lý bị lừa gạt.



Vương quyền của Đức Kitô nẩy mầm ở trong tâm trí và trong tâm hồn. Những cột cái nâng đỡ vương quốc là những người lính vô danh, những người trộm cướp bị treo thập giá, và những đại đội trưởng ngoại giáo. Cuộc sắc phong diễn ra tại Golgotha.


.



tải về 314.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương