10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Vì sao người và động vật vùng nhiệt đới lại nhỏ bé?



tải về 1.83 Mb.
trang22/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   64

Vì sao người và động vật vùng nhiệt đới lại nhỏ bé?


Do tiếp thu nguồn thức ăn nghèo nàn về protein và vi chất, các nhóm người và động vật sống trong vùng nhiệt đới ẩm và xích đạo đã thích nghi theo hướng thu nhỏ tầm vóc lại để tồn tại được trong môi trường bất thuận lợi này.

Theo các nhà địa hoá, trong điều kiện ánh sáng Mặt trời dồi dào như ở vùng xích đạo, cộng thêm lượng mưa phong phú như trên những vùng nhiệt đới ẩm, đất đai hai miền này có sự phong hoá mạnh mẽ và trở nên kém phì nhiêu, nghèo về đạm và lân dễ tiêu. Chất kiềm, nhất là canxi và magie thiếu trầm trọng do mưa nhiều, đất bị rửa trôi nhanh. Những nguyên tố vi lượng rất cần cho sự sống như iot, coban… cũng thiếu, nhất là ở miền núi. Từ các yếu tố này, sự kém phát triển của kích thích cơ thể người và động vật có thể được lý giải như sau:

- Thiếu canxi và magie sẽ gây ra các bệnh về xương. Xương không phát triển khiến chiều cao hạn chế.

- Thiếu hụt sắt khiến con người mắc bệnh thiếu máu và gầy. Thực vật nhiệt đới ẩm giàu sắt, song con người không hấp thụ sắt qua việc ăn thực vật mà nguồn sắt chủ yếu là được cung cấp thông qua động vật (thịt, cá, trứng, sữa…). Tuy nhiên trong thực tế, thức ăn của người và động vật sống ở vùng này chủ yếu là thực vật, động vật chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 10%.

- Trong điều kiện mưa nhiều, các chất kiềm cần thiết cho cuộc sống của các sinh vật bị rửa trôi trong khi lại có sự tích luỹ của các nguyên tố khác như sắt, nhôm, silic… Silic là nguyên tố làm cho lá cây của hai vùng này có màu xanh sẫm và cứng, sắc, có nhiều xơ và kém giá trị dinh dưỡng mà điển hình là cỏ tranh. Silic nhiều đến nỗi bên trong các ống tre, nứa ta có thể gặp các tinh thể silic ngậm nước kết đọng lại như những cục đường. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao những động vật nuôi ở vùng nhiệt đới ẩm và xích đạo cho sản lượng thịt và sữa thua xa so với các loài động vật ở xứ ôn đới.

Sự kết hợp những yếu tố trên đã khiến các cư dân của vùng nhiệt đới ẩm như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Angola, Ghine… đều có vóc dáng nhỏ bé. Thậm chí ở vùng rừng xích đạo châu Phi có bộ lạc người Pich mê còn được gọi là bộ lạc của những người “tí hon”. Nam giới ở đây cao không quá 1,3 mét, còn phụ nữ chỉ cao trung bình khoảng 1 mét.

Tình trạng tương tự như vậy cũng diễn ra đối với động vật. Theo tính toán của các nhà khoa học, các loại động vật ở vùng nhiệt đời ẩm và xích đạo có kích thước thua thiệt so với đồng loại của chúng ở vùng ôn đới tới 1,5 mét. Ví dụ, lài hươu cao cổ sống ở các đồng cỏ ôn đới có chiều cao trung bình là 6 mét trong khi ở vùng xích đạo chúng chỉ cao có 2,5 mét mà thôi.

10 loài vật nguy hiểm nhất thế giới


Chúng là những sinh vật nổi danh từ lâu như sư tử, cá mập trắng hay rắn mang bành, đến những loài quá quen thuộc xung quanh mà thậm chí bạn quên mất độ nguy hại của chúng như muỗi… Dưới đây là 10 loài kẻ thù ghê ghớm nhất của loài người.

Muỗi: Hầu hết các cú muỗi đốt đều chỉ khiến bạn ngứa. Nhưng một số loài muỗi có thể mang và truyền ký sinh trùng sốt rét. Hậu quả là, những con côn trùng bé nhỏ này đã gây ra hơn 2 triệu ca tử vong trên người mỗi năm.

Rắn mang bành châu Á: Mặc dù loài vật này không được nhận danh hiệu loài rắn độc nhất, nhưng nó lại gây hại nhiều nhất. Trong số 50.000 ca tử vong vì rắn cắn mỗi năm, rắn mang bành châu Á đóng góp “cổ phần” lớn nhất.

Sứa hộp Australia: Còn được gọi là ong biển, những con sứa to bằng cái bát này có thể có đến 60 xúc tu trên mỗi 4 mét chiều dài. Mỗi xú tu có 5.000 tế bào ngòi và đủ độc tố để giết chết 60 người.

Cá mập trắng: Máu trong nước có thể lôi kéo những con vật này vào bữa ăn điên loạn, nơi chúng sử dụng tất cả 3.000 cái răng của mình để cắn bất cứ thứ gì chuyển động.

Sư tử châu Phi: Những chiếc răng nanh khổng lồ? Thử xem. Nhanh như tia chớp? Hơn cả điều đó. Bộ vuốt sắc như dao cạo? Khỏi phải bàn. Chúng đói? Tốt hơn hết bạn hãy hy vọng là không. Những con mèo lớn này gần như là các tay đi săn hoàn hảo.

Cá sấu nước mặn Australia: Đừng nhầm con vật này với một khúc gỗ! Nó có thể nằm im trong nước, chờ đợi người đi ngang qua. Sau đó, trong chớp mắt, nó lao vào con mồi, kéo kẻ xấu số xuống nước để dìm chết và cắn nát.

Voi: Không phải tất cả các con voi đều thân thiện như Dumbo. Voi giết hơn 500 người mỗi năm trên toàn thế giới. Voi châu Phi thường nặng khoảng 8 tấn - đủ để giày nát bạn mà chưa cần dùng đến đôi ngà nhọn hoắt.

Gấu trắng: Chắc chắn trong vườn thú chúng có vẻ ngoài rất dễ thương, nhưng trong tự nhiên chúng coi hải cẩu voi là bữa sáng. Thử tham dự mà xem, bạn sẽ thấy chúng dễ dàng xé toạc đầu con mồi bằng một cú

Tại sao nói rùa là loài vật già nhất thế giới?

Những con vật già nhất trên thế giới sống trên một vài hòn đảo của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đó là những con rùa đất khổng lồ mà giờ đây chỉ còn tồn tại có hai loài, một loài ở Galapagos còn loài kia ở Aldabra nằm cách xa về phía Tây của bờ biển Tandani khoảng 640 cây số (thuộc Đông Phi). Cách đây hai trăm năm có những loài rùa tương tự như vậy đã được tìm thấy ở vùng Mandagascar, Rodriquez và những vùng khác nữa nhưng giờ đây chúng đã bị tiêu diệt. Những con già nhất trong số rùa này dài tới hơn 1,2 mét. Người ta cho là tuổi thọ xấp xỉ của chúng là 150 năm. Một con rùa tên là Marion bị bắt vào năm 1766 được đưa lên đảo Maurice cùng với bốn con khác. Năm 1910 Marion bị mù rồi ngẫu nhiên bị giết chết vào năm 1918. Vậy là nó đã sống trên đảo Maurice được 152 năm, nhưng thực tế tuổi đời của nó phải là 180 năm bởi vì trước khi Marion được đưa tới đảo thì nó đã có một thân thể to lớn. Một con khác được đưa đến đảo Sri Lanca và Ceylan vào năm 1797 và nó sống mãi cho tới năm 1910, mai của nó đo được 1,36 mét. Nhiều kỷ lục khác về tuổi thọ đã được ghi chép cho các loài rùa khác. Một con rùa gốc từ những đảo Tongas ở cách xa hơn 300 km về phía Đông của Australia cũng đã trao cho một nhà thám hiểm người Anh J. Cook năm 1777. Nó đã chết ở tuổi 189 vào năm 1966.

Nhưng con rùa quái dị quả thật là loài vật sống lâu nhất. Theo các chuyên gia nhận định thì những đối thủ trực tiếp nhất của chúng là những chú cá voi lớn có thể sống được một trăm năm. Người ta cũng khẳng định voi châu Phi cũng có thể sống được một thế kỷ nhưng cho đến nay những khẳng định này vẫn chưa được chứng thực. Những con rùa đất khổng lồ chưa phải là loài lớn nhất vì loài rùa luýt, một loài rùa biển dài tới 2,4 mét, cách đây hàng triệu năm đã có con dài tới 4 mét sống ở châu Mỹ và một con khác đo được 6 mét cũng đã tồn tại ở Ấn Độ.

Hải âu biển cũng là một loài sống rất thọ sau khi được theo dõi bằng phương pháp đeo vòng cho nó. Con hải âu Leysan làm tổ trên một hòn đảo nhỏ biệt tăm ở Thái Bình Dương trên thực tế đã sống được tới 42 năm.



Tại sao con người lại săn bắt cá voi?

Cá voi là loài động vật khổng lồ to lớn nhất trên Trái đất, nhưng chúng lại là loài động vật hiền từ của biển cả. Trọng lượng của những con cá voi có thể đạt tới 150 tấn. Nhưng hiện nay một số loài cá voi đang đứng trước ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng bởi sự săn bắt có quy mô lớn của con người. Trường hợp của những con cá voi bướu hay cá voi xanh đã phản ánh rất rõ những hậu quả của sự săn bắt ráo riết: ở châu Nam Cực có rất nhiều loài cá voi lớn sinh sống. Các nhà khoa học nhận định rằng vào năm 1950 số lượng cá voi ở đây là 100.000 con. Người ta dùng mọi cách để săn bắt cá voi đến nỗi mà chỉ mười lăm năm sau ở đây chỉ còn có khoảng ba ngàn con.

Số lượng cá voi hiện nay chỉ còn khoảng chừng 12.000 con. Riêng cá voi xanh chỉ còn chứng 700 con, một con số khá ít ỏi!

Người ta kể rằng, cách đây vài thế kỷ những người bản xứ ở đảo Mexique của bang California đã tiến hành săn bắt cá voi một cách tàn nhẫn và rất ly kỳ. Vào tháng giêng khi đàn cá voi tới được bờ biển bắc thì họ tiếp cận cá voi trên những chiếc xuồng, một người can đảm nhất trong số này liền nhẩy lên lưng của một con trong đàn và cắm hai mảnh gỗ vào hai lỗ mũi khiến cho con vật phải chết ngạt.

Từ khi con người phát minh ra những khẩu súng bắn những chiếc lao móc dùng để săn cá voi thì kỹ nghệ chế biến nó cùng trở nên phát triển. Sau khi bắt được cá voi người ta bơm không khí vào giữa khoảng da và thịt cá voi để tránh cho cá voi bị chìm và bị trôi. Những tầu săn cá voi sẽ móc con cá và kéo về xưởng chế biến. Thịt và mỡ cá voi là nguồn nguyên liệu chủ yếu đầu tiên mà cá voi cung cấp. Một thời gian dài mỡ cá voi được dùng làm dầu thắp sáng và dùng để sản xuất ra xà phòng. Trước khi chất dẻo đăng quang đã có một thời tồn tại một thị trường rất sầm uất kinh doanh những chiếc yếm, những tấm sừng uốn dẻo treo những bộ hàm trên của cá voi. Những tên gọi đơn giản “cá voi” là những thứ dùng để giữ cho các áo nịt ngực và áo lót của các bà được chắc chắn. Ngày nay chúng chỉ để làm chổi quét mà thôi.

Hiện nay đã có những luật cấm săn bắt loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Những người trước kia sống bằng nghề đánh bắt cá voi nay đã chuyển sang nghề hướng dẫn viên du lịch, tham quan cá voi trên đại dương. Ở nhiều nước châu Á, ngư dân gọi cá voi là cá Ông và họ tin rằng cá Ông đã giúp họ rất nhiều khi hành nghề trên biển, nhất là giúp họ tránh được những tai nạn tàu thuyền trước những con sóng lớn. Vì vậy khi phát hiện xác cá voi người dân tập trung kéo cá voi lên bờ và chôn cất cá voi rất chu đáo. Nhiều nơi người ta còn lập đền thờ và tổ chức cúng lễ cho chúng.



Tại sao nói cá voi là một động vật thuộc lớp thú?

Cá voi xanh là loài cá voi to lớn nhất của đại dương với chiều dài là 30 mét và nặng tới khoảng 150 tấn. Họ hàng của cá voi xanh là các loại cá voi xám, cá voi trắng, cá voi lưng gù… hay cá nhà táng, cá heo…

Thực ra cá voi là một động vật thuộc lớp thú. Chúng có đầy đủ đặc tính của lớp thú ở trên cạn như hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Cách đây 65 triệu năm, khi loài khủng long tuyệt chủng thì những sinh vật khác trên hành tinh mới sinh sôi nảy nở và chính sự phát triển nhanh chóng này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm thức ăn. Trong điều kiện sống như thế, tổ tiên của loài cá voi đã phải di chuyển đến vùng ven biển để kiếm ăn và trải qua một thời gian dài tiến hoá loài cá voi đã thích nghi được với môi trường nước cho đến tận ngày nay. Khi chuyển từ cuộc sống trên cạn sang sống môi trường nước, cá voi chia thành hai nhóm: nhóm có răng và nhóm không có răng. Nhóm cá voi không răng chuyên ăn các sinh vật phù du thì răng của chúng biến hoá hoàn toàn. Còn nhóm cá voi có răng thì chuyên ăn các loài cá hay nhuyễn thể thì răng của chúng rất phát triển. Cá voi có thân hình thon dài, da láng trơn và có khả năng chịu lạnh rất cao. Khả năng bơi của cá voi cũng rất tuyệt với, xương sống cá voi rất mềm dẻo, uốn lượn dễ dàng trong nước, đuôi cá voi nằm ngang. Phổi của loài cá voi tuy bé nhưng lại hoạt động rất hiệu quả, chỉ cần vài giây ngoi lên trên mặt nước, cá voi đã có thể thay đổi 90% không khí trong phổi của chúng. Khả năng lặn sâu khoảng 2 giờ của cá voi là đặc điểm kỳ diệu của loài sinh vật khổng lồ này.

Trước đây người ta đã đánh bắt được một con cá voi xanh có kích thước chiều dài là 33,17 mét và nặng tới 190 tấn, chỉ riêng bộ xương của con cá voi đã nặng tới 29 tấn, trái tim nặng 700 kg, gan nặng 980 kg và lưỡi của nó nặng 4,3 tấn. Trọng lượng của lưỡi không thôi đã bằng trọng lượng của một con voi trên cạn.

Cá voi xanh cũng di cư như những loài cá khác. Bình thường chúng sinh sống ở vùng cực Bắc lạnh giá, nhưng khi sinh sản chúng lại di cư về phương Nam để sinh sản trong những vùng nước ấm hơn. Nhờ lớp da dày tới 60 cm mà cá voi có khả năng chịu lạnh rất cao cũng như tránh được tổn thương khi va chạm.

Thời gian mang thai của cá voi rất dài, khoảng 11 tháng. Khi mới sinh ra cá voi con đã dài 7 – 8 mét, nặng 3 – 4 tấn. Sau một tháng thì trọng lượng của chúng đã tăng gấp đôi. Mỗi chú cá voi con cần đến 200 lít sữa mỗi ngày. Sữa cá voi có rất nhiều dinh dưỡng, trong thành phần sữa cá voi có tới 50% là Protein và chất béo.

Các nhà khoa học cho rằng tuổi thọ của loài cá voi trong thiên nhiên dài khoảng 50 năm hoặc có thể là lâu hơn nữa. Những con cá voi có khả năng phát ra những âm thanh trầm bổng mà người ta thường bảo là cá voi đang hát. Những âm thanh này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của loài cá voi. Tiếng kêu giúp chúng tìm bạn, giúp chúng tìm đường hoặc thông báo những nguy hiểm cho đồng loại khi cần thiết. Cá voi là loài cá thông minh. Nó có thể bắt chước được một số hành vi của con người.

Tại sao nói cá heo là loài cá thông minh?

Tháng Mười năm 1987 cuộc chiến tranh Iran - Irắc đang diễn ra rất gay go. Đúng lúc đó năm con cá heo, gọi là năm con cá heo mõm dài đã được một đơn vị hải quân Mỹ thả ở eo biển Ormuz để tham gia vào một chiến dịch gỡ mìn. Con cá heo lớn (Tursiops trucatus) là con cá heo đã phát hiện được rất nhiều các loại mìn. Như vậy năm con cá heo đó đã được huấn luyện để làm nhiệm vụ phát hiện những quả mìn mà người Iran đã thả xuống nhằm gây trở ngại cho những tàu chở dầu hoạt động ở vùng vịnh Persique.

Đây không phải là lần đầu tiên những con cá heo được sử dụng vào những mục đích quân sự vì trong cuộc chiến tranh Việt Nam, “con cá heo hàng hải” đã được sử dụng rồi. Nhưng các nhiệm vụ của chúng đều “tối mật” cho nên người ta không thể biết được đích xác đó là những nhiệm vụ gì được.

Trái lại, một điều chắc chắn mà ai cũng biết là sự thông minh của những con vật biển có vú này. Giống như những con dơi, chúng được trời phú cho một cơ quan định vị bằng sóng âm, cá heo sẽ phát ra các âm thanh, khi gặp một vật cản những âm thanh đó sẽ phản hồi lại, lúc này bộ nhớ của chúng “đã vẽ” lên được tấm bản đồ ghi lại những gì mà chúng phát hiện ở xung quanh đấy, đồng thời cũng báo cho chúng biết tình hình chuyển động của đối tượng.

Để tìm được khoảng cách: Như trường hợp tìm ra những quả mìn thả ở eo biển Ormuz - người ta cho rằng con cá heo đã sử dụng tới một cái máy thu phát tín hiệu nằm ở đáy bộ não và nó sẽ ghi lại những sóng âm thanh phát đi và so sánh với sóng phản hồi.

Nhưng cá heo có thể phát đi các kiểu âm thanh khác nữa: đó là những âm thanh chúng dùng để thông tin cho nhau biết. Theo đánh giá của các chuyên gia thì kho từ vựng của cá heo có khoảng 400 tín hiệu phát ra khác nhau.

Cá heo là một loài vật rất thông minh chúng có thể bắt chước và hiểu được những động tác của con người. Con người đã biết được đặc điểm và khả năng của cá heo nên đã huấn luyện và sử dụng cá heo vào những mục đích khác nhau như mục đích quân sự, huấn luyện cá heo làm xiếc…

Tại sao chim bay được?

Con người chúng ta luôn luôn mơ ước được bay trong không trung. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều phát minh đã phối hợp chế tạo ra những máy móc mô phỏng theo sự quan sát của con người về các loài chim. Nhưng tất cả các cỗ máy này đều thất bại vì không có được các cánh như chim để rời khỏi mặt đất. Thân chim hoàn toàn phù hợp với khả năng bay được của nó, xương chim lại nhẹ nhàng còn đầu chim có một cấu tạo khoang chứa đầy không khí tạo cho chim giảm được trọng lượng. Sự hô hấp nhanh đảm bảo cung cấp một lượng ôxy cho những cơ bắp ở lồng ngực chim tác động đến hoạt động của đôi cánh, có được như vậy thì chúng mới có thể cung cấp được nhiều năng lượng hơn. Nếu các cơ bắp và các lá phổi của chúng ta cũng hoạt động như vậy thì chúng ta sẽ mạnh lên hàng chục lần.

Những lông cánh sơ đẳng: - Đó là những chiếc lông lớn ở đầu cánh chim, ở chim bồ câu là những chiếc lông dài nhất, chúng bảo đảm tạo ra được sức đẩy và hướng bay cho chim.

Những chiếc lông cánh thứ yếu: - Phần sau cánh chim tạo nên bởi những chiếc lông này. Những lông cánh thứ yếu lại được bao phủ bởi những lông mình.

Những chiếc lông làm bánh lái: - Chim sử dụng lông dưới để điều khiển đường bay của chúng cũng như để hãm lại. Khi một con chim bồ câu bay qua bay ngang qua một vùng nhiều cây cối nó sẽ xoè lông đuôi ra để bay ngoằn nghèo giữa những cây cối đó. Trên vùng cây thưa, chúng sẽ gập những chiếc lông đuôi lại.

Lông chim và xương chim: Nói cho đúng, mỗi chiếc lông chim là một chiếc ống trung tâm với hàng trăm những sợi tơ. Những sợi tơ này liên kết lại với nhau trên các lông cánh nhờ những chiếc móc tạo nên một mặt nhẵn. Trên mình chim là lông chim và những sợi tơ rời móc lại với nhau trông bù xù có tác dụng chống rét cho chim.

Những loài chim bay xa nhất cũng là những con có trọng lượng của cơ thể nhẹ nhất. Xương của cánh một con chim rất nhẹ nên cũng giảm được trọng lượng cơ thể. Những xương này lại được tăng cường bởi một mạng xương ngang khiến cho độ cứng chắc của chim càng được tăng cường. Những loại chim lặn chân viền và những loài chim lặn khác đều có bộ xương đặc nên chúng có thể chìm sâu dưới nước một cách dễ dàng, những con không có khả năng bay cũng vì thế mà không thể cất cánh được.

Vì sao có động vật ngủ đông, có động vật không ngủ đông?

Hàng năm cứ vào đầu mùa đông rất nhiều con vật biến mất khỏi mắt chúng ta. Một số con di cư, một số con khác thì chìm vào giấc ngủ sâu. Các nhà khoa học đặt tên cho giấc ngủ mùa đông là “sự ngủ đông”. Thế nhưng vẫn có một số loài như: chuột đồng, chim sẻ… lại đi kiếm ăn khắp nơi như không hề hay biết mùa đông?

Người ta chia động vật làm hai loại: máu lạnh và máu nóng. Loài máu lạnh là động vật có nhiệt độ thay đổi, là các động vật ngủ đông. Theo như tên gọi, loài động vật có nhiệt độ thay đổi có đặc tính là thân nhiệt của chúng thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài. Khi nhiệt độ bên ngoài cao, nhiệt độ cơ thể của chúng cũng cao, các hoạt động sinh lý do đó cũng mạnh và biểu hiện khá sôi động. Vào mùa thu khi nhiệt độ hạ thấp, các hoạt động sinh lý của chúng yếu dần, thậm chí không cần hoạt động. Do vậy chúng trốn đi ngủ. Đối với loài gấu thì một sự nghỉ ngơi kéo dài không tương đương như một trạng thái thực sự của một giấc ngủ lịm mà nói đúng hơn đó chỉ là sự nghỉ ngơi lười biếng trong mùa đông mà thôi. Suốt trong thời gian này nói đúng hơn là con vật đã thiu thiu ngủ nhưng không hề giảm bớt bất cứ một chức năng trọng yếu nào và nó cũng chẳng từ bỏ việc khuấy động đôi chân, đôi tay của nó để khỏi bị chết cóng hoặc thực hiện cả những việc làm còn quan trọng hơn đó là đẻ con. Cả con mac-mot cũng vậy, trong trường hợp nó đang ngủ thực sự, vẫn thỉnh thoảng động đậy cơ thể. Ngược lại con sóc phải ngủ liên tục không ngừng từ bảy đến tám tháng. Phải nói kỷ lục ngủ thế giới thuộc về loài sóc bé nhỏ ở châu Á – nó là con sóc túi má ngủ trong bảy tháng mùa đông cộng với hai tháng hè để sống qua những mùa hạn hán.

Đối với loài vật có nhiệt độ cơ thể không thay đổi, để giữ nhiệt độ cơ thể không đổi, chúng phải hoạt động liên tục trong mùa đông hoặc di cư đến những vùng có nhiệt độ ấm áp để trú qua mùa đông, để giảm sự tổn thất nhiệt lượng do sự lạnh lẽo của mùa đông. Vì vậy có những con vật như chó chẳng hạn, một giống ở vùng đồng cỏ Bắc Mỹ chỉ ngủ một tuần lễ.



Loài vật có thể nhịn ăn bao lâu?

Trong những trường hợp đặc biệt loài vật không thể tìm được thức ăn cho chúng. Vậy chúng sẽ nhịn đói được bao lâu?

Ta đã biết đến loài rệp giường và hải quỳ. Loài rệp giường nhiều khi để cái bụng rỗng của chúng tới nửa năm hoặc hơn thế nữa. Nhưng các con của nó, những ấu trùng rệp (khi sống trong nhà thường gây cho con người ta khó chịu cũng không kém gì rệp trưởng thành) khi cần thiết, tức là nhà không có ai ở, có thể nhịn ăn tới một năm rưỡi.

Hải quỳ không giống rệp nhưng cũng có thể nhịn đói lâu được tới ba năm. Người ta đã nhiều lần thấy được điều đó trong các bể nuôi. Trong trường hợp như vậy hải quỳ “gầy đi” rất nhanh; trọng lượng giảm xuống tới mười lần. Nhưng chỉ cần cho nó ăn là lập tức nó tham lam nuốt vội vàng ngay. Chỉ sau mấy ngày là hải quỳ béo lên rất nhanh, đến mức có thể trông thấy được. Ta khó có thể tin được là nó có thể nhịn ăn lâu đến như vậy được.

Khi hải quỳ thèm ăn, nó nuốt bất kỳ thứ gì, thậm chí cả những thứ không ăn được hoặc sẽ hại đối với nó. Một con hải quỳ bị đói có lần đã nuốt cả một cái vỏ chai lớn. Cái vỏ chai bị nuốt vào bụng nằm ngang chia dạ dày thành hai phần trên và dưới. Thức ăn ở miệng vào không xuống được phần dưới dạ dày. Người ta nghĩ rằng hải quỳ sẽ chết. Nhưng nó đã tìm ra lối thoát: ở cái đế đúng chỗ “bông hoa” biển bám trên đá mở ra một cái họng không răng, một cái mồm mới - một cái lỗ ở bên hông con hải quỳ. Nhưng chẳng bao lâu sau chung quanh cái lỗ đó đã mọc lên các xúc tu. Thế là con hải quỳ đó có hai mồm, hai dạ dày.

Khó có loài động vật phàm ăn nào sánh kịp được với loài bét. Chúng hút máu đủ các loài động vật khác nhau, hút nhiều đến nỗi to phình ra không biết bao nhiêu mà kể.

Con bét chó sau khi hút máu no nặng hơn lúc nó còn đói tới hai trăm hai mươi lần. Còn con bét bò trong ba tuần, kể từ khi phát triển từ ấu trùng đến bét trưởng thành đã tăng đến một vạn lần.

Nhưng cũng rất lạ là sau khi ăn uống phàm phu đến mức độ như vậy mà các con bét có thể nhịn đói tới hàng năm trời. Để kiểm tra xem chúng có thể không ăn được bao nhiêu lâu: các nhà bác học đã đem cắt các vòi miệng của nó đi; triệt điều kiện hút máu. Nhưng con bét bò sau khi qua phẫu thuật đã sống tại phòng thí nghiệm một năm, hai năm, ba năm… Người ta quên mất đi không buồn chờ thêm bao giờ chúng mới chết. Nhưng chúng vẫn chưa chịu chết. Vẫn sống sang năm thứ năm, rồi năm thứ sáu và thứ bảy… Thậm chí còn hơn thế nữa…

Vậy là người ta biết đến tổ tiên nhỏ bé của các chú bét nhỏ phá kỷ lục thế giới.

Loài Khủng long có thật hay không?

Những con Khủng long sống trên Trái đất cách đây tới hai trăm triệu năm và đã biến mất khỏi Trái đất của chúng ta khoảng chừng sáu mươi lăm triệu năm.

Con người chỉ xuất hiện sau đó một vài nghìn thế kỷ cho nên cũng chưa bao giờ có thể tận mắt nhìn thấy một con khủng long sống. Tuy vậy những con thằn lằn to lớn khủng khiếp vẫn luôn luôn là một phần của trí tưởng tượng của chúng ta nếu như xét đoán qua hàng nghìn loài sinh vật Rồng sinh sống ở những miền khí hậu khác nhau và cũng là thế giới về những câu truyện thần thoại, truyền thuyết.

Vậy tại sao loài khủng long này không còn tồn tại nữa? Có rất nhiều giả thuyết. Một số người cho rằng ngày xưa trên Trái đất đã xảy ra sự lạnh lẽo ghê ghớm, ngược lại một số khác lại cho rằng sự biến mất của loài khủng long là hậu quả của sự va chạm giữa Trái đất với một tiểu hành tinh lớn gây ra một đám cháy khổng lồ trên mặt đất.

Tuy vậy cũng có nhiều thông tin có giá trị của các nhà khoa học cho chúng ta những hiểu biết nhất định về chúng. Như phát hiện về một mảnh xương sọ của một con khủng long khổng lồ ăn thịt ở phía Tây Nam Maroc của nhà cổ sinh vật học Paul Sereno thuộc trường Đại học Chicago. Đây là một hoá thạch của loài khủng long lớn nhất sống ở châu Phi cách đây chín mươi triệu năm khi ở miền này nằm rải tác những cây tùng bách và bị chia cắt bởi nhiều dòng sông. Ông đã thông báo về kích thước bộ xương sọ là 152,4 cm, chiều dài 101,6 cm về con Carcharo dontosaurus saharicus, loài khủng long có cấu tạo bộ răng ăn thịt ở sa mạc Sahara. Con này có đầu to bằng hoặc to hơn đầu con Tyranosaurus gần đây được công nhận là con khủng long chúa tể ăn thịt trên Trái đất thuộc họ thằn lằn rất to lớn và nguy hiểm sống ở Địa Trung Hải giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. (Khủng long Carcharo dontosaurus saharicus nặng chừng 8 tấn, dài 13,71 m).

Các nhà khoa học cổ sinh vật học Tây Ban Nha và Pháp thuộc Viện Khoa học tiến hoá Montfellier đồng thời cũng tìm thấy 300 quả trứng ở tỉnh Lerida của Tây Ban Nha. Đây là nơi thằn lằn cái thường tìm đến đẻ trứng, một trong những phát hiện quan trọng nhất tìm thấy trên thế giới nằm trên bờ biển kề liền với đại dương. Trên một lớp sành rất nông màu đỏ có 19 tổ trứng, mỗi tổ cách nhau khoảng 2,5 m cách đây khoảng 70 triệu năm. Trong mỗi tổ có từ 1 đến 7 quả trứng chỉ có một quả còn nguyên vẹn, những quả khác đã vỡ thành nhiều mảnh. Một số quả có dạng hình cầu kích thước 20 cm. Trong tình trạng bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ thì không còn quả trứng nào còn giữ được phôi nữa, theo dòng thời gian phần bên trong đã bị tiêu tan.




tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương