1 trưỜng đẠi học ngoại thưƠng cơ SỞ 2


Các nghiên cứu về tình trạng trầm cảm



tải về 380.41 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2022
Kích380.41 Kb.
#52825
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
toaz.info-form-chinh-nckh-done-pr 1b71d93906425136814540362d373f56

5.2. Các nghiên cứu về tình trạng trầm cảm:
a. Các nghiên cứu trong nước:
Ở Việt nam, hơn một thập kỷ gần đây vấn đề sức khỏe tâm thần nói 
chung và trầm cảm nói riêng được đề cập đến nhiều hơn, đã có nhiều công 
trình nghiên cứu về trầm cảm ở các khía cạnh khác nhau. 
10


● Theo một nghiên cứu dựa trên các thang đo sức khỏe tâm thần chuẩn đối với 
trên 2.000 sinh viên Y khoa ở tám trường Đại học Y Dược trên toàn quốc đã 
đưa ra một kết luận quan trọng về dấu hiệu trầm cảm và ý nghĩ tự tử gia tăng ở 
khối sinh viên này. “Mặc dù hơn một nửa trong số 2.099 sinh viên được hỏi 
cho biết họ có chất lượng cuộc sống tốt, nhưng trong năm sinh viên thì có từ 
hai đến ba người có những dấu hiệu trầm cảm và khoảng 1/10 sinh viên đã có ý
nghĩ tự tử trong năm qua. Đặc biệt, có khoảng 1/20 sinh viên có cả hai dấu hiệu
trầm cảm lẫn muốn tự tử, GS Michael P. Dunne, thành viên nhóm nghiên cứu 
trên cho biết. Thực tế, trầm cảm không chỉ xuất hiện ở sinh viên ngành y khoa. 
Một nghiên cứu vào năm 2011 ước tính là có khoảng 12 triệu người Việt Nam 
cần đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý, trong số này sinh viên 
tại các trường đại học, cao đẳng là không ít. Nhiều năm công tác trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe tâm thần cho giới trẻ, Thạc sĩ khoa học xã hội sức khỏe Lê 
Thị Minh Tâm cho biết: “Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều sinh viên mà bản thân 
các em không biết mình cần được chăm sóc về sức khỏe tâm thần để đạt được 
sự thoải mái và cân bằng về mặt tinh thần, từ đó có thể cân bằng, hưởng thụ 
cuộc sống, trở nên sáng tạo, ham học hỏi, khám phá những điều mới đồng thời 
có khả năng ứng phó tốt hơn với những khó khăn trong cuộc sống và công việc.
Thực tế, không chỉ sinh viên mà ngay cả những người trưởng thành trong 
chúng ta khi bị bệnh về tâm thần cũng không muốn đi gặp bác sĩ và chuyên 
viên tâm lý vì mặc cảm, sợ sự kỳ thị của xã hội, có những trường hợp còn 
không biết giải quyết vấn đề của mình như thế nào”. Bà Lê Thị Minh Tâm cho 
rằng việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cần thiết ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt 
là ở giai đoạn khủng hoảng tuổi trưởng thành. Thực tế đối với các bạn trẻ, bước
chân vào ngưỡng cửa đại học cũng giống như bắt đầu một cuộc sống mới nhiều
thử thách. Chúng ta hay nghĩ rằng các em cảm thấy áp lực là do cha mẹ, nhưng 
đây chỉ là một phần, nhiều lúc áp lực đó là từ chính bản thân các em cùng các 
yếu tố sinh học bên trong cơ thể mỗi đứa trẻ. Phần lớn những trường hợp học 
sinh chán nản, tự tử, đều liên quan đến yếu tố tâm lý, tinh thần trong đó quan 
trọng nhất là vấn đề xây dựng hình ảnh bản thân. Trong giai đoạn trưởng thành,
các em thường tìm kiểu mẫu để xây dựng hình ảnh bản thân. Nếu các em 
không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, không nghĩ mình có thể làm nên trò trống 
gì, cũng không thể tìm thấy kiểu mẫu để trở thành thì các em rất dễ rơi vào 
khủng hoảng. ( Tường Lam, 2017; được trích từ một nghiên cứu dựa trên các 
thang đo sức khỏe tâm thần chuẩn đối với trên 2.000 sinh viên Y khoa ở tám 
trường Đại học Y Dược trên toàn quốc, 2015-1016)
● Một nghiên cứu khoa học trên 830 sinh viên đại học các nhóm ngành khoa học 
tự nhiên - kỹ thuật, khoa học xã hội - nhân văn và y tế trên địa bàn TP HCM 
vừa được công bố cho thấy có đến 23,7% SV bị trầm cảm. Chỉ ra tình trạng 
này, các tác giả xác định trầm cảm ở SV liên quan đến ngành học, năm học và 
11


kết quả học tập. Phần lớn SV có kết quả học tập thấp và là SV năm hai trở lên 
có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Trường ĐH là một giai đoạn sống thoáng 
qua nhưng rất quan trọng với áp lực học tập, tài chính và mối quan hệ cá nhân. 
Việc đặt ra những mục tiêu trong học tập, mong muốn thể hiện bản thân, bên 
cạnh tác động bản thân phát triển cũng sẽ tạo ra những áp lực về tâm lý.
"Cần phát hiện sớm những SV trầm cảm và có kế hoạch can thiệp kịp thời
nhằm giảm thiểu tình trạng này như: tham vấn tâm lý, trị liệu tâm lý" ( Lê
Minh Thuận (Khoa Y tế công cộng Trường ĐH Y Dược TP HCM) Trần Thị
Hồng Nhiên & Trần Quý Phương Linh (Bệnh viện quận 2), 2018)
● Theo khảo sát có thể tạm chỉ ra những yếu tố mà giới trẻ, đặc biệt là học sinh,
sinh viên, đang phải chịu áp lực là: học tập, bạn bè, tình yêu và gia đình. Có
những gia đình áp đặt lên con cái những tiêu chuẩn quá sức hoặc dành cho con
những định kiến, suy nghĩ cá nhân mà bỏ qua quyền quyết định, bản sắc của
con. Có những bậc phụ huynh quá bảo bọc con, đến khi cọ xát với cuộc đời,
các em dễ hụt hẫng, không có khả năng đối phó với căng thẳng, bế tắc trong
việc tìm cách đứng lên từ thất bại. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trầm cảm và
tự tử ở giới trẻ, cần sự cố gắng của bản thân người đó và những người xung
quanh. Các bạn trẻ phải hiểu giới hạn chịu đựng của bản thân, thường xuyên
viết nhật ký, tâm sự với bạn bè hoặc người lớn để "bong bóng cảm xúc" được
giải tỏa. Còn đối với người thân, bạn bè cần quan sát những biểu hiện của con
em, bạn bè mình như: thay đổi thói quen ăn, ngủ; mất hứng thú với những việc
từng rất yêu thích; thường nhắc về cái chết, buồn bã, ủ rũ…"Nếu thấy sự bất
thường của người thân, nên tìm cách chia sẻ hoặc đưa đến các chuyên viên
tham vấn tâm lý tháo gỡ ngay những khúc mắc, giải tỏa những cảm xúc tiêu
cực" ( Tô Nhi A ,Trường CĐ Sư phạm trung ương TP HCM, 2018)
● 16% dân số TP HCM có vấn đề tâm thần (Trịnh Tất Thắng, Giám đốc Bệnh
viện Tâm thần TP HCM, n.d) trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám
bệnh ngoại trú, trị liệu tâm lý, khám giám định 800 lượt, tăng 10%-15% mỗi
năm. Điều tra dịch tễ các loại bệnh tâm thần thường gặp trong cộng đồng tại TP
cho thấy có đến 16% dân số có thể có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong đó,
tâm thần phân liệt 0,3%-1%, động kinh 0,5%, trầm cảm 6%, rối loạn lo âu 7%,
nghiện hoặc lạm dụng rượu 5%, đặc biệt là nhóm loạn thần liên quan tới chất
kích thích ngày càng tăng cao ở người trẻ…
● Rối loạn trầm cảm chiếm 3,4% khi điều tra các bệnh tâm thần ở một phường
thuộc khu vực thành thị. Lã Thị Bưởi điều tra các bệnh tâm thần ở một phường
của một thành phố lớn cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm 4,1%. Nguyễn Văn
Siêm và cộng sự thấy rối loạn trầm cảm chiếm 8,35% dân số khi điều tra ở một
xã vùng nông thôn (Ngô Ngọc Tản và Cao Tiến Đức, 2001) 
12


● Trầm cảm điển hình chiếm 2,8% khi điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh
tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế - xã hội khác nhau.(Trần Văn Cường
và cộng sự, 2002) 
● Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm nặng cho thấy tỷ lệ rối loạn
trầm cảm ở độ tuổi từ 16 – 25 cao nhất (38,84%), độ tuổi từ 36 – 45 tỷ lệ trầm
cảm thấp nhất (13,64%) (Tô Thanh Phương, 2005)

tải về 380.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương