1 trưỜng đẠi học ngoại thưƠng cơ SỞ 2


● Yếu tố văn hoá - xã hội



tải về 380.41 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2022
Kích380.41 Kb.
#52825
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
toaz.info-form-chinh-nckh-done-pr 1b71d93906425136814540362d373f56

● Yếu tố văn hoá - xã hội:
Những sang chấn tâm lý - xã hội đã góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm. Tỉ lệ
trầm cảm thường thấy tương đối cao ở người nghèo, dân tộc thiểu số và những người
có nguồn trợ cấp xã hội ít ỏi. Những người nghèo hèn, rách nát thường bị coi thường,
khinh miệt, nhất là trẻ em khi đến trường. Việc chúng khoác lên mình bộ quần áo bẩn
thỉu hay không hợp mốt thôi cũng khiến lũ trẻ nhà giàu xỉa xói, điều này diễn ra nhiều
gây trầm cảm, thậm chí là tự kỷ.
9


d. Dấu hiệu của trầm cảm:
Trầm cảm là một rối loạn phổ biến, đây không phải là dấu hiệu của sự yếu 
đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
Trong đó phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18-45, tỉ lệ ở phụ nữ lớn gấp đôi nam giới. Nếu 
được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, trầm cảm sẽ được chữa khỏi.
Dưới đây là 10 dấu hiệu phổ biến nhận biết bệnh nhân có khả năng trầm cảm:
● Cảm giác buồn chán, trống rỗng
● Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
● Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
● Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
● Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
● Hay cáu gắt, giận dữ
● Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
● Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
● Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát
Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân trầm cảm còn có 18-22 triệu chứng cơ 
thể khác như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, giảm 
ham muốn, đau khớp… Tuy nhiên không phải cứ có một trong những dấu hiệu trên là 
mắc trầm cảm, cần phải có thêm tiêu chuẩn thời gian. Các triệu chứng này phải xuất 
hiện liên tục từ 2 tuần trở lên mới được chẩn đoán là trầm cảm.
Trong đó, cần đặc biệt lưu tâm đến 3 biểu hiện chính: Đột ngột giảm khí sắc (ủ 
dột, u sầu, chán chường); giảm ham thích so với trước đây (trước đây thích shopping,
buôn dưa lê, xem phim... nay không còn); giảm năng lượng (dễ mệt mỏi)...
Ở giai đoạn trầm cảm nhẹ, bệnh nhân sẽ 1-3 biểu hiện chính nói trên và có từ 1-
2 biểu hiện phổ biến. Giai đoạn trầm cảm nặng, bệnh nhân có đầy đủ 8-10 biểu hiện. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm như căng thẳng, bị sang chấn tâm lý trong 
cuộc sống, học tập, trong quan hệ gia đình, xã hội hoặc sau khi mắc bệnh khác. Những
người có nhân cách dễ bị tổn thương, ít nói, ít chia sẻ, hay lo lắng dễ mắc trầm cảm 
hơn những người khác.

tải về 380.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương