1 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo học viện quản lý giáo dụC


Các yếu tố bên ngoài nhà trường ảnh hưởng dến môi trường văn hóa học đường



tải về 5.9 Mb.
Chế độ xem pdf
trang372/376
Chuyển đổi dữ liệu15.06.2023
Kích5.9 Mb.
#54859
1   ...   368   369   370   371   372   373   374   375   376
2 Tài liệu lop dào tạo tieu chuan chuc danh (1)

4. Các yếu tố bên ngoài nhà trường ảnh hưởng dến môi trường văn hóa học đường 
Văn hóa học đường ở nước ta hiện nay đang bộc lộ những gam màu không sáng sủa và đầy 
thử thách. Bệnh thành tích, gian lận trong đánh giá, thi cử, chuyện mua bán các kết quả học 
tập và rèn luyện, chuyện lình xình mất đoàn kết, chuyện gia trưởng của hiệu trưởng, chuyện 
tài chính bất minh, chuyện học sinh, sinh viên hư hỏng, đua đòi ăn chơi, và dính dáng vào 
các tệ nạn xã hội, chuyện bạo lực học đường v.v.., dẫn đến chất lượng giáo dục giảm sút 
nghiêm trọng, nề nếp kỷ cương bị đảo lộn. Tất cả biểu hiện đó của văn hóa học đường đều 
do tác động của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố bên ngoài nhà trường.  


493 
1) Tác động của nền kinh tế thì trường: Bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế kinh tế thì 
trường cũng tạo ra nhiều hệ lụy liên quan đến hành vi văn hóa của con người, trong đó có 
hành vi văn hóa của giáo viên và học sinh. Kinh tế hàng hóa dựa trên quan hệ trao đổi lấy 
lợi nhuận làm mục đích, lấy đồng tiền làm công cụ giải quyết mọi vấn đề không chỉ diễn ra 
trong hoạt động kinh tế mà nó đã thâm nhập vào môi trường học đường, làm biến dậng các 
hành vi văn hóa tích cực giữa con người với nhau trong học đường. Các hành vi biến dạng 
này xảy ra cả ở hoạt động giảng dạy, cả ở hoạt động tổ chức và cán bộ, cả ở trong quan hệ 
giao tiếp thuần túy với nhau. Có thể nói tác động của cơ chế thị trường có tính hủy hoại ghê 
gớm đến tất cả các mối quan hệ trong nhà trường: quan hệ giữa lãnh đạo với giáo viên, quan 
hệ giữa giáo viên với giáo viên, quản hệ giữa giáo viên với học sinh, quan hệ giữa học sinh 
với học sinh. Nếu coi những mặt trái của kinh tế thị trường là virut gây bệnh thì bản thân 
lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh đều có thể là những vật chủ mang mầm bện đó 
nếu không biết tự bảo vệ cho mình và đưa mầm bệnh đó vào môi trường học đường. Nếu 
xảy ra như vậy thì đây là một sự thất bại đau đớn của chúng ta, các nhà trường thời kinh tế 
thị trường có còn sạch sẽ và cao cả như nó vốn có nữa không? giá trị nào, chuẩn mực nào 
đang chi phối các hoạt động trong nhà trường hiện nay? Chính các mặt trái của cơ chế thị 
trường đã và đang tạo ra nhiều khó khăn, thử thách đối với sự phát triển văn hóa học đường, 
đã và đang làm cho bộ mặt văn hóa nhà trường của chúng ta có những biến đổi không bình 
thường, thậm chí có thể nói là đang xuống cấp, tha hóa.
2) Tác động của môi trường xã hội: Nhà trường không phải là một ốc đảo. Các hoạt động 
của nhà trường có mối quan hệ hữu cơ với môi trường xung quanh: với chính quyền địa 
phương, với cộng đồng dân cư nơi trường tọa lạc, với trình độ phát triển kinh tế và văn hóa 
địa phương. Tất cả các yếu tố có tính khách quan này đều tác động đến sự hình thành văn 
hóa học đường của nhà trường thông qua các chủ thể CBQL nhà trường, giáo viên và học 
sinh. 
Kinh tế bao giờ cũng là điều kiện vật chất cho mọi hoạt động, trong đó có hoạt động xây 
dựng môi trường văn hóa học đường. Địa phương nào có điều kiện kinh tế tốt thì địa 
phương đó có điều kiện hỗ trợ cho nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thông qua 
đó để kết nối các quan hệ thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò và quan hệ tập thể nhà 
trường với cộng đồng dân cư ở địa phương, để hiểu truyền thống văn hóa lịch sử của địa 
phương. 
Địa phương nào có bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, tích cực và tiến bộ thì bản thân nền 
văn hóa đó sẽ hình thành những giá trị, chuẩn mực tích cực ở trong mỗi thành viên sinh 
sống trong địa phương đó, trong đó có giáo viên và học sinh. Và từ đây, các giá trị, chuẩn 
mực tích cực của địa phương thông qua giáo viên và học sinh lan tỏa và góp phần hoàn 
thiện bản sắc văn hóa học đường vốn đã hình thành trong nhà trường. Tuy nhiên, nếu văn 
hóa địa phương có yếu tố tiêu cực, chắc chắn nó cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát 
triển văn hóa học đường của nhà trường. Ví dụ, ở những địa phương thường xuyên tồn tại 
hệ thống chợ mua bán xung quanh trường học như là một nét văn hóa của địa phương đó thì 
thực trạng này ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến xây dựng hành vi học đường của giáo viên và 
học sinh, đến môi trường cảnh quan sư phạm của nhà trường. 
Nói địa phương là nói đến cộng đồng dân cư, mà đại diện cho cộng đồng dân cư đó là chính 
quyền địa phương. Thái độ của chính quyền đối với việc học ở địa phương như thế nào cũng 
ảnh hưởng đến việc tạo lập và phát triển văn hóa học đường trong nhà trường. Sự quan tâm 
thường xuyên của chính quyền, của các ban ngành, các tổ chức chính tri-xã hội, các đoàn 
thể đến hoạt động dạy học của nhà trường chính là tác nhân tích cực khích lệ truyền thống 


494 
tôn sư trọng đạo ở địa phương, tạo động lực cho giáo viên yêu trường, yêu nghề, là cách 
giáo dục cha mẹ học sinh và học sinh tốt nhất về tình nghĩa thầy trò. Nếu được như thế, giáo 
viên sẽ tự hào với nghề nhà giáo của mình, tận tụy với công việc giảng dạy ở nhà trường 
hơn, sẽ có tình cảm như mẹ hiền đối với học sinh, và từ đó mà tạo nên văn hóa học đường 
tích cực trong nhà trường. 
Nói đến chính quyền không thể không đề cập đến vai trò của chính quyền trong việc bổ 
nhiệm hiệu trưởng nhà trường – một chủ thể chủ chốt trong việc tạo lập văn hóa nhà trường. 
Nếu chính quyền bổ nhiệm một hiệu trưởng có phong cách lãnh đạo chuyên quyền, độc 
đoán, mất dân chủ, kéo bè kéo cánh thì chắc chắn tập thể giáo viên và học sinh khó lòng xây 
dựng được một nhà trường có môi trường văn hóa học đường tích cực. Thậm chí, một nhà 
trường đã có môi trường văn hóa học đường tích cực nhưng nếu như một hiệu trưởng mới 
được bổ nhiệm có những tính cách như đã nêu ở trên thì môi trường văn hóa học đường tốt 
đẹp vốn đã có cũng sẽ bị hủy hoại. Sẽ xuất hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau giữa lãnh đạo 
nhà trường và giáo viên, sự mất đoàn kết trong tập thể giáo viên, xuất hiện tình trạng nịnh 
bợ lãnh đạo, triệt tiêu động lực làm việc, và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo 
dục của nhà trường. Qua đó cho thấy yếu tố chính quyền có tác động vô cùng lớn đến việc 
tạo lập và phát triển văn hóa học đường ở các nhà trường hiện nay và vì thế các cấp chình 
quyền cần ý thức được hệ quả của việc bổ nhiệm nhân sự không đúng như thế nào. 
3) Tác động của môi trường gia đình:
Một trong những chủ thể tạo lập văn hóa học đường – đó là học sinh. Có thể nói rằng học 
sinh vừa là người hưởng thu văn hóa học đường mà nhà trường đã tạo nên, nhưng cũng là 
một thành tố cấu thành văn hóa học đường đó thông qua các hành vi của mình. Có những 
hành vi văn hóa của học sinh do nhà trường giáo dục xây dựng nên, nhưng cũng có những 
hành vi văn hóa được hình thành từ chính văn hóa gia đình của bản thân học sinh tạo nên. 
Nhìn từ góc độ này có thể thấy vô số các ví dụ để làm minh chứng cho nhận xét đó. 
Câu nói “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” thể hiện quan điểm vô trách nhiệm của gia đình 
trong các hành vi không tích cực của con cái, và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ việc thiếu 
văn hóa của học sinh trong nhà trường. Khoa học giáo dục hiện nay đã khẳng định gia đình 
là một chủ thể trong giáo dục học sinh, có trách nhiệm cùng với nhà trường phối hợp giáo 
dục con cái của mình. Do vậy, với việc xây dựng và phát triển văn hóa học đường ở nhà 
trường thì môi trường gia đình học sinh cũng là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn, cần được quan 
tâm nghiên cứu. 
Môi trường gia đình học sinh bao gồm các khía cạnh kinh tế, hôn nhân, trình độ văn hóa và 
lối sống. Kinh tế gia đình khó khăn có thể ảnh hưởng đến tính cách và ứng xử của học sinh 
như tự ti, thiếu chủ động, nhưng ngay cả kinh tế gia đình khá giả cũng có thể liên quan đến 
việc hình thành các hành vì văn hóa tiêu cực của học sinh như tính ích kỷ, coi thường người 
khác, … Tình trạng hôn nhân không thuận lợi của
cha mẹ học sinh cũng có thể ảnh hưởng 
đến hành vi ứng xử của học sinh tại trường. Đặc biệt, nếp sống giao tiếp của gia đình có tác 
động rất lớn đến việc hình thành các hành vi văn hóa của học sinh.

tải về 5.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   368   369   370   371   372   373   374   375   376




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương