01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T0903. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu



tải về 2.72 Mb.
trang27/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   44

T0903. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu


1. Mục đích, ý nghĩa

Thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu nhằm phản ánh năng lực sản xuất thực tế, khả năng cung cấp cho thị trường những sản phẩm chủ yếu theo quy cách, đặc tính và chất lượng cụ thể. Nghiên cứu số liệu thống kê về sản lượng sản phẩm chủ yếu thời kỳ dài nhiều năm có thể đánh giá thế mạnh, ngành trọng tâm, trọng điểm của một quốc gia; đồng thời phục vụ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp hàng năm và nhiều năm. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng dùng để tính toán chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, sản lượng sản phẩm công nghiệp bình quân đầu người...



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là sản lượng của những sản phẩm quan trọng đối với nền kinh tế được ngành công nghiệp sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

Số lượng sản phẩm chủ yếu được quy định căn cứ vào vị trí, vai trò của sản phẩm đối với tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, nhu cầu dự trữ và đóng góp cho ngân sách. Số lượng sản phẩm chủ yếu được lập thành danh mục sản phẩm công nghiệp chủ yếu. Danh mục này thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Sản lượng của mỗi sản phẩm chủ yếu bao gồm thành phẩm (chính phẩm, thứ phẩm, phụ phẩm) và bán thành phẩm bán ra ngoài. Trong đó:

- Thành phẩm: Là sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra; không phân biệt sản phẩm đó được sản xuất từ nguyên vật liệu của cơ sở hay nguyên vật liệu của khách hàng đưa đến gia công. Những sản phẩm này đã làm xong thủ tục nhập kho thành phẩm trong kỳ, bao gồm:

+ Chính phẩm: là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra đạt quy cách và phẩm chất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

+ Thứ phẩm: là những sản phẩm vật chất công nghiệp sản xuất ra chưa đạt tiêu chuẩn quy cách và phẩm chất theo quy định nhưng vẫn có giá trị sử dụng và được tiêu thụ (thị trường chấp nhận).

+ Phụ phẩm (còn gọi là sản phẩm song song): là những sản phẩm vật chất được tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp cùng với sản phẩm chính.



- Bán thành phẩm: Là sản phẩm do hoạt động sản xuất công nghiệp của cơ sở tạo ra, đã kết thúc giai đoạn sản xuất nhất định trong phạm vi một phân xưởng sản xuất (kết thúc một công đoạn trong toàn bộ công đoạn sản xuất sản phẩm), phù hợp với quy cách, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định của một giai đoạn sản xuất và còn được tiếp tục sản xuất chế biến trong phân xưởng sản xuất khác của cơ sở (một công đoạn tiếp tục của sản xuất sản phẩm). Bán thành phẩm của các cơ sở sản xuất được bán ra ngoài cũng được coi là thành phẩm công nghiệp.

3. Phân tổ chủ yếu

(1) Số liệu công bố tháng, quý phân tổ theo loại sản phẩm.

(2) Số liệu công bố hàng năm phân tổ theo:

- Loại sản phẩm;

- Loại hình kinh tế.

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành công nghiệp;

- Điều tra doanh nghiệp và hộ sản xuất cá thể hoạt động trong ngành công nghiệp.

T0904. Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo


1. Mục đích, ý nghĩa

Sản xuất, tiêu thụ và tồn kho là một chu kỳ khép kín, trong đó tiêu thụ có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo phản ánh trình độ sản xuất công nghiệp của một nền kinh tế. Ở nước ta, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Do đó, chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo càng có ý nghĩa quan trọng. Chỉ số này không chỉ phản ánh kịp thời nhu cầu của thị trường về các sản phẩm công nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường; mà còn là căn cứ nghiên cứu, phân tích tính quy luật theo một chu kỳ dài về sản xuất, tiêu thụ và tồn kho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là chỉ tiêu so sánh mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ công nghiệp chế biến, chế tạo kỳ nghiên cứu với thời kỳ được chọn làm gốc so sánh. Kỳ gốc so sánh của chỉ số tiêu thụ thường là tháng bình quân của năm được chọn làm gốc hoặc tháng trước liền kề, hàng tháng cùng kỳ năm trước,…

Quy trình tính chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo cũng bao gồm 5 bước chính như sau:


  1. Tính chỉ số tiêu thụ của từng sản phẩm

Công thức tính:


itn

=

Tn1

x 100

Tn0

Trong đó:

itn: Chỉ số tiêu thụ của sản phẩm n;

Tn1: Số lượng sản phẩm hiện vật tiêu thụ ở thời kỳ hiện tại của sản phẩm n;

Tn0: Số lượng sản phẩm hiện vật tiêu thụ ở thời kỳ gốc so sánh của sản phẩm n;

t: Ký hiệu cho tiêu thụ;

n: Ký hiệu cho số thứ tự sản phẩm (n = 1, 2, 3, .... k).



  1. Tính chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 4

Công thức tính:

ItN4 =  itn x Wtn

Trong đó:

ItN4 : Chỉ số tiêu thụ của ngành cấp 4 (N4 = 1, 2, 3, ... X);

itn : Chỉ số tiêu thụ của sản phẩm n;

Wtn : Quyền số tiêu thụ của sản phẩm thứ n (n = 1, 2, 3, .... k).

Quyền số tiêu thụ của sản phẩm là tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của sản phẩm đó trong tổng doanh thu tiêu thụ của các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 4 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.


  1. Tính chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 2

Công thức tính:

ItN2 =  ItN4 x WtN4

Trong đó:

ItN2 : Chỉ số tiêu thụ của ngành cấp 2 (N2 = 1, 2, 3, ... Y);

ItN4 : Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 4;

WtN4 : Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 4.

Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 4 là tỷ trọng của doanh thu tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 4 đó trong tổng doanh thu tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 2 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.


  1. Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 1

Công thức tính:

ItN1 =  ItN2 x WtN2

Trong đó:

ItN1 : Chỉ số tiêu thụ của ngành cấp 1 (N1 = 1, 2, 3);

ItN2 : Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 2;

WtN2 : Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 2.

Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 2 là tỷ trọng của doanh thu tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 2 đó trong tổng doanh thu tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 1 tại thời điểm được chọn để tính quyền số.


  1. Chỉ số tiêu thụ của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Công thức tính:

ItN =  ItN1 x WtN1

Trong đó:

ItN : Chỉ số tiêu thụ của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

ItN1 : Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 1;

WtN1 : Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 1.

Quyền số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 1 là tỷ trọng của doanh thu tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cấp 1 đó trong tổng doanh thu tiêu thụ của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm được chọn để tính chỉ số.

3. Phân tổ chủ yếu

- Ngành kinh tế;

- Sản phẩm chủ yếu.

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Điều tra chọn mẫu các cơ sở đại diện sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ yếu hàng tháng. Mẫu chọn đại diện cho từng tỉnh/thành phố và đại diện cho cả nước.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương