01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất



tải về 2.72 Mb.
trang34/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   44

14. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


T1401. Số trường, lớp, phòng học mầm non

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu của trường, lớp, phòng học mầm non, là cơ sở đánh giá sự phát triển cơ sở vật chất và điều kiện học tập của ngành học mầm non.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi.



a) Trường học giáo dục mầm non là đơn vị cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo qui hoạch, kế hoạch của Nhà nước và thực hiện chương trình giáo dục dạy học mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Trường học phải bảo đảm đủ các điều kiện như: có cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo qui định của Bộ Tài chính. Trường học được tổ chức theo các loại hình công lập, dân lập và tư thục.

Trường học giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non.



Nhà trẻ là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có chức năng thu nhận các cháu từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi để nuôi, dạy và chăm sóc theo phương pháp khoa học, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Nhà trẻ chia thành nhiều nhóm trẻ, trong nhà trẻ có thể có cả các lớp mẫu giáo. Nhà trẻ có ban giám hiệu quản lý và do hiệu trưởng phụ trách.

Trường mẫu giáo là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, có chức năng thu nhận để chăm sóc giáo dục trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, bước chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trường mẫu giáo gồm có các lớp mẫu giáo và có thể có cả nhóm trẻ. Trường có ban giám hiệu quản lý và do hiệu trưởng phụ trách.

Trường mầm non là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, hình thức tổ chức liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo. Trường mầm non có chức năng thu nhận để chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; bước chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ. Trường có ban giám hiệu quản lý và do hiệu trưởng phụ trách.

b) Lớp học giáo dục mầm non là một tổ chức của trường học giáo dục mầm non hoặc tổ chức độc lập gồm các học sinh cùng được nuôi dạy theo một chương trình do một hoặc nhiều giáo viên nuôi dạy nhưng có sự quản lý trực tiếp của một giáo viên chủ nhiệm.

Lớp giáo dục mầm non được phân thành 2 hệ: hệ nhà trẻ và hệ mẫu giáo



- Hệ nhà trẻ gồm các nhóm trẻ ở độ tuổi 3 tháng đến 3 tuổi và được phân theo tháng tuổi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với trẻ em tối đa 1 nhóm quy định như sau:

+ Nhóm trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng: 15 cháu,

+ Nhóm trẻ từ 7 tháng đến 12 tháng: 18 cháu,

+ Nhóm trẻ từ 13 tháng đến 18 tháng: 20 cháu,

+ Nhóm trẻ từ 19 tháng đến 24 tháng: 22 cháu,

+ Nhóm trẻ từ 25 tháng đến 26 tháng: 25 cháu.



Lớp học hệ nhà trẻ bao gồm các nhóm trẻ của các nhà trẻ, của trường mầm non; nhóm trẻ của trường mẫu giáo (nếu có) và nhóm trẻ độc lập (nhóm trẻ hoạt động không phụ thuộc bất cứ một nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo nào, có thể nằm trong các trường phổ thông hoặc ở các gia đình có nhận trông trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi).

- Hệ mẫu giáo gồm các lớp mẫu giáo cho trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, được phân theo nhóm tuổi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với số trẻ em tối đa của các lớp mẫu giáo cụ thể như sau:

+ Lớp trẻ từ 3 - 4 tuổi: 25 cháu,

+ Lớp trẻ từ 4 -5 tuổi: 30 cháu,

+ Lớp trẻ từ 5 - 6 tuổi: 35 cháu.



Lớp học hệ mẫu giáo bao gồm các lớp của trường mẫu giáo, các lớp của mầm non và lớp mẫu giáo độc lập (các lớp mẫu giáo hoạt động không phụ thuộc vào bất cứ một trường mầm non, trường mẫu giáo nào, có thể nằm trong các trường phổ thông hoặc ở các gia đình có nhận trông trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi).

c) Phòng học là các điểm được cấu trúc thành phòng thường xuyên dùng để nuôi dạy các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo (không kể các phòng đi mượn hoặc học nhờ).

Phòng học đạt tiêu chuẩn là phòng học phải bảo đảm yêu cầu của việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ: bảo đảm ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, có đủ ánh sáng, đủ thiết bị, đồ dùng phục vụ nuôi dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phòng học của nhà trẻ bao gồm các phòng dùng để nuôi dạy trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.

Phòng học của mẫu giáo bao gồm các phòng dùng để nuôi dạy trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trường;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

- Riêng phòng học phân tổ thêm: Kiên cố/bán kiên cố/nhà tạm.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1402. Số giáo viên mầm non

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu giáo viên mầm non làm công tác nuôi dưỡng và giảng dạy, là căn cứ để có kế hoạch phát triển trường, lớp phù hợp với sự phát triển về số lượng học sinh mầm non.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giáo viên mầm non là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi tại các trường, cơ sở giáo dục mầm non.



Giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn là những người có bằng trung cấp sư phạm trở lên.

Giáo viên mầm non bao gồm giáo viên nhà trẻ và giáo viên mẫu giáo.



- Giáo viên nhà trẻ là những người đang trực tiếp nuôi, dạy trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi ở trong các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non và nhóm trẻ độc lập.

- Giáo viên mẫu giáo là những người đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở các trường mẫu giáo, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trường;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Đạt chuẩn;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1403. Số học sinh mầm non

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu trẻ em mầm non đến lớp, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển trường, lớp, phòng học, giáo viên mầm non.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Học sinh mầm non là trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi đang học tại các nhóm trẻ và các lớp mẫu giáo.

Học sinh mầm non bao gồm học sinh nhà trẻ và học sinh mẫu giáo:

- Học sinh nhà trẻ bao gồm trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi ở các nhóm trẻ của các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, nhóm trẻ ở trường mẫu giáo.

- Học sinh mẫu giáo bao gồm trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo ở các nhà trẻ.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trường;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Nhóm tuổi;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1404. Số trường, lớp, phòng học phổ thông

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu về cơ sở vật chất của giáo dục phổ thông, là cơ sở để đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng phát triển về số lượng trường, lớp và phòng học phổ thông và làm căn cứ cho công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng trường, lớp trong tương lai để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giáo dục phổ thông là hình thức giáo dục chính quy, được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục phổ thông gồm 2 bậc tiểu học và trung học. Bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5; bậc trung học gồm: bậc trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 và bậc trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12.

a) Trường phổ thông là một cơ sở giáo dục phổ thông, bảo đảm đủ các điều kiện: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế…; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Trường phổ thông nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Trường phổ thông gồm có trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông.



- Trường tiểu học là một cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có từ lớp 1 đến lớp 5 và có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.

- Trường trung học cơ sở là một cơ sở giáo dục của bậc trung học, nối tiếp bậc học tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường trung học cơ sở có từ lớp 6 đến lớp 9 và có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.

- Trường trung học phổ thông là một cơ sở giáo dục của bậc trung học nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường trung học cơ sở có từ lớp 10 đến lớp 12.

Ngoài ra, trường phổ thông có thể còn có các loại trường sau:

+ Trường phổ thông cơ sở là trường ghép giữa tiểu học và trung học cơ sở, có từ lớp 1 đến lớp 9.

+ Trường trung học là trường ghép giữa trung học cơ sở và trung học phổ thông, có thể có từ lớp 6 đến lớp 12.

+ Trường trung học cấp I, II, III là trường ghép giữa tiểu học và trung học, có từ lớp 1 đến lớp 12. Trên thực tế khi thống kê, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn ghi loại này vào trường trung học phổ thông.

Loại hình trường gồm có trường công lập, trường dân lập và trường tư thục.



- Trường công lập là trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

- Trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.

- Trường tư thục là trường do các cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động,

b) Lớp học phổ thông là một tổ chức của trường học phổ thông gồm các học sinh học cùng học một chương trình giáo dục hoặc nhiều chương trình giáo dục, do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy nhưng có sự quản lý trực tiếp của một giáo viên chủ nhiệm.

Lớp học phổ thông bao gồm các lớp của bậc tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), các lớp của bậc trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9), và các lớp của bậc trung học phổ thông từ (lớp 10 đến lớp 12).

Số lượng học sinh quy định của một lớp học chuẩn như sau:

- Bậc tiểu học: 35 học sinh trở xuống,

- Bậc trung học: 45 học sinh trở xuống.

c) Phòng học là một địa điểm cụ thể, cấu trúc thành phòng học của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến ngồi theo từng lớp để nghe giáo viên giảng bài, không phân biệt số ca, số lớp hay số trường sử dụng.

Phòng học đạt tiêu chuẩn được quy định phải bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh, đúng quy cách theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vệ sinh trường học. Trong phòng học phải có các thiết bị sau:

- Bàn ghế học sinh theo kích cỡ phù hợp với lứa tuổi của từng lớp, bảo đảm một học sinh có một chỗ ngồi,

- Một bàn, một ghế tựa cho giáo viên,

- Bảng viết,

- Bục giảng và bục kê bàn ghế cho giáo viên,

- Có hệ thống đèn và hệ thống quạt (đối với trường có điện lưới),

- Có hệ thống tủ tường (đối với trường có đủ điều kiện),

Các thiết bị phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu lắp đặt theo quy định về vệ sinh trường học.



Phòng học kiên cố là phòng học của các nhà cao tầng hoặc 1 tầng mái bằng, thời gian sử dụng từ 50 năm trở lên..

Phòng học bán kiên cố là phòng học của các nhà có chất lượng xây dựng và thời gian sử dụng thấp hơn so với nhà kiên cố (trên 20 năm).

Phòng học tạm là phòng học của nhà đơn sơ; làm bằng tranh tre, nứa lá hoặc tương tự.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trường;

- Cấp học,

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

- Riêng phòng học phân tổ thêm: Kiên cố/bán kiên cố/nhà tạm.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1405. Số giáo viên phổ thông

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu giáo viên phổ thông, là cơ sở cho công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, các trường sư phạm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục phổ thông trên phạm vi cả nước và từng vùng.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giáo viên phổ thông là những người có trình độ, kiến thức theo quy định, làm công tác giảng dạy, giáo dục trong các trường phổ thông, theo từng bậc học phù hợp. Giáo viên phổ thông chia theo cấp học có giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông:

- Giáo viên tiểu học là những giáo viên có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm trở lên; dạy các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Giáo viên trung học cơ sở là những giáo viên có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở. Giáo viên trung học cơ sở dạy các môn học từ lớp 6 đến lớp 9 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Giáo viên trung học phổ thông là những giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Giáo viên trung học phổ thông dạy các môn học từ lớp 10 đến lớp 12 chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp học;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Đạt chuẩn;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1406. Số học sinh phổ thông

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu học sinh phổ thông, là cơ sở cho công tác lập kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học và giáo viên phù hợp. Đây là một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng để đánh giá hiện trạng và tình hình giáo dục phổ thông, làm căn cứ để tính nhiều chỉ tiêu thống kê có liên quan đến mức độ phổ cập giáo dục trên phạm vi cả nước.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Học sinh phổ thông là những người đang theo học các lớp từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc các trường phổ thông.

Học sinh phổ thông chia theo cấp học có học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông:



- Học sinh tiểu học là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.

- Học sinh trung học cơ sở là học sinh từ lớp 6 đến lớp 9

- Học sinh trung học phổ thông là học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.

Tuổi của học sinh được tính theo năm. Nhóm tuổi để tính phổ cập đúng tuổi được quy định như sau:

- Tiểu học: từ 6 tuổi đến 10 tuổi.

- Trung học cơ sở: từ 11 tuổi đến 14 tuổi.

- Trung học phổ thông: từ 15 tuổi đến 17 tuổi.

Học sinh phổ thông chia theo tình trạng học tập và thời gian xác định có học sinh tuyển mới và học sinh lưu ban:



- Học sinh tuyển mới là học sinh bắt đầu vào học ở lớp đầu cấp học (lớp 1, lớp 6, lớp 10) hoặc học sinh mới chuyển đến, hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng tại các trường.

- Học sinh lưu ban là học sinh sau một năm học không được lên lớp, phải học lại lớp học đó trong năm học tiếp theo.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp học;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Nhóm tuổi;

- Tuyển mới;

- Lưu ban;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo



T1407. Số học sinh phổ thông bình quân 1 giáo viên

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh điều kiện về số lượng giáo viên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy đối với học sinh. Số học sinh phổ thông bình quân 1 giáo viên ở một mức nhỏ hợp lý là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng giảng dạy.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số học sinh phổ thông bình quân 1 giáo viên được tính bằng tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số giáo viên của mỗi cấp học, theo công thức tính cụ thể như sau:

Số học sinh phổ thông cấp tiểu học bình quân 1giáo viên

=

Số học sinh phổ thông

cấp tiểu học đang học trong năm học xác định






Số giáo viên phổ thông cấp tiểu học đang giảng dạy trong năm học xác định



Số học sinh phổ thông cấp trung học cơ sở bình quân 1giáo viên

=

Số học sinh phổ thông

cấp tiểu học đang học trong năm học xác định






Số giáo viên phổ thông cấp tiểu học đang giảng dạy trong năm học xác định



Số học sinh phổ thông trung học phổ thông bình quân 1giáo viên

=

Số học sinh phổ thông

cấp tiểu học đang học trong năm học xác định






Số giáo viên phổ thông cấp tiểu học đang giảng dạy trong năm học xác định

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trường;

- Cấp học;



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1408. Số học sinh phổ thông bình quân 1 lớp học

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh điều kiện về quy mô lớp học để đáp ứng yêu cầu giảng dạy đối với học sinh. Số học sinh phổ thông bình quân 1 lớp học ở một mức nhỏ hợp lý là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng giảng dạy.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số học sinh phổ thông bình quân 1 lớp học được tính bằng tỷ số giữa tổng số học sinh trên tổng số lớp học của mỗi cấp học. Công thức tính cụ thể như sau:

Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học

=

Số học sinh đang học trong năm học xác định

Số lớp học trong năm học xác định






3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trường;

- Cấp học



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê định kỳ áp dụng đối với sở Giáo dục và Đào tạo.



T1409. Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông

Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông bao gồm Tỷ lệ học sinh đi học chung phổ thông và Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi phổ thông



1. Mục đích, ý nghĩa

Tỷ lệ học sinh đi học chung phổ thông là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học chung của học sinh đối với mỗi cấp học phổ thông. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ảnh mức độ phổ cập giáo dục hoặc năng lực huy động học sinh của mỗi cấp học phổ thông, cho biết mức độ đi học dưới hoặc trên độ tuổi quy định của mỗi cấp học phổ thông.

Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi phổ thông là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học đúng tuổi của học sinh đối với mỗi cấp học phổ thông. Tỷ lệ này càng cao phản ảnh mức độ đi học đúng tuổi càng cao. Nó có giá trị tối đa là 100%. Nếu nó nhỏ hơn 100% thì phần thiếu hụt chính là tỷ lệ người không được đi học đúng tuổi đối với một cấp học phổ thông nhất định. Tỷ lệ học sinh đi học chung trừ Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi sẽ bằng tỷ lệ đi học dưới hoặc trên độ tuổi quy định đối với một cấp học phổ thông nhất định. 2. Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính

Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) là số phần trăm học sinh đang học cấp tiểu học (trung học cơ sở, trung học phổ thông) trong tổng dân số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi (cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi, cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi).

Công thức tính tỷ lệ đi học chung phổ thông cho mỗi cấp như sau:



Tỷ lệ đi học chung cấp tiểu học

=

Số học sinh đang học tiểu học trong năm học xác định

Dân số trong độ tuổi tiểu học 6 -10 tuổi trong cùng năm



´ 100



Tỷ lệ đi học chung cấp trung học cơ sở (%)

=

Số học sinh đang học trung học cơ sở trong năm học xác định

Dân số trong độ tuổi cấp trung học cơ sở (11 -14 tuổi) trong cùng năm



´ 100



Tỷ lệ đi học chung cấp trung học phổ thông (%)

=

Số học sinh đang học trung học phổ thông trong năm học xác định

Dân số trong độ tuổi cấp trung học phổ thông (15 -17 tuổi) trong cùng năm



´ 100

Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học (cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông) là số phần trăm học sinh tuổi từ 6-10 tuổi đang học cấp tiểu học (từ 11-14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở, từ 14-17 tuổi đang học cấp trung học phổ thông) so với tổng dân số trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6 -10 tuổi (cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi và cấp trung học phổ thông từ 15-17 tuổi).

Công thức tính tỷ lệ đi học đúng tuổi phổ thông cho từng cấp như sau:



Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học (%)

=

Số học sinh tuổi từ 6-10 tuổi đang học tiểu học trong năm học xác định

Dân số trong độ tuổi cấp tiểu học (6 -10 tuổi) trong cùng năm



´ 100



Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp THCS

(%)


=

Số học sinh tuổi từ 11-14 tuổi đang học THCS trong năm học xác định

Dân số trong độ tuổi cấp THCS (11 -14 tuổi) trong cùng năm



´ 100



Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp THPT

(%)


=

Số học sinh tuổi từ 15-17 tuổi đang học THPT trong năm học xác định

Dân số trong độ tuổi cấp THPT (15 -17 tuổi) trong cùng năm



´ 100


tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương