0-0 HỌ TÊn sinh viêN


  Khái niệm và bản chất



tải về 344.1 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu21.03.2022
Kích344.1 Kb.
#51349
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14
Ng.Ph.Thảo - 20063152. Tiểu luận LSHTKT
2931-1-5306-1-10-20161128, hoc thuyet ban tay vo hinh ly luan va thuc tien ap dung hien nay the invisible hand 3504
2.2. 

Khái niệm và bản chất 

 “Bàn tay vô hình” là một phép ẩn dụ, một tư tưởng kinh tế do Adam Smith đưa ra 

trong những năm của thế kỉ thứ 18, mà giá trị của nó, đến nay, vẫn còn được công nhận. 

Thuật ngữ này được Adam Smith sử dụng trong ba tác phẩm của ông. Lần đầu tiên là bài 

luận Lịch sử Thiên văn học - The History of Astronomy (trước 1758, chương II.2), sau đó 

là trong tác phẩm chính của ông về triết học  đạo đức Lý thuyết cảm tính đạo đức - The 

Theory of Moral Sentiments (1959, IV.i.10), và cuối cùng là trong cuốn Tìm hiểu về bản 

chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia - The Wealth of Nations (1976, IV.ii.9). Tuy 

nhiên, cách hiểu hiện nay về “bàn tay vô hình” chỉ được thể hiện rõ trong tác phẩm Tìm 

hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia (Smith, 1976). 

Trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia có rất 

nhiều đoạn đề cập đến nội dung thuyết bàn tay vô hình. Một cách khái quát, “Bàn tay vô 




 

 



hình” được hiểu như sau: Trong nền kinh tế thị trường, vốn gắn liền với bản chất tư lợi của 

các thương gia, sẽ dẫn đến kết quả không mong đợi là sự xã hội hóa và lợi ích lợi ích chung 

cho xã hội. Một cách tự nhiên, những mâu thuẫn lợi ích cá nhân sẽ dẫn đến cạnh tranh; cạnh 

tranh thúc đẩy các cá nhân sản xuất ra những thứ mà xã hội cần, góp phần củng cố lợi ích 

chung cho cả cộng đồng. Bản chất mỗi con người đều bị thúc đẩy bởi tư lợi, cụ thể là lòng 

ham muốn của cải; tính ích kỷ là căn cốt cho các hành động của con người; nhưng chính 

tính ích kỷ cá nhân này lại đã đem tới lợi ích chung cho xã hội: Mỗi người cố gắng làm lợi 

cho chính mình một cách đều đặn, không ngừng, sẽ dẫn tới sự thịnh vượng cho quốc gia 

của họ. 

Phân công lao động và tích lũy tư bản dẫn tới một thị trường mới mà ở đó khi nhu cầu 

về một sản phẩm bất kỳ nào đó tăng, sẽ dẫn đến giá bán của sản phẩm đó tăng; giá tăng kéo 

các nhà sản xuất đầu tư vào lĩnh vực đó. Từ đây, bản chất tư lợi của các nhà sản xuất sẽ 

khiến họ phải lựa chọn và tiến hành sản xuất một cách có hiệu quả nhất, với chi phí thấp 

nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Sự cạnh tranh giữa chính các nhà sản xuất, giữa chính các 

bên thương mại và giữa hai tác nhân này với nhau khiến giá bán của sản phẩm giảm dần: 

mỗi khi có một nhà sản xuất tận dụng vị thế trên thị trường để bán sản phẩm với giá cao, sẽ 

có hàng chục đối thủ khác bán rẻ hơn để tranh giành thị phần. Một “Bàn tay vô hình” dẫn 

dắt họ, trong khi làm việc có lợi cho mình, đồng thời giúp ích cho xã hội trên cơ sở khuyến 

khích phương pháp sản xuất nào hiệu quả nhất, cũng có nghĩa nhiều lợi nhuận nhất trong 

xã hội. Xã hội hay người tiêu dùng nói chung sẽ hưởng lợi từ những sản phẩm tốt nhất với 

giá thành hợp lý nhất. Bên cạnh đó, “Bàn tay vô hình” cũng điều khiển mối quan hệ hữu cơ 

giữa giá bán, doanh thu và số lượng sản phẩm được sản xuất (Smith, 1976). 




tải về 344.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương