0-0 HỌ TÊn sinh viêN


hậu quả xã hội không mong đợi là tập hợp vô số các hành động ngoài ý muốn của cá



tải về 344.1 Kb.
Chế độ xem pdf
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu21.03.2022
Kích344.1 Kb.
#51349
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
Ng.Ph.Thảo - 20063152. Tiểu luận LSHTKT
2931-1-5306-1-10-20161128, hoc thuyet ban tay vo hinh ly luan va thuc tien ap dung hien nay the invisible hand 3504
hậu quả xã hội không mong đợi là tập hợp vô số các hành động ngoài ý muốn của cá 

nhân. Rothschild (2001) cho rằng từ “vô hình (invisible)” trong thuyết bàn tay vô hình và 

kết quả không mong đợi hàm ý “sự mù quáng” (blindness).  

Rothschild (2001) định nghĩa khái niệm “mù quáng” dưới hai góc độ. Thứ nhất, khi 

xem xét nội dung quy định mà bỏ qua lợi ích cho bản thân hay người khác, khiến các nhà 

quản lý không thể nhìn nhận, đánh giá công sức của cá nhân đó. Smith (1789) giải thích 

rằng: “Trong các loại hình ngành công nghiệp nội địa, khi tư bản vốn có thể sử dụng, và 



từ đó sản xuất ra các giá trị lớn nhất, thì mỗi cá nhân, tùy vào hoàn cảnh của mình, rõ ràng 

có khả năng đánh giá lợi ích bản thân tốt hơn so với bất kỳ chính khách hay nhà lập pháp 

nào” (trang IV.2.10). Thứ hai, “sự mù quáng” áp dụng cho những cá nhân không có ý định 

gây ra hậu quả xã hội. Mỗi cá nhân bất kỳ không thể biết trước quyết định của những cá 

nhân khác, cũng như một số yếu tố bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả hành động 

của mình. Điều này vô tình đã gây ra hậu quả cho xã hội ngoài chủ định của cá nhân. 

Tất cả các cá nhân trong xã hội; bao gồm các thương gia, các nhà lập pháp, thợ may, 

thợ đóng giày.... đều có thể “mù quáng”. Các cá nhân không nhận thức trước được các hậu 

quả xã hội từ hành động của mình, và sẽ chỉ nhận ra khi lợi ích bản thân bị xâm hại. Vì vậy, 

trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, “cá nhân là những thẩm phán giỏi nhất đối với 



vấn đề của họ, tuy nhiên họ lại không thể đánh giá mức độ tác động đối với phần còn lại 

của xã hội (đây là “sự mù quáng” đối với lợi ích của người khác); do đó họ không nên cố 

gắng tạo ra những hậu quả xã hội” (Smith, 1789). Xã hội sẽ tốt hơn khi mỗi cá nhân hướng 

đến tạo ra hậu quả ở cấp độ cá nhân (ít nhất là đối với trường hợp mà ông sử dụng bàn tay 

vô hình); và xã hội sẽ có kết quả có lợi khi mỗi cá nhân hành động theo cách này. 

Một cách khái quát, bàn tay vô hình chỉ ra mối quan hệ giữa quá trình theo đuổi lợi 

ích của mỗi cá nhân (tức là sự mong đợi của họ đều hướng tới cấp độ cá nhân) và các kết 

quả quả không mong đợi ở cấp độ xã hội. Theo đó, quá trình theo đuổi lợi ích của mỗi cá 

nhân tạo động lực thúc đẩy sự phát triển và mang lại lợi ích cho xã hội. “Bàn tay vô hình” 

là một lý thuyết vô cùng quan trọng đòi hỏi sự hiểu biết chính xác về khái niệm, bản chất 

và những hậu quả không mong muốn.  



 

 



CHƯƠNG 3 

Ý NGHĨA VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN LÝ LUẬN BÀN TAY VÔ HÌNH 

GIỮA BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ 


tải về 344.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương