0-0 HỌ TÊn sinh viêN


  Khái lược về học thuyết kinh tế của Adam Smith



tải về 344.1 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu21.03.2022
Kích344.1 Kb.
#51349
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
Ng.Ph.Thảo - 20063152. Tiểu luận LSHTKT
2931-1-5306-1-10-20161128, hoc thuyet ban tay vo hinh ly luan va thuc tien ap dung hien nay the invisible hand 3504
1.2. 

Khái lược về học thuyết kinh tế của Adam Smith 

1.2.1.  Nguồn gốc 

Nhìn chung, học thuyết kinh thuyết kinh tế của Adam Smith xuất phát từ nguồn gốc 

lý luận là sự kế thừa tinh hoa của học thuyết Trọng thương Anh và những nét chính yếu 

nhất từ học thuyết Trọng nông. Nguồn gốc thực tiễn của học thuyết kinh tế Adam Smith là 

tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đặt vị trí công nghiệp lên hàng đầu, chủ nghĩa 

tư bản đã thể hiện rõ tính ưu việt của nó so với chế độ phong kiến. Học thuyết kinh tế của 

Adam Smith phản ánh giai đoạn cuối của công trường thủ công và sự kết thúc bước đầu 

của cách mạng công nghiệp. 



 

 



1.2.2.  Phương pháp tiếp cận 

Về cơ bản, cách tiếp cận của Adam Smith là duy vật, thừa nhận hệ thống quy luật kinh 

tế là khách quan, ông đi tìm và phát hiện ra những quy luật đó. Cách tiếp cận này trước hết 

được thể hiện trong quan điểm về “luật tự nhiên”, sau đó là các quan điểm về chủ nghĩa vị 

kỉ, con người kinh tế và vai trò của nhà nước.  

Tư tưởng về “luật tự nhiên” của Adam Smith phần lớn giống với phái Trọng nông, 

ông cho rằng: Chỉ có một xã hội bình thường là xã hội tư bản vì ở đó sản xuất và trao đổi 

hàng hóa dựa trên cơ sở cạnh tranh tự do, sự độc đoán của con người được thay bằng quy 

luật, quy luật kinh tế là vô địch, sự phát triển kinh tế bình thường không cần tới sự can thiệp 

của nhà nước, nền sản xuất được điều tiết tự phát do những quy luật kinh tế. 

Theo Adam Smith, trong lĩnh vực kinh tế, người ta giúp đỡ nhau trên cơ sở vị kỉ và vị 

tha, nhưng tính vị kỉ thống trị, mạnh hơn vị tha, do vậy, mỗi người đều theo đuổi lợi ích cá 

nhân của mình. Khi theo đuổi lợi ích cá nhân, họ vô tình, cũng tự phát làm lợi, phục vụ tốt 

cho xã hội. Anh ta chỉ có ý định thu được nhiều lợi nhuận cho chính mình, nhưng anh ta bị 

dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình để thực hiện một mục đích anh ta không nghĩ đến, thực ra 

anh ta đã thúc đẩy lợi ích chung của toàn xã hội. Do vậy, tự do là bản tính tự nhiên của con 

người, nền kinh tế tự nó sẽ đi đến tối ưu mà không cần sự can thiệp trực tiếp của nhà nước. 

Nhà nước có vai trò an ninh – quốc phòng, nằm ngoài các hoạt động kinh tế; trực tiếp 

nắm bộ phận kinh tế công cộng (một số ngành công nghiệp cần thiết phục vụ an ninh quốc 

phòng); ban hành các đạo luật tạo điều kiện cho phát triển kinh tế; điều tiết sản xuất bằng 

công cụ thuế. Với tư cách này, nhà nước như một bộ phận của nền kinh tế, mang lại lợi ích 

chung để nền kinh tế hoạt động bình thường, phục vụ cho những nhu cầu chung của xã hội. 

Đó là tư tưởng về nhà nước tối thiểu, điều tiết sản xuất thông qua công cụ thuế mà nhiều 

phái khoa học kinh tế vẫn kế thừa cho đến nay. 

Ông xuất phát từ con người trừu tượng để giải thích toàn bộ các hoạt động kinh tế. 

Thực chất con người đó là hiện thân của tư bản, con người tự hào về tính vị kỉ của mình, 

nhờ đó mà toàn bộ guồng máy kinh tế hoạt động, cá nhân và toàn xã hội phát triển. Thực 

chất luật tự nhiên là luật tư sản, đòi hỏi cạnh tranh tự do, xóa bỏ những rào cản của chế độ 

phong kiến. 



 

 



CHƯƠNG 2 

LÝ THUYẾT BÀN TAY VÔ HÌNH 




tải về 344.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương