ĐỀ TÀi báo cáo vưỜn quốc gia tràm chim



tải về 0.74 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2018
Kích0.74 Mb.
#36955
  1   2
ĐỀ TÀI BÁO CÁO

VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

MỤC LỤC

1 Giới thiệu chung 3

2 Đa dạng sinh học 7

3 III. Hoạt động bảo tồn 17

4 IV. Những khó khăn và thách thức 18



LỜI MỞ ĐẦU

Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu ... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển kinh tế).

Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam-1995).

Vì thế để tìm hiểu sâu hơn về đa dạng sinh học thì lớp ĐHKHMT11 chúng tôi chọn địa điểm khảo sát là Vườn quốc gia Tràm Chim.

PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM


  1. Giới thiệu chung




Vị trí: miền Nam Việt Nam

Tọa độ: 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông

Diện tích: 7.313 ha

Thành lập 1985



  1. Vị trí địa lý

Vườn Quốc Gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tọa độ địa lý 10040’ – 10047’ vĩ Bắc, 105026’ - 105036’Đông với tổng diện tích 7.313 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng là 30.000 người. Là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam.

  1. Lịch sử hình thành

- Năm 1985, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp  thành lập Công Ty Nông Lâm Ngư Trường Tràm Chim với mục đích là trồng tràm, khai thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.

- Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim Hạc) được phát hiện ở Tràm Chim. Năm 1991 Tràm Chim trở thành khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).

- Năm 1994, Tràm Chim trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên cấp Quốc Gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 02 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ.

- Năm 1998, khu Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim trở thành Vườn Quốc gia Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg, ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu:



 Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười.

+ Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu, khai thác hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái chung của vùng Đông Nam Á.

- Ngày 2/2/2012 Tràm Chim được công nhận thành khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam là khu 2000 trên thế giới


  1. Điều kiện tự nhiên

    1. Địa hình

Nhìn chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0,4 m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ). 
- Những vùng đất trũng chiếm 152 ha 
- Những vùng gò cao chiếm 194 ha 
- Vùng phẳng chiếm 5858 ha

    1. Khí hậu thủy văn

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27oC, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-2oC vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng  1- 2oC vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37oC vào tháng 4 và thấp nhất là khoảng 16oC.

   - Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82-83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35-40%.

  - Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây- Nam, tốc độ gió trung bình là 3m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông- Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2m/s. Bảo hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra.

 - Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm.



 - Chế độ thủy văn: VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mekong nhận nguồn nước trực tiếp từ sông MeKong thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự–Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. Vườn quốc gia Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1-A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km. Mực nước bên trong vườn quốc gia được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong vườn quốc gia luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này.

    1. Các nhóm đất chính

  VQG Tràm Chim có những nhóm đất chính sau đây:

- Nhóm đất cát cổ (Aeric Tropaquults), được hình thành thông qua quá trình phong hóa trầm tích Pleistocene chiếm diện tích khoảng 154ha

- Đất xám điển hình (Typic Tropaquults), khoảng 476ha

- Đất xám đọng mùn (Humic Tropaquults), 274ha

- Các nhóm đất dốc tụ trên nền trầm tích  Proluvi chiếm diện tích 1.559ha

- Các nhóm đất phù sa có nền phèn: Trầm tích sông - biển (amQiv2-3) chồng lên lớp trầm tích đầm lầy – biển (bmQiv2-3) hình thành những vạt đất phù sa có tầng sinh phèn (sulfidic) (sulfic Tropaquents, sufnic Tropaquepts, sunfic Hydraquents) và đất phù sa có tầng phèn (sulfuric) chứa các khoáng jarosite.

- Đất phèn hoạt động (Sulfaquepts), hình thành từ nền trầm tích đầm lầy biển (bmQiv­2-3) với diện tích khoảng 355 ha, phân bố nhiều nhất tại khu A5. Độ chua của đất: pH chỉ khoảng từ 2,0 – 3,2.


  1. Каталог: file -> downloadfile6
    downloadfile6 -> CHƯƠng 1: CƠ SỞ LÝ luận của hoạT ĐỘng xuất khẩu lao đỘng 3 chưƠng 2: TỔng quan tình hình xuất khẩu lao đỘng việt nam 13 chưƠng 3: MỘt số biện pháP ĐẨy mạnh và NÂng cao hiệu quả xuất khẩu lao đỘng trong những năm tớI 30
    downloadfile6 -> Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành hôm nay công ty chúng tôi Lập trình tong dai dien thoai
    downloadfile6 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
    downloadfile6 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
    downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
    downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
    downloadfile6 -> BÀi giảng quản trị ngân hàng 2
    downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
    downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
    downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế

    tải về 0.74 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương