Y học dùng một phương pháp mới để giúp những người bị trầm uất



tải về 47.78 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích47.78 Kb.
#39018
Y học dùng một phương pháp mới để giúp những người bị trầm uất
Hồng Quang theo Outside, Jan 18, 2010




Lo lắng chất chồng sẽ dẫn đến trầm uất. Photo courtesy: Internet

Cali Today News - Cuộc sống ngày nay ở Hoa Kỳ có nhiều căng thẳng, từ xã hội đến gia đình. Tin tức trên các hệ thống media cho thấy điều này, từ việc thất nghiệp, đưa tới mất nhà, đến tình hình bệnh tật, an ninh do khủng bố, con cái học hành..tất cả tạo ra nguồn xoáy làm nhiều người lo lắng âu sầu.

Từ khoảng 10 năm qua, y học có một phương pháp mới giúp bệnh nhân trầm uất chống lại các hệ lụy nguy hiểm của bệnh này. Đó là làm sao đưa thêm hồng huyết cầu đến vài vùng của não bộ và tạo ra thêm nhiều neurons và các hệ liên kết vững chắc của chúng.

Neuroplasticity, tên gọi của ngành khoa học này, chỉ là kỹ thuật điều khiển ý nghĩ làm sao để trị các chứng “obsessive-compulsive disorder”, hay trầm uất, thậm chí chứng bệnh kinh phong (dyslexia) nữa.

Giờ đây các nhà trị liệu thần kinh bắt đầu thảo ra các “bài tập tinh thần” nhằm giúp nhiều người thoát được mạng lưới của các chứng bệnh u uất và trầm cảm. Một trong các tác giả đang gây tiếng vang là Don Goewey, cựu Giám đốc của International Center for Attitudinal Healing và tác giả quyển “Mystic Tool” ra mắt năm 2009.

Ông đã giúp cho nhiều người bị bệnh mãn tính, gia đình của nhiều binh sĩ Hoa Kỳ từ các chiến trường quay về và ngay các các Giám đốc, cách tập luyện để vượt qua stress.

Goewey cắt nghĩa là “đa số hình thức các trầm uất của con người bắt nguồn từ bộ não xa xăm của tổ tiên con người khi phải đối diện với hiểm nguy rình rập hàng ngày. Khi đối diện với một con gấu hang động dữ dằn, trong não của họ tiết ra một loạt các hóa chất và xung động nhằm tìm cách đối phó”.

Cuộc sống của con người hiện đại cũng tương tự, khi mỗi ngày ra đường là kẹt xe, là thời tiết gây âu lo, cãi lẫy với người yêu hay vợ. Nhưng Goewey nói: “Bộ não chúng ta không phân biệt được mối hăm dọa thật sự dưới hình dáng con gấu hang động và những hiểm nghèo chỉ có trong trí tưởng tượng mà thôi”.

Và hậu quả là với thời gian, trí não không sao chịu nổi các tấn công như thế, các phản ứng liên tiếp, dồn dập của chúng ta gây ra đủ thứ bệnh, từ nhức đầu, đến rụng tóc đến trầm uất và dementia, tức lãng trí do tuổi già.

Theo Goewey, chúng ta có thể “cải tạo não bộ, biến nó từ một não bộ của người tiền sử luôn âu lo thành một “não bộ cao cấp”. Đó là làm sao bệnh nhân chú ý cao độ (awareness) vào các ý ngĩ gây trầm uất (stress-provoking thoughts) và biến đổi phản ứng từ dạng sợ hãi sang dạng thuần lý (rational) và hãy thực tập thường xuyên.

Goewey lưu ý mọi người là đừng cố gắng biến đổi các ý nghĩ gây sợ hãi, mà hãy chú ý mà thôi, nghĩa là chú ý quan sát chúng, nghĩa là xem xét chúng nổi lên từ lúc nào và do đâu mà ra.

Ông cho là “khi quan sát như thế, tự dưng các phản ứng tiêu cực sẽ giảm bớt nhiều. Âu lo là do chúng ta đã có phản ứng với ý nghĩ, bây giờ chúng ta hãy quan sát ý nghĩ và đừng có phản ứng nữa”.

Kate Siber, người đã bỏ ra “3 phút mỗi ngày thực tập theo lời dặn dò của ông Goewey” cho hay: “Sau 3 tuần tôi bắt đầu nhận diện được rất nhanh các ý nghĩ làm tôi rối ren và tôi thấy tâm trí mình khá ổn định. Vì thế tôi thấy giải quyết các vấn đề đã dễ dàng hơn, các vấn đề có vẻ bớt căng thẳng hơn”.



Goewey cho là nguyên tắc chính yếu là làm sao nhận diện ra các nguyên nhân làm nẩy sinh lo lắng, rồi sau đó hãy phản ứng một cách bình tĩnh để giải quyết vấn nạn. Vấn đề là “đừng để lo âu lôi kéo mình đi một cách mù quáng”, theo ông.

Hồng Quang theo Outside
tải về 47.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương