Ủy ban nhân dân tỉnh hưng yên số: 2029/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 75.65 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích75.65 Kb.
#14388

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH HƯNG YÊN
Số: 2029/QĐ-UBND

straight arrow connector 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

straight arrow connector 1


Hưng Yên, ngày 16 tháng 11 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Điều lệ Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Văn Lâm




ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;

Căn cứ Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;

Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;

Căn cứ Quyết định số 1916/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 của UBND tỉnh về việc quy định hội có tính đặc thù;

Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 357/TTr-SNV ngày 06/9/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Văn Lâm được Đại hội toàn thể Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Văn Lâm lần thứ hai thông qua ngày 24/7/2012.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Kho bạc nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm và Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Văn Lâm căn cứ quyết định thi hành./.




TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)
Nguyễn Văn Thông



UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH HƯNG YÊN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




ĐIỀU LỆ

Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Văn Lâm

(Kèm theo Quyết định  số 2029/QĐ-UBND ngày 16/11/2012 của UBND tỉnh)






ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Hội Cựu thanh niên xung phong (sau đây gọi tắt TNXP) huyện Văn Lâm là tổ chức xã hội, tập hợp lực lượng TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (giai đoạn 1976 - 1979). Tiếp tục phát huy truyền thống của lực lượng TNXP do Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện, đã lập công xuất sắc trong kháng chiến được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

 Hội Cựu TNXP huyện Văn Lâm đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của cán bộ hội viên cựu TNXP. Hội là thành viên của MTTQ huyện Văn Lâm, gắn bó mật thiết với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Hội đại diện cho cán bộ hội viên đã hoàn thành nhiệm vụ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng bảo vệ đất nước. Tập hợp đoàn kết và phát huy bản chất tuyền thống TNXP để tạo lên sức mạnh mới. Vận động hội viên tích cực tham gia phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương Văn Lâm, Hưng Yên và đất nước. Nêu gương sáng trong cuộc sống, góp phần giáo dục thế hệ trẻ, làm nhân chứng lịch sử, chỗ dựa cho chính quyền giải quyết tồn đọng về chính sách đối với TNXP.



Chương I

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Điều 1. Tên gọi: Hội Cựu TNXP huyện Văn Lâm.

Điều 2. Tôn chỉ mục đích

1. Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Văn Lâm tập hợp, đoàn kết các cựu cán bộ, đội viên TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, đế quốc Mỹ và bảo vệ biên giới phía Nam, phía Bắc (1975 - 1979) và trong xây dựng đất nước, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo, tiến hành các hoạt động nghĩa tình đồng đội.

2. Tiến hành các hoạt động bảo vệ quyền lợi và ích lợi hợp pháp của hội viên, hỗ trợ cho chính quyền giải quyết tồn đọng về chính sách đối với các cựu TNXP.

Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống TNXP cho thế hệ trẻ.

3. Động viên nhau phát huy bản chất, truyền thống TNXP, tình nguyện phục vụ thắng lợi công cuộc đổi mới trong địa bàn huyện và của cả nước.

Điều 3. Nguyên tắc và tổ chức hoạt động

1. Hội cựu TNXP tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tôn trọng và hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Tự nguyện, dân chủ, hiệp thương, đồng thuận.

- Hội hoạt động trong phạm vi toàn huyện.

2. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại ngân hàng và Kho bạc nhà nước. Là một tổ chức xã hội đặc thù, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, NGHĨA VỤ CỦA HỘI

Điều 4. Hội cựu TNXP huyện Văn Lâm có nhiệm vụ

1. Động viên, giúp đỡ hội viên cựu TNXP phấn đấu vượt lên hoàn cảnh để có cuộc sống khoẻ, sống vui, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình đồng đội, giúp đỡ nhau xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trong gia định hội viên cựu TNXP trên toàn địa bàn huyện Văn Lâm.

2. Tổ chức các hoạt động để phát huy bản chất TNXP động viên sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm. Tham gia các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị phát động. Cùng mặt trận, các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự trên địa bàn huyện Văn Lâm.

3. Phát hiện các tồn đọng về chính sách đối với cựu TNXP trong huyện giúp chính quyền thẩm định và xác lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tiến hành thu thập các thông tin nơi đồng đội đã hy sinh (nếu có) cùng với tổ chức, gia đình quy tập hài cốt về nghĩa trang liệt sỹ.

4. Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống TNXP đối với thanh thiếu nhi.

5. Hội tổ chức hoạt động theo pháp luật, Điều lệ  Hội và quy chế Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.



Điều 5. Quyền hạn của Hội

1. Hội Cựu TNXP huyện Văn Lâm hoạt động theo quy chế của Hội Cựu TNXP tỉnh Hưng Yên, được tổ chức theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, theo Quyết định 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 và Quyết định 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của Hội Cựu TNXP thuộc đối tượng chính sách, được nhà nước cấp kinh phí để thực hiện các hoạt động gắn liền với nhiệm vụ nhà nước.

2. Bảo vệ lợi ích của tổ chức và hội viện.

3. Tham gia vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cựu TNXP. Đề đạt tâm tư, nguyện vọng của cựu TNXP đến cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức liên quan khác.

4. Hội được gây quỹ trên cơ sở hội phí của Hội và các nguồn thu từ hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

5. Hội được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

6. Được thành lập các tổ chức của Hội trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nghĩa vụ của Hội

1. Hoạt động của Hội theo đúng điều lệ, quy chế của Hội Cựu TNXP tỉnh Hưng Yên.

2. Hội chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 7. Tiêu chuẩn hội viên, thủ tục vào Hội, ra Hội

1. Điều kiện để trở thành hội viên cựu TNXP đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng bảo vệ tổ quốc đang sinh sống trên địa bàn huyện Văn Lâm (giai đoạn 1976 - 1979) là cựu cán bộ Đoàn trực tiếp làm công tác TNXP các thời kỳ, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội xem xét công nhận là hội viên.

2. Hội viên muốn ra khỏi Hội phải báo cáo rõ lý do để BCH chi hội xem xét và báo cáo Ban Chấp hành Hội cấp trên quyết định để rút ra khỏi danh sách.

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện Điều lệ, quy chế và Nghị quyết, chương trình hoạt động của Hội, tham gia sinh hoạt và đóng hội phí cho Hội, tuyên truyền nâng cao uy tín và mở rộng ảnh hưởng của Hội trong xã hội.

b) Chấp hành tốt pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động nghĩa tình đồng đội, các phong trào thi đua yêu nước vì lợi ích cộng đồng.

c) Giữ vững tư cách, phẩm chất của TNXP, gương mẫu trong cuộc sống, giáo dục con cháu trong gia đình, góp phần giáo dục thế hệ trẻ.

2. Quyền của hội viên:

a) Được tham gia mọi hoạt động của Hội, được ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành Hội.

b) Được Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước pháp luật, được giúp đỡ tinh thần và vật chất khi gặp khó khăn (nếu chi hội, Hội có điều kiện thực hiện được).

c) Thông qua Hội phản ánh, kiến nghị với tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ về những tâm tư, nguyện vọng của cựu TNXP.

Chương IV

TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH

Điều 9. Tổ chức của Hội

1. Hội Cựu TNXP được thành lập 4 cấp từ Trung ương đến địa phương.

a) Ở Trung ương là Hội Cựu TNXP Việt Nam.

b) Ở địa phương bao gồm: Hội Cựu TNXP tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội Cựu TNXP huyện, thành phố thuộc tỉnh, Hội Cựu TNXP xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện Hội.

2. Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Hội:        

- Đại hội toàn thể hội viên.

- Đại hội đại biểu.

- Ban Chấp hành

- Ban Thường vụ.

- Ban Thường trực, gồm: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.

- Ban Kiểm tra.

- Văn phòng và các Ban chuyên môn.

- Các đơn vị trực thuộc.

Hội Cựu TNXP ở huyện, xã, phường được thành lập theo yêu cầu tự nguyện của các cựu TNXP đang sinh sống, hoạt động cùng một địa bàn tại một địa phương được thành lập, phê duyệt điều lệ và quy chế Hội theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc tổ chức Hội cấp dưới phải chịu sự lãnh đạo chỉ đạo của tổ chức Hội cấp trên, thiểu số phải phục tùng đa số.

Điều 10. Đại hội

1. Đại hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hội. Đại hội được tổ chức 5 năm một lần. Thực hiện theo Kế hoạch số 25/KH của Hội Cựu TNXP tỉnh Hưng Yên, nhiệm kỳ của khóa II là 2012 - 2016.

2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:

  a) Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ mới của Hội.

b) Thông qua việc sửa đổi, bổ sung quy chế của Hội.

c) Thông qua báo cáo kiểm điểm của BCH.

d) Bầu Ban Chấp hành.

đ) Thông qua nghị quyết của Đại hội, các Nghị quyết của Đại hội có hiệu lực khi được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tán thành, hình thức biểu quyết thông qua Nghị quyết do Đại hội quyết định.

3. Ban Chấp hành có thể triệu tập Đại hội đại biểu bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hội theo đề nghị của Ban Thường vụ.

Điều 11. Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội.

2. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, bầu Ban Kiểm tra.

3. Hình thức bầu Ban Chấp hành do Đại hội quyết định, các ủy viên BCH phải được Đại hội bầu, nhiệm kỳ của Ban Chấp hành là 5 năm.

Trường hợp cần bổ sung, thay thế các ủy viên Ban Chấp hành, khi khuyết được bổ sung mới, cho nghỉ số ủy viên Ban Chấp hành xin nghỉ không tham gia có lý do.

4. Cơ cấu Ban Chấp hành huyện Chủ tịch Hội các xã, thị trấn tham gia.

5. Ban Chấp hành có quy chế hoạt động riêng.

6. Ban Chấp hành họp ít nhất là hai lần trong một năm, các phiên họp Ban Chấp hành được coi là hợp lệ khi ít nhất có trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Chấp hành tham dự.

7. Các Nghị quyết của Ban Chấp hành được thông qua bằng biểu quyết và có hiệu lực khi ít nhất có trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Chấp hành dự họp tán thành theo tờ trình của Ban Thường vụ.

8. Ban Chấp hành có quyền hạn:

- Bầu cử và bãi miễn các chức danh lãnh đạo Hội: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Thường trực, ủy viên Thường vụ.

- Quyết định các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Đại hội.

- Quyết định chương trình công tác hàng năm.

- Thông qua kế hoạch quyết toán tài chính nhiệm kỳ và hàng năm của Hội do ủy viên Thường trực đệ trình.

- Chuẩn bị nội dung, chương trình và các tài liệu trình Đại hội (kể cả Đại hội bất thường).

  - Quy định các nguyên tắc chế độ, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội, quy chế tổ chức và hoạt động của văn phòng Hội, các đơn vị trực thuộc.

- Quyết định triệu tập Đại hội.

Điều 12. Ban Thường vụ Hội

1. Ban Thường vụ của Hội là cơ quan thay mặt Ban Chấp hành giữa hai kỳ họp. Ban Thường vụ, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Thường trực, một số ủy viên cơ cấu do Ban Chấp hành bầu.

2. Ban Thường vụ Hội 3 tháng họp một lần, có thể họp bất thường khi có công việc đột xuất.

3. Ban Thường vụ Hội có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Thay mặt Ban Chấp hành điều hành công tác Hội giữa các kỳ họp, hướng dẫn Hội thực hiện Điều lệ và công tác Hội.

- Thay mặt Ban Chấp hành làm việc, liên hệ các cơ quan, địa phương các công việc có liên quan đến cựu TNXP và đến tổ chức hoạt động của Hội.

- Chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp của Ban Chấp hành và các cuộc sinh hoạt, hoạt động theo nghị quyết của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Hội.

- Thành lập, giải tán các tổ chức trực thuộc Hội.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh lãnh đạo thuộc các tổ chức do huyện Hội thành lập.

- Thay mặt Ban Chấp hành giải quyết các công việc phát sinh giữa hai kỳ họp báo cáo kết quả BCH tại kỳ họp gần nhất.



Điều 13. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch

1. Chủ tịch Ban Chấp hành đồng thời là Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:

- Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.

- Chủ tài khoản, quản lý tài chính và tài sản của Hội.

- Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội, nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

- Thành lập các ban chuyên môn theo quyết định, nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

- Ký quyết định bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh lãnh đạo, các tổ chức do Hội thành lập theo quyết định của Ban Thường vụ Hội.

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.

- Phê duyệt nhân sự văn phòng Hội, quyết định thành lập các tổ chức khác của Hội theo đề nghị của các ủy viên Thường trực sau khi có nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

2. Phó Chủ tịch thường trực Hội được Chủ tịch và Ban Thường vụ phân công có nhiệm vụ quyền hạn như sau:

a) Điều hành công việc thường xuyên của Hội theo yêu cầu của Chủ tịch Hội.

b) Xây dựng các quy chế hoạt động của cơ quan Hội trình Thường vụ phê duyệt.

c) Định kỳ báo cáo với Ban Thường vụ, Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về công việc được phân công.



Điều 14. Văn phòng Hội

- Văn phòng Hội hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành quyết định.

- Tổ chức Văn phòng Hội do Ban Thường vụ phê duyệt, nhân sự Văn phòng Hội do quy chế và các cơ quan có thẩm quyền sắp xếp.

- Kinh phí hoạt động của Văn phòng hàng năm do nguồn Hội phí và khi được nhà nước cấp. Ban Thường trực Hội có kế hoạch dự trù và được Thường vụ Hội phê duyệt.



Điều 15. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra do Đại hội bầu ra có từ 3 đến 5 ủy viên, Ban Kiểm tra có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của BCH.

2. Ban Kiểm tra có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành điều lệ, quy chế hoạt động và các nghị quyết của Hội.

b) Kiểm tra hoạt động tài chính của Hội theo quy định hiện hành.

c) Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của hội viên, quần chúng có liên quan đến Hội theo Điều lệ, quy chế của Hội và quy định của pháp luật.



Chương V

TÀI CHÍNH

Điều 16. Nguồn tài chính của Hội

1. Các nguồn thu:

- Là tổ chức đặc thù được nhà nước cấp kinh phí theo Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/4/2010; Quyết định 68/2010/QĐ-TTg; Quyết định 30/2011/QĐ-TTg; Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

- Hội phí.

- Các khoản thu do hoạt động của Hội và các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Các khoản thu hợp pháp do Hội tạo ra.

- Ban Chấp hành Hội quy định nguyên tắc, chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Hội theo đúng quy định của pháp luật, của nhà nước.

- Tài chính của Hội được Ban Kiểm tra thẩm định và báo cáo hàng năm với Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội.

2. Báo cáo các khoản chi:

- Chi hoạt động thường xuyên hành chính của Hội.

- Chi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo nhiệm vụ Hội.

- Các khoản chi hợp lệ khác.

- Quản lý tài sản tài chính.

Chương VI

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Khen thưởng

Cán bộ, hội viên có thành tích xuất sắc được Hội khen thưởng và đề nghị cơ quan nhà nước, MTTQ khen thưởng theo Luật khen thưởng.



Điều 18. Xử lý vi phạm

1. Cán bộ, hội viên vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị toà án kết án phạt từ mức cải tạo không giam giữ trở lên thì Ban Chấp hành chi hội đề nghị lên Ban Chấp hành Hội cấp trên xem xét ra quyết định khai trừ ra khỏi Hội.

2. Cán bộ từ Ban Chấp hành chi hội trở lên nếu làm sai nghị quyết, sai quy chế hoạt động, sai điều lệ Hội làm ảnh hưởng đến uy tín của Hội thì tùy theo từng mức sai lầm vi phạm mà Ban Chấp hành xét kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

3. Hội viên tự ý bỏ sinh hoạt, hoạt động của Hội từ 6 tháng trở lên không có lý do chính đáng thì tổ chức xoá tên trong danh sách hội viên.

4. Ban Chấp hành hoặc người đứng đầu BCH Hội, chi hội lợi dụng danh nghĩa hoạt động trái pháp luật, trái Điều lệ, quy chế, không chấp hành Điều lệ Hội, quy chế hoạt động của Hội, cố tình kéo dài nhiệm kỳ Đại hội thì tổ chức Hội, các hội viên báo cáo và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý theo Nghị định 45 của Chính phủ.

Chương VII

SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Chỉ có Đại hội Hội Cựu TNXP huyện Văn Lâm mới được quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Mọi sửa đổi, bổ sung điều lệ phải được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt mới có giá trị thi hành.



Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Điều lệ này có 7 Chương 20 Điều đã được Đại hội đại biểu Hội Cựu TNXP huyện Văn Lâm thông qua ngày 24/7/2012, có hiệu lực từ ngày được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt.



2. Ban Thường vụ huyện Hội có trách nhiệm hướng dẫn cho các cấp Hội và hội viện thực hiện tốt Điều lệ này./.




TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)
Nguyễn Văn Thông

Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 75.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương