TỔng quan về CÁc chuẩn mực quốc tế theo cedaw, CƯƠng lĩnh hành đỘng bắc kinh và CÁc chu trình kháC



tải về 53.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích53.91 Kb.
#30793
TỔNG QUAN VỀ CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ THEO CEDAW, CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG BẮC KINH VÀ CÁC CHU TRÌNH KHÁC

Rea Abada Chiongson

Chuyên gia giới và luật

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

I. Các cam kết và nghĩa vụ quốc gia:

A. CÔNG ƯỚC CEDAW

3 nguyên tắc chính:



  • Bình đẳng thực tế

- Bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về tiếp cận và bình đẳng về kết quả

- Các biện pháp lâu dài nhằm bảo vệ người mẹ và các biện pháp đặc biệt tạm thời



  • Không phân biệt đối xử

Điều 1. Khái niệm về phân biệt đối xử đòi hỏi phải có hành động trong mọi lĩnh vực, dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá vi à các lĩnh vực khác

  • Nghĩa vụ quốc gia

- Điều 2. Các quốc gia có nghĩa vụ lên án mọi hình thức phân biệt đối xử và cần phải:

a. Đưa nguyên tắc về bình đẳng vào hiến pháp quốc gia hoặc các văn bản pháp lý thích hợp khác;

b. Đảm bảo thực hiện bình đẳng giới trên thực tế,

c. Nghiêm cấm phân biệt đối xử;

d. Thiết lập sự bảo vệ hiệu quả, trong đó có bảo vệ về mặt luật pháp đối với phụ nữ trên cơ sở bình đẳng với nam giới thông qua các toà án quốc gia có thẩm quyền và các cơ quan nhà nước khác

e. Không tiến hành bất kỳ hành động nào có tính chất phân biệt đối xử

f. Loại trừ sự phân biệt đối xử do bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc xí nghiệp nào tiến hành;

g. Sửa đổi luật pháp, các quy định, tập quán và hoạt động mang tính chất phân biệt đối xử;

h. Huỷ bỏ các điều khoản hình sự mang tính chất phân biệt đối xử.

Điều 3 : Đảm bảo sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ

Điều 4: Áp dụng các biện pháp lâu dài đối nhằm bảo vệ người mẹ và các biện pháp đặc biệt tạm thời để thúc đẩy bình đẳng trên thực tế

Kết luận năm 2005 của Uỷ ban CEDAW về đảm bảo bình đẳng và không phân biệt đối xử


  • Đưa khái niệm về phân biệt đối xử (Điều 1) vào hiến pháp quốc gia hoặc các văn bản pháp lý.

  • Đưa khái niệm về phân biệt đối xử đối với phụ nữ theo Điều 1 của CEDAW vào các nội luật thích hợp khác.

  • Tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo công ước có thể được áp dụng đầy đủ trong hệ thống pháp luật của quốc gia.

  • Đảm bảo công ước được coi là khhung cho việc đánh giá tính phù hợp của các dự án phát triển từ quan điểm giới.

  • Phát triển năng lực tương xứng trong chính phủ đề tiến hành những đánh giá nói trên.

  • Uỷ ban Công ước khuyến nghị quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp để nội luật hoá công ước và phải đảm bảo rằng các nội dung của Công ước có thể được viện dẫn trước toà

B. Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh

12 lĩnh vực quan tâm:



  • Phụ nữ và nghèo đói

  • Giáo dục và đào tạo cho phụ nữ

  • Phụ nữ và sức khỏe

  • Bạo lực đối với phụ nữ

  • Phụ nữ và xung đột vũ trang

  • Phụ nữ và nền kinh tế

  • Phụ nữ nắm quyền lực và ra quyết định

  • Các cơ chế tổ chức vì sự tiến bộ của phụ nữ

  • Các quyền con người của phụ nữ

  • Phụ nữ và phương tiện truyền thông đại chúng

  • Phụ nữ và môi trường

  • Trẻ em gái

Các quyền con người của phụ nữ:

II. Về các bộ máy quốc gia

A. CEADW

Các kết luận:



  • Uỷ ban công ước CEDAW hoan nghênh việc thiết lập và/hoặc kiện toàn các bộ máy quốc gia

  • Uỷ ban công ước khuyến nghị quốc gia thành viên kiện toàn bộ máy quốc gia của mình thông qua:

- Các nhiệm vụ và trách nhiệm được xác định rõ ràng, ở mỗi bộ phận cũng như khi phối hợp (ví dụ Guyana).

- Thẩm quyền và/hoặc quyền ra quyết định phù hợp để thực hiện nhiệm vụ của mình và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ cũng như bình đẳng giới một cách hiệu quả (ví dụ Croatia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Guyana).



+ Quyền lực hoặc vị trí quan trọng trong ngành hành pháp (ví dụ Israel)

+ Đối với Lào, quốc gia thành viên Công ước này không giao nghĩa vụ thực hiện Công ước cho các tổ chức quần chúng, bởi vì các tổ chức đó không có quyền hành pháp.

- Thiết lập các cơ chế tăng cường lồng ghép giới ở tất cả các bộ và các cấp của chính phủ.



+ Quốc gia thành viên Công ước thành lập các cơ quan giám sát việc thực hiện ở tất cả các cấp của chính phủ (ví dụ Lào)

+ Đảm bảo rằng tất cả những hiện tượng bất bình đẳng giới và những vấn đề mà các đối tượng phụ nữ, bao gồm phụ nữ thuộc những nhóm bị tổn thương nhất, hiện đang phải đối mặt sẽ có thể được xem xét và giải quyết một cách hiệu quả (ví dụ Ai-len)

- khả năng sẵn có để thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới một cách hiệu quả.

- Cung cấp nguồn lực con người và tài chính tương xứng.

- Năng lực phối hợp và hợp tác hiệu quả với tất cả mọi cơ chế về bình đắng giới ở cấp quốc gia và cấp địa phương, cũng như là với các tổ chức của phụ nữ.



+ Uỷ ban Công ước đánh giá cao quốc gia thành viên về bộ máy quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, bao gồm cả về việc thiết lập các uỷ ban về bình đẳng giới ở cấp địa phương ví dụ Croatia)

Kết luận của Uỷ ban CEDAW đối với Việt Nam (năm 2001)

1. Uỷ ban Công ước hoan nghênh việc Việt Nam công nhận Công tước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và các điều ước khác là những văn kiện pháp lý ràng buộc, và việc chấp nhận thủ tục giám sát pháp luật nhằm đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế.

2. Uỷ ban Công ước đánh giá cao Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển và kiện toàn cơ chế quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cấp địa phương và mối liên hệ giữa những cơ chế này với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

3. Uỷ ban Công ước đánh giá cao Chính phủ Việt Nam về việc chuẩn bị chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ (2001 - 2010) và kế hoạch 5 năm vì sự tiến bộ của phụ nữ (2001 - 2005), như đã được khuyến nghị trong Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh. Uỷ ban cũng hài lòng về việc Việt Nam đã đưa ra quan điểm giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 2000

4. Uỷ ban Công ước khuyến nghị Việt Nam tăng cường bộ máy quốc gia hiện có và tạo cho bộ máy này nhiều khả năng và năng lực hơn nữa để lồng ghép quan điểm giới vào trong tất cả các chính sách và chương trình nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Uỷ ban cũng khuyến nghị rằng năng lực của bộ máy quốc gia này phải được đánh giá thường xuyên và phải được cung cấp nguồn lực con người và tài chính cần thiết.

5. Uỷ ban Công ước khuyến nghị Việt Nam giám sát việc thực thi các điều khoản luật pháp nhằm bảo đảm cho phụ nữ được bình đẳng theo pháp luật và trên thực tế. Uỷ ban đề nghị Việt Nam giới thiệu về vấn đề nhạy cảm giới và các chương trình tập huấn về thực thi pháp luật, giới thiệu nhân sự trong ngành toà án, y tế và những ngành khác có trách nhiệm thi hành pháp luật, thông qua đó phụ nữ mới được đảm bảo bình đẳng trên thực tế.



B. Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Cương lĩnh chỉ ra rằng: "Bộ máy quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ là một đơn vị phối hợp chính sách của trung ương bên trong chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ chính phủ lồng ghép rộng rãi quan điểm bình đẳng mới vào các chính sách về mọi lĩnh vực"



  • Các điều kiện cần thiết đảm bảo cho bộ máy quốc gia thực hiện chức năng một cách hiệu quả:

- Có vị trí ở cấp cao nhất có thể được trong chính phủ

- Có các cơ chế tổ chức hoặc các quá trình:

a. Lập kế hoạch phi tập trung hoá

b. Thực hiện và giám sát

c. Có khả năng phối hợp với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng ở tất cả các cấp;

- Có đầy đủ các nguồn lực:

a. ngân sách

b. năng lực chuyên môn

- Cơ hội (năng lực) ảnh hưởng tới mọi chính sách của chính phủ


  • Các chính phủ cần phải thúc đẩy chính sách linh hoạt và rõ ràng về lồng ghép quan điểm giới vào tất cả các chính sách và chương trình.

Mục tiêu chiến lược H.1: Thiết lập hoặc phát triển bộ máy quốc gia và các cơ quan chính phủ khác.

  • Các hành động phải được tiến hành:

- Đảm bảo trách nhiệm vì sự tiến bộ của phụ nữ phải được giao cho cấp cao nhất có thể được trong chính phủ

- Thiết lập hoặc phát triển bộ máy quốc gia:



+ Xác định rõ nhiệm vụ và quyền.hạn;

* Các nguồn lực tương xứng

* Khả năng và thẩm quyền ảnh hưởng tới chính sách, xây dựng chính sách và rà soát pháp luật

* Phân tích chính sách, tư vấn, thông tin, phối họp và giám sát thực hiện

* Đào tạo cho các cán bộ về thiết kế và phân tích dữ liệu từ quan điểm giới

* Đặt ra các quy trình cho phép bộ máy quốc gia lưu thập thông tin về việc ban hành chính sách rộng rãi của chính phủ và tiếp tục sử dụng trong quá trình phát triển và rà soát trong chính phủ

* Báo cáo lên cơ quan lập pháp

* Thúc đẩy sự tham gia tích cực của đông đảo các cơ quan thuộc khu vực công cộng, tư nhân và tình nguyện



C. Một số nhận định

  • Các bộ máy quốc gia khác nhau về hình thức và không đồng đều ở hiệu quả

  • Bị coi là thứ yếu trong cơ cấu Chính phủ

  • Nhiệm vụ không rõ ràng hoặc yếu kém

  • Thiếu đội ngũ cán bộ, đào tạo, dữ liệu và các nguồn lực tương xứng khác

  • Không nhận được sự ủng hộ đầy đủ của các nhà lãnh đạo, trong đó có những trở ngại đối với việc lồng nghép giới

  • Vai trò chưa rõ ràng

III. Về các cơ quan nhân quyền quốc gia

Cương lĩnh hành động Bắc Kinh:

- Thiết lập hoặc phát triển các cơ quan nhân quyền quốc gia nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, bao gồm các quyền con người của phụ nữ, theo như khuyến nghị của Hội nghị thế giới về nhân quyền (Mục tiêu chiến lược I.1, đoạn e)

- Tăng cường và thúc đẩy việc xây dựng các chương trình bảo vệ các quyền con người, bao gồm các quyền con người của phụ nữ trong các cơ quan quốc gia về nhân quyền tiến hành những chương trình này, như là các uỷ ban nhân quyền hay các cơ quan thanh tra, tuỳ theo địa vị phù hợp của chúng, các nguồn lực và việc tiếp cận chính phủ để hỗ trợ người dân, đặc biệt là phụ nữ. Đồng thời, đảm bảo rằng những cơ quan này quan tâm thích đáng tới những vấn đề liên quan tới việc xâm phạm các quyền con người của phụ nữ (Mục tiêu chiến lược I.2, đoạn e);

Kết luận của Uỷ ban Công ước CEDAW

Uỷ ban công ước kêu gọi quốc gia thành viên thiết lập một cơ quan nhân quyền độc lập, có trách nhiệm giám sát việc thực thi các nghĩa vụ quốc gia theo công ước (thí dụ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên)

Cuộc họp nhóm chuyên gia của Liên hợp quốc năm 2004:

- "Các chuyên gia nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thực thể độc lập được qui định theo luật, không thuộc chính phủ, ví dụ như là các uỷ ban nhân quyền, các cơ quan giám sát về cơ hội bình đẳng và các uỷ ban thanh tra về bình đẳng giới. Những thực thể độc lập này không thay thế được các cơ chế trong chính phủ, nhưng lại đóng một vai trò bổ sung quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thông qua việc giải quyết các khiếu nại, giáo dục cộng đồng, tư vấn cho chính phủ về xây dựng pháp luật và giám sát tiến bộ đạt được".

- "Cần phải thiết lập các cơ quan độc lập được qui định theo luật với nguồn lực, trình độ chuyên môn tương xứng và có nhiệm vụ rõ ràng nhằm bảo vệ các quyền con người của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Các cơ quan đó, có thể được thành lập theo mô hình uỷ ban thanh tra về bình đẳng giới hoặc cơ quan thanh tra, nhưng phải phù hợp với những nguyên tắc Pa-ri và phải có quyền đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ về những luật mới được ban hành và cả những luật hiện có".

- "Khi các cơ quan độc lập được thành lập, với tư cách là những uỷ ban bảo trợ nhân quyền hơn là những uỷ ban chuyên biệt về bình đẳng giới, thì phải có một quan chức được qui định theo luật có chuyên môn về lĩnh vực bình đẳng giới và các quyền con người của phụ nữ, được hỗ trợ bởi một đơn vị có nguồn nhân lực và tài chính riêng".

(Vai trò của các cơ chế quốc gia trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ, Báo cáo của cuộc họp nhóm chuyên gia tại Rô-ma, Ý, từ ngày 29/11 - 2/12/2004, Phòng vì sự tiến bộ của phụ nữ của Liên hợp quốc)

A. Thẩm quyền và trách nhiệm

1. Nhiệm vụ được nêu rõ ràng trong hiến pháp hoặc các văn bản pháp luật cụ thể hoá cơ cấu và thẩm quyền của cơ quan này.

2. trách nhiệm:

(a) Trên cơ sở tư vấn thông qua yêu cầu hoặc sáng kiến riêng, gửi lên chính phủ, nghị viện và các cơ quan có thẩm quyền khác các khuyến nghị, đề suất và báo cáo về các điều khoản hành chính hay lập pháp, các tình huống xâm phạm nhân quyền mà cơ quan này quyết định giải quyết.

(b) Thúc đẩy và đảm bảo điều chỉnh pháp luật, các qui định và thực tiễn trong nước phù hợp với các văn kiện quốc tế về quyền con người mà quốc gia là thành viên, đồng thời triển khai thực hiện một cách hiệu quả.

(c) Khuyến khích phê chuẩn và thực hiện những văn kiện quốc tế kể trên.

(d) Hợp tác với Liên hợp quốc và các cơ quan nằm trong hệ thống của Liên hợp quốc, các thể chế quốc gia và khu vực có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người.

(e) Hỗ trợ xây dựng các chương trình đào tạo, nghiên cứu, tuyên truyền về các quyền con người và nỗ lực xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử.



B. Cấu trúc và sự bảo đảm độc lập và hoà hợp đa số

1. Đại diện cho số đông

2. Cơ quan quốc gia về nhân quyền phải có cơ sở hạ tầng phù hợp để tiến hành các hoạt động một cách suôn sẻ, cụ thể là phải có đủ ngân quĩ, có nhân viên, có trụ sở riêng và độc lập về tài chính.

3. Được bổ nhiệm theo một đạo luật chính thức, trong đó có quy định rõ thỏi gian nhiệm kỳ.



C. Phương thức hoạt động

Trong khuôn khổ hoạt động của mình, cơ quan quốc gia về nhân quyền sẽ:

1. Tuỳ ý xem xét bất cứ vấn đề nào thuộc phạm vi thẩm quyền của mình.

2. Lắng nghe và thu thập các thông tin và tài liệu cần thiết để đánh giá các tình huống thuộc phạm vi thẩm thuyền của mình.

3. Truyền đạt trực tiếp ý kiến của công chúng hoặc thông qua cơ quan báo chí.

4. Tổ chức họp thường xuyên.

5. Thiết lập những nhóm làm việc và các bộ phận theo địa phương hoặc theo vùng để hỗ trợ thực hiện chức năng của mình.

6. Duy trì hoạt động tư vấn với các cơ quan khác và phát triển quan hệ với các tổ chức phi chính phủ.



D. Các nguyên tắc về địa vị của các uỷ ban có thẩm quyền gần với thẩm quyền tư pháp.

Một cơ quan quốc gia có thể được trao cho quyền xử lý và xem xét các khiến nại và đơn kiện về tình hình của cá nhân. Việc quy định chức năng này căn cứ vào những nguyên tắc sau:

1. Tìm kiếm sự giải quyết hoà thuận thông qua hoà giải hoặc các quyết định có tính chất ràng buộc.

2. Thông báo cho bên nộp đơn kiện về các quyền của họ, cụ thể là các biện pháp cứu giúp sẵn có và thúc đẩy họ tiếp cận với các biện pháp đó.

3. Xét xử các khiếu nại hay đơn kiện hoặc là chuyển cho một cơ quan có thẩm quyền khác trong thời hạn mà luật quy định.

4. Ra khuyến nghị đối với các nhà chức trách có thẩm quyền.



IV. Đảm hào tiếp cận và các kết quả

Kết luận của Uỷ ban CEDAW về Guyana (năm 2005)

- "Trong khi hoan nghênh các luật về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, bao gồm Đạo luật về các quyền bình đẳng năm 1990 và Đậo luật về chống phân biệt đối xử năm 1997, Uỷ ban công ước vẫn quan ngại về việc thiếu sự thực thi pháp luật hiện tại một cách có hệ thống, thiếu các cơ chế giám sát và đảm bảo tuân thủ, thiếu những biện pháp hiệu quả đối với những trường hợp vi phạm".

- "Uỷ ban Công ước cũng quan ngại về việc thiếu sự trợ giúp pháp lý đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; thiếu nhận thức luật pháp về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ; sự miễn cưỡng, hoặc là phụ nữ không có khả năng tìm tới pháp luật để bảo vệ khi bị phân biệt đối xử". Uỷ ban khuyến nghị Guyana "Tăng tính sẵn có của các dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ ở tất cả các vùng của đất nước và tăng cường nhạy cảm về bình đẳng giới cho những người làm việc trong ngành tư pháp và hành pháp. Uỷ ban công ước thúc giục quốc gia thành viên này áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ về các quyền của mình cũng như là những kiến thức pháp luật, qua đó họ có thể tự mình sử dụng các biện pháp và các cơ chế bảo vệ./.






Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 53.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương