Tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9386: 2012



tải về 184 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu03.07.2023
Kích184 Kb.
#54941
  1   2   3
tcvn 93862012 thiet ke cong trinh chiu dong dat phan 1 quy d 730nJ7 62i4jchj


TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9386:2012
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHỊU ĐỘNG ĐẤT -
PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG, TÁC ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT VÀ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI KẾT CẤU NHÀ
PHẦN 2: NỀN MÓNG, TƯỜNG CHẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA KỸ THUẬT
Design of structures for earthquake resistances -
Part 1: General rules, seismic actions and rules for buildings
Part 2: Foundations, retaining structures and geotechnical aspects.
Lời nói đầu
TCVN 9386:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 375:2006 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9386:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 9386:2012: Thiết kế công trình chịu động đất được biên soạn trên cơ sở chấp nhận Eurocode 8: Design of structures for earthquake resistance có bổ sung hoặc thay thế các phần mang tính đặc thù Việt Nam.
Eurocode 8 có 6 phần:
EN1998 - 1: Quy định chung, tác động động đất và quy định đối với kết cấu nhà;
EN1998 - 2: Quy định cụ thể cho cầu;
EN1998 - 3: Quy định cho đánh giá và gia cường kháng chấn những công trình hiện hữu;
EN1998 - 4: Quy định cụ thể cho silô, bể chứa, đường ống;
EN1998 - 5: Quy định cụ thể cho nền móng, tường chắn và những vấn đề địa kỹ thuật;
EN1998 - 6: Quy định cụ thể cho công trình dạng tháp, dạng cột, ống khói.
Trong lần ban hành này mới đề cập đến các điều khoản đối với nhà và công trình tương ứng với các phần của Eurocode 8 như sau:
Phần 1 tương ứng với EN1998 - 1;
Phần 2 tương ứng với EN1998 - 5;
Các phần bổ sung hoặc thay thế cho nội dung Phần 1:
Phụ lục E: Mức độ và hệ số tầm quan trọng
Phụ lục F: Phân cấp, phân loại công trình xây dựng
Phụ lục G: Bản đồ phân vùng gia tốc nền lãnh thổ Việt Nam
Phụ lục H: Bảng Phân vùng gia tốc nền theo địa đanh hành chính
Phụ lục I: Bảng chuyển đổi từ đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất.
Các tiêu chuẩn tham khảo chung trích dẫn ở điều 1.2.1 chưa được thay thế bằng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, vì cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam tiếp cận hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu sẽ lần lượt ban hành các tiêu chuẩn trích dẫn này.
Bản đồ phân vùng gia tốc nền lãnh thổ Việt Nam là kết quả của đề tài độc lập cấp Nhà nước. “Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền ở Việt Nam do Viện Vật lý địa cầu thiết lập và chịu trách nhiệm pháp lý đã được Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước nghiệm thu năm 2005. Bản đồ sử dụng trong tiêu chuẩn có độ tin cậy và pháp lý tương đương là một phiên bản cụ thể của bản đồ cùng tên đã được chỉnh lý theo kiến nghị trong biên bản đánh giá của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước.
Trong bản đồ phân vùng gia tốc, đỉnh gia tốc nền tham chiếu agR trên lãnh thổ Việt Nam được biểu thị bằng các đường đẳng trị. Giá trị a­gR giữa hai đường đẳng trị được xác định theo nguyên tắc nội suy tuyến tính. Ở những vùng có thể có tranh chấp về gia tốc nền, giá trị gR do Chủ đầu tư quyết định.
Từ đỉnh gia tốc nền agR có thể chuyển đổi sang cấp động đất theo thang MSK-64, thang MM hoặc các thang phân bậc khác, khi cần áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế chịu động đất khác nhau.
Theo giá trị gia tốc nền thiết kế ag = I x agR, chia thành ba trường hợp động đất:
- Động đất mạnh ag ≥ 0,08g, phải tính toán và cấu tạo kháng chấn;
- Động đất yếu 0,04gag < 0,08g, chỉ cần áp dụng các giải pháp kháng chấn đã được giảm nhẹ;
- Động đất rất yếu ag < 0,04g, không cần thiết kế kháng chấn.
Trong Eurocode 8 kiến nghị dùng hai dạng đường cong phổ, đường cong phổ dạng 1 dùng cho những vùng có cường độ chấn động Ms ≥ 5,5, đường cong phổ dạng 2 dùng cho những vùng có cường độ chấn động Ms < 5,5. Trong tiêu chuẩn sử dụng đường cong phổ dạng 1 vì phần lớn các vùng phát sinh động đất của Việt Nam có cường độ chấn động Ms ≥ 5,5.
Không thiết kế chịu động đất như nhau đối với mọi công trình mà công trình khác nhau thiết kế chịu động đất khác nhau. Tùy theo mức độ tầm quan trọng của công trình đang xem xét để áp dụng hệ số tầm quan trọng I thích hợp. Trường hợp có thể có tranh chấp về mức độ tầm quan trọng, giá trị I do chủ đầu tư quyết định.



tải về 184 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương