Sơ ĐỒ TƯ duy



tải về 0.82 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2024
Kích0.82 Mb.
#57632
SƠ ĐỒ TƯ DUY


SƠ ĐỒ TƯ DUY
1. Sơ đồ tư duy là một dạng hình ảnh trực quan dùng để biểu diễn các khái niệm, định nghĩa, nhiệm vụ hoặc các mục được liên kết với nhau dựa trên khái niệm tổng quát hoặc chủ đề cụ thể.
2. Mục đích
- Ghi nhớ và gợi nhớ tốt hơn
- Sáng tạo không giới hạn
- Cải thiện khả năng trình bày
- Khả năng tư duy linh hoạt
3. Cách vẽ sơ đồ tư duy
B1: Đưa ra chủ đề, ý tưởng trung tâm
B2: Tạo các nhánh
B3: Mở rộng sơ đồ tư duy
B4: Trực quan hóa sơ đồ tư duy
TRÍ NHỚ
- Trí nhớ (ký ức) là khả năng ghi nhớ, lưu trữ và hồi tưởng lại thông tin. Trí nhớ là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận của não bộ.
Trong đó, trí nhớ có thể được chia thành hai loại chính là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
+ Trí nhớ ngắn hạn
Là trí nhớ ở ngay sau giai đoạn ghi nhớ. Nó lưu giữ một lượng thông tin nhỏ và thời lượng lưu trữ thông tin rất ngắn, chỉ được tính bằng giây. Nếu bạn từng phải nhớ một số điện thoại giữa lúc nghe nó và bấm số trên điện thoại, hoặc nhớ những chỉ dẫn lái xe trong lúc bạn tìm kiếm những mốc ranh giới…thì bạn đang dùng trí nhớ ngắn hạn
+Trí nhớ dài hạn
Là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian dài. Nó lưu giữ thông tin trong một thời gian dài, có thể tính bằng năm. Nếu như bạn có thể nhớ đến một kí ức nào đó, mặc dù nó đã xảy ra từ hàng chục năm trước thì đó gọi là trí nhớ dài hạn.
- Vai trò của trí nhớ:
+ Hỗ trợ học hỏi: Trí nhớ cho phép chúng ta ghi nhớ thông tin mới, kỹ năng hay kiến thức, giúp chúng ta học hỏi và phát triển qua thời gian.
+ Tạo dựng ký ức và trải nghiệm cá nhân: Trí nhớ giúp chúng ta lưu giữ kỷ niệm và trải nghiệm, từ đó có cho mình nhận thức và suy nghĩ riêng.
+ Khả năng quyết định và giải quyết vấn đề: Khi gặp phải một tình huống, trí nhớ giúp chúng ta nhớ lại những kinh nghiệm và kiến thức liên quan, từ đó giúp chúng ta có thể dễ dàng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề hơn.
+ Kết nối với môi trường: Trí nhớ giúp chúng ta nhớ về môi trường xung quanh, từ việc nhớ tên của một người đến việc nhớ đường đi. Điều này giúp chúng ta kết nối và tương tác hiệu quả với thế giới xung quanh.
+ Đảm bảo sự liên tục trong cuộc sống: Trí nhớ cho phép chúng ta kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, tạo ra một dòng chảy liên tục trong cuộc sống của mình.
- Các quá trình cơ bản của trí nhớ:
1. Quá trình ghi nhớ
Ghi nhớ, còn được gọi là mã hóa, là quá trình chuyển đổi thông tin mà não bộ tiếp nhận thành một dạng có thể hiểu và lưu trữ trong não bộ. Khi chúng ta tiếp xúc với thông tin mới thì các thông tin này được mã hóa thành các tín hiệu điện và hóa học mà neuron có thể hiểu và xử lý.
Cách mã hóa cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại thông tin và ngữ cảnh mà chúng ta tiếp nhận. Thông tin có thể được mã hóa theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như mã hóa trực quan, mã hóa âm thanh, mã hóa ý nghĩa,…
2. Quá trình gìn giữ
Quá trình gìn giữ là quá trình củng cố và duy trì thông tin trong bộ nhớ. Quá trình này phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
Sự lặp lại: Lặp lại thông tin giúp tăng cường các liên kết thần kinh và củng cố thông tin trong bộ nhớ của não bộ.
Mối liên hệ: Thông tin có liên quan đến những thông tin khác đã được ghi nhớ thường được gìn giữ tốt hơn.
Cảm xúc: Thông tin gắn liền với cảm xúc mạnh mẽ thường được gìn giữ tốt hơn.
Quá trình gìn giữ chia thành hai loại chính: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Khi não bộ chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn thì quá trình này được gọi là lưu trữ.
3. Quá trình tái hiện
Quá trình tái hiện là quá trình “lấy” thông tin ra khỏi bộ nhớ. Khi chúng ta cần sử dụng thông tin đã học hoặc trải nghiệm trước đó, não bộ sẽ truy xuất và tái hiện lại thông tin đó.
Quá trình tái hiện có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau như nhớ lại mà không cần gợi ý, nhớ thông tin khi có gợi ý hoặc tự nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ. Đôi khi, quá trình này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, dẫn đến việc chúng ta quên hoặc nhớ sai lệch các thông tin đã từng ghi nhớ.
=> Các quá trình cơ bản của trí nhớ tương đối phức tạp và có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Quá trình ghi nhớ là tiền đề cho quá trình gìn giữ và tái hiện. Quá trình gìn giữ giúp củng cố thông tin trong bộ nhớ, giúp quá trình tái hiện diễn ra dễ dàng hơn.
- Cách bệnh lý thường gặp liên quan đến trí nhớ:
1. Sa sút trí tuệ
2. Suy giảm trí nhớ
3. Mất trí nhớ
4. Alzheimer
5. Parkinson

tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương