Quy luật thống nhất và ĐẤu tranh của các mặT ĐỐi lậP



tải về 20.72 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2023
Kích20.72 Kb.
#54100
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP


QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

  • Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật

  • Là quy luật về nguồn gốc, động lực của mọi quá trình vận động và phát triển.

  • Đề cập đến vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật – vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển.

  1. Khái niệm:

  • Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp

  • Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là “hạt nhân” của phép biện chứng.

  • Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

VD: Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội xưa: Họ đối lập nhau về quyền lợi, ý chí. Hai giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau

  • Mâu thuẫn biện chứng (mâu thuẫn) là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

(Ta có thể hiểu: Mâu thuẫn là sự thống nhất, đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đây cũng là lý do mà quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập còn được gọi là quy luật mâu thuẫn.)

  1. Quá trình vận động của mâu thuẫn (nội dung):

  • Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.

  • Sự thống nhất của các mặt đối lập gắn liền với sự ổn định, sự đứng im tương đối của sự vật. Khi nào các mặt độc lập còn tồn tại trong thể thống nhất thì khi đó sự vật còn tồn tại. Vì vậy thống nhất có tính tương đối

  • Đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn. Khi sự đấu tranh đó lên đến đỉnh điểm, các mặt đối lập xung đột gay gắt, chúng sẽ chuyển hóa cho nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị phá vỡ, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Vì vậy đấu tranh có tính tuyệt đối.

  • Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô cùng đa dạng.

KẾT LUẬN: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời.

  • Các tính chất của “mâu thuẫn”:

  • Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của con người.

VD: Sự tiến hóa của giống loài không thể có nếu thiếu đi sự tác động qua lại giữa biến dị và di truyền (Biến dị và di truyền cũng là hai quá trình diễn ra khách quan)

  • Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế. (Tóm lại: Mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.)

VD: Trong xã hội, mâu thuẫn được thể hiên ở sự đối kháng giữa giai cấp tư sản và vô sản, giữa thống trị và bị trị, giữa bóc lột và bị bóc lột.
Trong tư duy, đó là mâu thuẫn giữa chân lý và sai lầm, giữa tư tưởng và tiến bộ và tư tưởng lạc hậu.

  • Tính đa dạng, phong phú: Sự vật hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác nhau. Mỗi loại mâu thuẫn có những tính chất, vai trò khác nhau đối với sự vật.

VD: Mâu thuẫn trong giới sinh vật (đồng hóa và dị hóa, biến dị và di truyền) khác với mâu thuẫn trong xã hội (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất) và cũng không giống với mâu thuẫn trong tự duy (nhận thức đúng và nhận thức sai, chân lý và sai lầm).

  1. Ý nghĩa của phương pháp luận:

  • Phải tôn trọng mâu thuẫn, thừa nhận có những cái mặt đối lập tồn tại và đấu tranh thì mới có sự phát triển.

  • Phân tích mâu thuẫn và tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không thỏa hiệp, điều hòa mâu thuẫn.

Nguồn:
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Cho Ví dụ (luatminhkhue.vn)


Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập - QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT - Studocu
tải về 20.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương