QUẢn lý thư việN ĐIỆn tử ĐẠi học quốc gia tp. HỒ chí minh



tải về 419.16 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích419.16 Kb.
#34894
  1   2   3   4   5   6   7

BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003


QUẢN LÝ

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

TP. HỒ CHÍ MINH

BẰNG CÔNG NGHỆ




ThS. NGUYỄN MINH HIỆP

Thư viện Đại học Khoa học Tự Nhiên,

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
ThS. ĐOÀN HỒNG NGHĨA

Integrated e-Solutions, Ltd.





N


gày nay liên thông để chia sẻ thông tin là tiêu chí đầu tiên trong việc xây dựng thư

viện điện tử. Sử dụng công nghệ mới để truy hồi thông tin khắp nơi nhằm phục vụ

tốt cho độc giả của mình là giá trị của mỗi thư viện.

Trong một đại học, thuật ngữ thư viện luôn luôn ở dạng số nhiều (libraries) mang ý nghĩa khái niệm thư viện trong một đại học có nghĩa là một mạng lưới thư viện gồm một thư viện trung tâm và nhiều thư viện thành viên. Trong đó vai trò quản lý của một thư viện trung tâm có nghĩa là quản lý một hệ thống thư viện gồm nhiều thư viện thành viên, hay nói một cách khác là quản lý một Mạng thông tin - thư viện dùng chung trong một đại học gồm nhiều trường thành viên.

Ý tưởng này đã được ghi rõ tại Điều 35 trong Quy chế Về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ):


  1. Đại học Quốc gia xây dựng hệ thống thông tin - thư viện chung, tổ chức quản lý cung cấp các nguồn thông tin khoa học và công nghệ, hướng dẫn việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở các trường đại học, viện nghiên cứu và các đơn vị trực thuộc.

  2. Các viện nghiên cứu, các trường đại học tổ chức, quản lý và cung cấp các nguồn thông tin khoa học và công nghệ của đơn vị, tham gia vào hệ thống thông tin - thư viện chung của Đại học Quốc gia, thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại đơn vị.

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đang tiến hành xây dựng Thư viện điện tử trung tâm đạt những tiêu chí trên, tiến đến việc quản lý hệ thống thông tin – thư viện chung của ĐHQG. Trong bối cảnh hiện nay, phải tiến hành nhiều bước, trong đó quản lý bằng công nghệ là bước đầu tiên.


Dẫn nhập


Quản lý bằng công nghệ đồng nghĩa với việc xây dựng một Mạng thông tin - thư viện Đại học Quốc gia trong đó Thư viện điện tử trung tâm ĐHQG liên kết với các thư viện thành viên:

  • Thư Viện Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên

  • Thư Viện Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn

  • Thư Viện Trường Đại Học Bách Khoa

  • Thư viện Khoa Kinh tế

Để xây dựng một Mạng thông tin - thư viện Đại học Quốc gia đòi hỏi:



  • Đại Học Quốc Gia TP HCM hiện nay phải thiết kế và triển khai một thư viện điện tử hiện đại theo những tiêu chuẩn tiên tiến với công nghệ hiện đại nhất.

  • Các thư viện thành viên tiến hành chuẩn hóa để tiến đến liên thông với sự hỗ trợ công nghệ của ĐHQG – đây là một yêu cầu đồng thời là nhu cầu.

Nhu cầu xây dựng thư viện hiện đại và Mạng thông tin - thư viện ĐHQG


Trong quá trình phát triển của các thư viện thành viên, số lượng sách báo, biểu ghi cùng với lượng thông tin dữ liệu và các nguồn tài nguyên điện tử đang phát triển nhanh. Các nguồn tài nguyên thông tin này hiện nay đang được lưu trữ phân tán tại các thư viện của các trường đại học thành viên. Các nguồn tài nguyên phân tán này chỉ cho phép truy cập từ các hệ thống phần mềm địa phương dành cho việc quản lý và sử dụng thư viện tại chỗ. Hiện trạng này dẫn đến việc các nguồn tài nguyên mang tính khép kín, trùng lặp và không thể bổ sung từ các nguồn khác một cách trực tuyến và ngay lập tức. Vấn đề này hạn chế việc tra cứu thông tin trong phạm vi rộng trên toàn ĐHQG và cũng hạn chế khả năng sử dụng nguồn tài nguyên của các thư viện tỉnh thành hay các trường đại học và viện nghiên cứu khác.
Việc hình thành các ngành nhỏ chuyên sâu trong các ngành khoa học hiện nay và hướng phát triển mang tính chuyên nghiệp của một số ngành nghề dẫn đến việc vượt trội về lượng thông tin tài nguyên của một số chuyên ngành. Sự hỗ trợ của thư viện trong tra cứu chuyên ngành là hết sức cần thiết. Tuy nhiên với việc tách rời các mảng ngành nghề hiện nay từ các trường đại học làm cho việc tổng hợp thông tin chuyên ngành và liên quan trong hệ thống thư viện là rất khó khăn.
Trong thời gian qua, một số thư viện đã trang bị các tài nguyên thông tin sẵn có trong những hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu đặc biệt khác nhau về dạng dữ liệu và phương thức sử dụng. Đồng thời các nguồn thông tin mới và liên quan của các ngành nghề và đơn vị khác cũng là những nguồn thông tin cần được hệ thống hoá, biên mục và khai thác sử dụng lại.
Các nhu cầu tra cứu rộng khắp ngày càng lớn, người sử dụng có nhu cầu tra cứu rộng khắp và cùng lúc tại các cơ sở dữ liệu và tài nguyên của các thư viện khác nhau.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet tạo ra khả năng mới giúp đỡ người sử dụng có thể truy cập hệ thống rất tiện lợi từ xa. Do đó nhu cầu tra cứu từ xa đem lại khả năng truy cập thông tin bất kỳ lúc nào, từ nơi nào cho người sử dụng. Việc này hỗ trợ quá trình tối đa hoá lượng và chất thông tin thư viện cung cấp cho người sử dụng, thực sự biến thư viện thành kho tri thức cho người sử dụng.

Tiến trình hội nhập quốc tế là tiến trình không thể đảo ngược được, nhằm hội nhập về kinh tế và tri thức quốc gia với các cộng đồng trong khu vực và trên trường quốc tế. Việc kết nối, liên thông tri thức qua thư viện với các trường đại học, viện nghiên cứu và các trung tâm tư liệu của các tỉnh thành, các quốc gia trong khu vực và quốc tế chính là để đảm bảo tiêu chí xây dựng nền tảng cơ bản cho sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu cùng khai thác và chia sẻ những nguồn tài nguyên tri thức vô giá. Sự hội nhập qua liên thông thư viện là một trong những khả năng tăng cường tri thức đảm bảo năng lực phát triển của Đại học Quốc gia. Mạng thông tin - thư viện ĐHQG TP. Hồ Chí Minh phải là một mạng hội nhập và chia sẻ tài nguyên với cộng đồng thế giới.


Các vấn đề hiện nay


Các vấn đề cơ bản hiện nay tồn tại trong các thư viện thành viên bao gồm:

  • Nghiệp vụ quản lý thư viện khác nhau: Công tác quản lý và nghiệp vụ thư viện hiện nay chưa chuẩn hoá và chưa mang tính thống nhất. Nghiệp vụ thư viện còn thiếu tính tự động hoá và hệ thống hoá của công nghệ thông tin – là nền tảng và công cụ chính cho các hoạt động thư viện hiện nay.

  • Cơ sở hạ tầng trang bị cho thư viện còn thiếu và yếu. Hệ thống máy vi tính vẫn chưa kết nối Internet tốc độ cao, hạn chế không chỉ người sử dụng Internet thông thường và hoàn toàn loại bỏ khả năng kết nối trực tuyến với các thư viện khác. Các máy chủ phục vụ hầu hết là các máy vi tính thông thường (PC), được nâng cấp thêm về bộ nhớ và dung lượng hạn hẹp nên không thể sử dụng như các máy chủ lớn, có khả năng cung cấp cùng lúc cho hàng trăm người sử dụng. Chính những hạn chế này của cơ sở hạ tầng làm giới hạn hình thức dịch vụ mà thư viện có thể cung cấp, các dạng dịch vụ và thông tin mới, hiện đại, đồng thời giảm thiểu khả năng liên thông do các thiết bị máy chủ và mạng xương sống chưa tồn tại hoặc công suất và băng thông còn thấp.

  • Các yếu tố trên đều là những yếu tố có thể khắc phục qua công tác tập huấn – đào tạo (nghiệp vụ thư viện) hay nâng cấp phần cứng cho mạng xương sống, mạng nội bộ và cấu hình máy chủ. Phần mềm quản lý và sử dụng thư viện – phần mềm thư viện – có thể ví như hệ thần kinh, là yếu tố quyết định khó nâng cấp mở rộng hoặc tăng chất lượng qua hỗ trợ nghiệp vụ. Sự lựa chọn phần mềm hiện nay cho các thư viện là vô cùng quan trọng. Để phục vụ một thư viện hiện đại và đáp ứng nhu cầu liên thông, phần mềm thư viện cần có các tính chất sau:

    • Thống nhất về mặt nghiệp vụ quản lý và sử dụng theo chuẩn quốc tế

    • Chuẩn hoá quốc tế về việc lưu trữ, xử lý, hiển thị và chuyển đổi dữ liệu

    • Hệ thống hoàn toàn mở và có khả năng kết nối các hệ CSDL và các phần mềm thư viện khác một cách trực tuyến và tức thời

    • Có khả năng khai thác với số lượng lớn người sử dụng và hoàn toàn ổn định

    • Có khả năng khai thác các dạng thông tin mới, mô hình sử dụng và chia sẻ thông tin mới, có khả năng tích hợp các CSDL và các nguồn tài nguyên thông tin

    • Đảm bảo tiêu chí sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, giảm thiểu chi phí đầu tư và nâng cấp, đồng thời dễ dàng tùy chỉnh và tạo mới các ứng dụng và dịch vụ mới cho thư viện mà không phụ thuộc vào các nhà cung cấp phần mềm.

Các phần mềm thư viện hiện nay


Các thư viện hiện nay đa phần sử dụng các phần mềm:

  • Các ứng dụng sử dụng tại các máy trạm đơn giản, cùng truy cập vào một cơ sở dữ liệu đặt tại máy chủ hoặc một máy trạm khác. Mô hình này không có phần mềm máy chủ quản lý cơ sở dữ liệu nên hạn chế việc tra cứu CSDL, không thể mở rộng và đòi hỏi gần như trang bị mới hoàn toàn hệ thống khi có nhu cầu liên thông thư viện.

  • Các ứng dụng sử dụng một phần mềm máy chủ quản lý cơ sở dữ liệu chung đặt tại một máy chủ. Hệ thống này tăng số người sử dụng, tuy vậy hạn chế về dữ liệu và dịch vụ có thể cung cấp vì chỉ giải quyết được các dữ liệu sẵn có trong các CSDL tạo lập trước. Việc nâng cấp liên thông là không khả thi vì không thể cho người dùng từ xa kết nối vào CSDL máy chủ cũng như không thể thay đổi hệ thống để cung cấp dịch vụ mới (ví dụ truyền phim video)



Các phần mềm thư viện hiện nay
Phần mềm như trên không phù hợp với Thư viện điện tử ĐHQG TP. Hồ Chí Minh để tiến đến hình thành Mạng thông tin - thư viện ĐHQG hiện đại. Ngoài ra các phần mềm hiện nay trên thị trường Việt Nam hầu hết chưa đạt chuẩn thư tịch.

Mô hình liên thông thư viện trong hệ thống thư viện ĐHQG


Yêu cầu liên thông thư viện hiện đại có thể được chia làm bốn phần:

  • Liên thông quản lý tài nguyên và dịch vụ sử dụng giữa các thư viện thành viên.

  • Kết nối các hệ thống thông tin trực tuyến ngoài thư viện.

  • Kết nối các cơ sở dữ liệu và nguồn tài nguyên ngoài thư viện.

  • Kết nối và khai thác có phân tích và chọn lọc thông tin trên Internet.




Giải pháp Mạng thông tin - thư viện ĐHQG TP. Hồ Chí Minh


Theo các yêu cầu kể trên, giải pháp hiện đại hoá và liên thông thư viện được trình bày trong các phần sau sẽ đề cập chính đến việc:

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng phần cứng cho mạng máy vi tính nhằm đáp ứng nhu cầu tra cứu với số lượng người sử dụng lớn, khai thác các dạng dữ liệu và dịch vụ mới, liên thông các hệ thống thư viện.

  • Phần mềm quản lý và sử dụng thư viện và các phần mềm tương hợp phục vụ việc liên thông thư viện.

Các yêu cầu thống nhất về nghiệp vụ quản lý thư viện và công việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ngoài mạng máy tính sẽ không đề cập đến trong giải pháp này.



tải về 419.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương