Nguyên lý VÀ Ứng dụng của x-quang



tải về 241.24 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu14.12.2022
Kích241.24 Kb.
#53976
  1   2   3
Nguyên lý và ứng dụng của x-quang


NGUYÊN LÝ VÀ ỨNG DỤNG CỦA X-QUANG
TS.BS.CK2. Đặng Vĩnh Hiệp
BS. Nguyễn Ngọc Vinh

Mục tiêu học tập:

  1. Nắm được các tính chất cơ bản của tia X.

  2. Nắm được các đậm độ trên phim X-Quang.





  1. X quang quy ước

  1. Bản chất và đặc tính của tia X

Bản chất của tia X là sóng điện từ, cùng một loại với ánh sáng. Đặc điểm của các bức xạ trên là truyền đi với tốc độ gần giống nhau (khoảng 300.000km/s) chỉ khác nhau về bước sóng, chu kỳ và tần số. Tia X có một số đặc tính sau:

  • Tính truyền thẳng và đâm xuyên: Tia X truyền thẳng theo mọi hướng và có khả năng xuyên qua vật chất, qua cơ thể người. Sự đâm xuyên này càng dễ dàng khi cường độ tia càng tăng.

  • Tính bị hấp thu: Sau khi xuyên qua vật chất thì cường độ chùm tia X bị giảm xuống do một phần năng lượng bị hấp thu. Đây là cơ sở của các phương pháp chẩn đoán X quang và liệu pháp X quang. Sự hấp thu này tỷ lệ thuận với:

  • Thể tích của vật bị chiếu xạ: Vật càng lớn thì tia X bị hấp thu càng nhiều.

  • Bước sóng chùm tia X: Bước sóng càng dài - tia X càng mềm, sẽ bị hấp thu càng nhiều.

  • Trọng lượng nguyên tử: Sự hấp thu tăng theo trọng lượng nguyên tử của chất bị chiếu xạ.

  • Mật độ của vật: Số nguyên tử trong một thể tích nhất định của vật càng nhiều thì sự hấp thu tia X càng tăng. Ví dụ nước ở trạng thái lỏng hấp thu tia X nhiều hơn ở trạng thái hơi.

  • Đặc tính truyền thẳng, đâm xuyên và hấp thụ của tia X là nhưng đặc tính quan trọng trong tạo hình X quang.

  • Tính chất quang học: giống như ánh sáng, tia X cũng có những hiện tượng quang học như khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ. Những tính chất này tạo nên những tia thứ trong cơ thể khi nó xuyên qua và gây nên giảm độ tương phản trên các phim chụp. Để chống lại hiện tượng này người ta có thể dùng loa khu trú, đóng nhỏ chùm tia, lưới lọc....

  • Tính chất gây phát quang: Dưới tác dụng của tia X một số muối trở nên phát quang như clorua, Na, BA, Mg, Li,... và có chất trở nên sáng như Tungstat cadmi, platino-cyanua Bari các chất này được dùng để chế tạo màn huỳnh quang dùng khi chiếu X quang, tấm tăng quang.

  • Tính chất hoá học: Tính chất hoá học quan trọng nhất của tia X là tác dụng lên muối bromua bạc trên phim và giấy ảnh làm cho nó biến thành bạc khi chịu tác dụng của các chất khử trong thuốc hiện hình. Tính chất này cho phép ghi hình X quang của các bộ phận lên phim và giấy ảnh.

  • Tác dụng sinh học; khi truyền qua cơ thể tia X có những tác dụng sinh học. Tác dụng này được sử dụng trong điều trị đồng thời nó cũng gây nên những biến đổi có hại cho cơ thể.


  1. tải về 241.24 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương