Ôn tập các phưƠng pháp nghiên cứu khoa học các dạng đề tài



tải về 19.49 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.06.2022
Kích19.49 Kb.
#52343
ÔN TẬP CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


ÔN TẬP CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Các dạng đề tài:

  • Giải thích

  • Giải pháp

  • Dự báo

  • Mô tả

Note: Mục tiêu đi liền với tên đề tài, câu hỏi đi liền với giả thuyết. Giả thuyết khác giả thuyết. Giả thiết là điều kiện
Giải thích – Thực trạng
Giải pháp – Nguyên nhân (từ hạn chế tìm ra nguyên nhân)
1. Tên đề tài
Tên đề tài: Mục tiêu + phương tiện + môi trường
VD: Áp dụng biện pháp xử phạt tài chính cho sinh viên đi học muộn tại trường Nhân văn.
Sự kiện khoa học: Sự kiện có sự đối lập, xung đột về mặt lý luận và thực tiễn và mang trong mình tư tưởng khoa học nhất định.
 Tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu thường giống nhau về nội dung, tuy nhiên khuyến khích thêm bớt từ ngữ để tránh trùng lặp. (mục tiêu sẽ rõ hơn đề tài)
VD:
Tên đề tài: Xây dựng chính sách tín dụng cho hộ nghèo theo cơ chế gắn hộ
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Note: Mục tiêu nghiên cứu là câu trần thuật, không dùng “?”, “!”
Mục tiêu nghiên cứu: Phải là câu khẳng định và là thứ mà bài nghiên cứu hướng đến (trả lời cho câu “Nghiên cứu cái gì”) (thông thường thì mục tiêu và tên đề tài khá gần nhau).
1. Xây dựng cơ sở lý luận
2. Đánh giá thực tiễn – Phân tích thực trạng
3. Giải pháp khắc phục
Nhiệm vụ nghiên cứu: Công việc cần làm để hoàn thành được bài nghiên cứu.
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu

  • Câu hỏi chủ đạo: là câu hỏi để trl trực tiếp cho tên đề tài và mục tiêu nghiên cứu.

  • Câu hỏi bổ trợ: là những câu hỏi sẽ giúp cho việc trả lời câu hỏi chủ đạo có căn cứ khoa học hơn.

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

  • Là câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

  • Giả thuyết nghiên cứu chủ đảo trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chủ đạo và tương tự.

4. Phương pháp nghiên cứu

Nếu ghi tên, học hàm, học vị: đã được sự cho phép của…

  • Khảo sát thực địa (Hỏi trực tiếp,…)

  • Điều tra bảng hỏi (Trắc nghiệm xã hội – hỏi trực tiếp)

  • Thực nghiệm: áp dụng giải pháp của mình vào thực tiễn (đưa ra chính sách và áp dụng vào địa phương A để thử nghiệm)

  • Xử lí thông tin

5. Mẫu khảo sát
Trả lời cho câu hỏi:

- Khảo sát ai?
- Khảo sát ở đâu?
- Khảo sát khi nào?
- Khảo sát về vấn đề gì?

- Khảo sát bao nhiêu? (lấy bao nhiêu mẫu)
VD: Khảo sát sinh viên Nhân Văn = khảo sát tất cả các khoa, khóa (18 khoa nghiên cứu 10 khoa – lấy mẫu đại diện)
Việc xác định mẫu khảo sát ảnh hưởng rất nhiều từ việc xác định ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
6. Một số kỹ năng cần nhớ

  1. Tên đề tài gắn liền với mục tiêu nghiên cứu

  2. Nhiệm vụ nghiên cứu thường là các chương

  3. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo thường đi liền với câu hỏi như thế nào? (tùy đề tài)

VD: Làm thế nào để SV học kĩ năng nhiều hơn lí thuyết?

  1. Giả thuyết và câu hỏi phải tương đương

  2. Mẫu khảo sát mang tính đại diện

  3. Luận cứ lí thuyết và thực tiễn tồn tại song song, luận cứ lý thuyết = cơ sở lý luận; luận cứ thực tiễn = thực trạng.

7. Ví dụ
A là người nghèo, dù đã được nhà nước hỗ trợ tiền và giống, sau 3 năm A vẫn nghèo.
 Tại sao sau 3 năm A vẫn nghèo? (đề tài Giải thích)
 Làm cách nào để A hết nghèo? (đề Giải pháp)
Tên đề tài: Đánh giá thực trạng giảm nghèo tại huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2019-2022  Chưa có tư tưởng
Đánh giá thực trạng hỗ trợ tiền và giống… gđ 2019-2022.  Có tư tưởng
Mục tiêu:
Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao một số hộ vẫn nghèo dù đã được nhà nước hỗ trợ?
Nhiệm vụ: 1. Cơ sở lí luận về chính sách hỗ trợ tiền và giống cho hộ nghèo
2. Đánh giá thực trạng
3. Khuyến nghị 1 số giải pháp (nhà nước, doanh nghiệp, người dân,…)
Gmail anh WE PASS: dominhchien1264@gmail.com
tải về 19.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương