Mới qua Mỹ ba năm, hai chị em ra trường hạng danh dự



tải về 46.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích46.56 Kb.
#39996

Mới qua Mỹ ba năm, hai chị em ra trường hạng danh dự



BÁO NGƯỜI VIỆT







SUFFOLK, Virginia - Ba năm trước đây, Linh Doan phải vẽ xuống giấy mỗi khi muốn tiếp xúc với giáo viên, còn cô em gái tên Hanh thì né tránh nói chuyện. Vì hai chị em vừa từ Việt Nam sang định cư, không biết một chữ tiếng Anh, và không dám kết bạn với ai ở Suffolk.

Nhưng rồi chỉ 3 năm sau, vào tuần qua hai chị em đã tốt nghiệp trung học với hạng danh dự, theo một bài phóng sự trên báo Virginian Pilot.



Linh và Hanh vừa tốt nghiệp trung học Nansemond River với hạng danh dự và đang chuẩn bị cho một tương lai đầy xán lạn.



Linh (trái) và Hanh Doan ngồi đợi diễn tập lễ ra trường ở trường trung học Nansemond River vào hôm 18 tháng 6.
Hai chị em mới qua Mỹ ba năm nhưng ra trường với hạng danh dự. (Hình: Amanda Lucier/Virginian-Pilot)

Mẹ của hai em, bà Loc Nguyen-Scott nói: “Thật tuyệt vời, tôi cứ tưởng ngày ấy sẽ không bao giờ đến.”

Linh nhắm lên học ở Virginia Commonwealth University, hy vọng theo đuổi một ngành gì đó về nghệ thuật, như thiết kế hình ảnh hay thời trang. Còn Hanh thì chọn lựa đầu tiên của em là University of Virginia nhưng tiếc rằng em không được nhận vào, nên em sẽ theo học ở một trường đại học cộng đồng rồi sẽ chuyển lên đó sau. Có thể em sẽ học làm bác sĩ, điều này em chưa chắc lắm.

Hai chị em sinh cách nhau 13 tháng nhưng họ vẫn giống nhau như đúc, báo Virginian Pilot viết.

Hanh thích giao du, mặc dù mới đầu ở trung học rất ít nói, em là người thích trò chuyện và gặp gỡ người mới. Em cho biết chính cái miệng đôi khi làm hại em. Hanh nói: “Em nói mà không chịu suy nghĩ.”

Linh là người e thẹn. Em ít nói và cảm thấy thoải mái khi gần gũi với em mình; đó là lúc mà em thực sự thấy tự nhiên hơn cả.

Linh lên năm khi cha mẹ ly dị nhau và phải chịu sống xa em gái. Em sống với ông bà ngoại ở Huế, cách Hanh một giờ bay. Em trải qua thời thơ ấu ở một căn chung cư một phòng ngủ, chung đụng với nửa tá người trong gia đình.

Sau đó Linh cùng vài người thân dọn sang sống ở một căn nhà nhỏ. Bà ngoại trồng rau đem bán, nhờ vậy gia đình mới có tiền giúp em đi học.

Hanh được nuôi lớn bên cạnh ông bà nội ở Sài Gòn. Cả hai làm việc trong ngành y tế, do vậy gia đình sống thật khá giả so với tiêu chuẩn của người Việt.

Cả hai mỗi năm gặp nhau vài lần, và đều hy vọng có ngày được đoàn tụ với mẹ ở Mỹ.

Ðiều này xảy ra vào năm 2007, lúc Linh đã lên 17 và Hanh được 16 tuổi. Cả hai sang định cư ở Driver, sống chung với mẹ và cha ghẻ. Ðó là lần đầu tiên cả hai có dịp biết đến máy rửa chén, máy giặt và có phòng riêng.

Ngày đầu tiên đến trường là ngày dài nhất đời của hai em. Linh và Hanh ngồi nghe như vịt nghe sấm. Hai em đều giỏi toán nhưng kém ở mọi môn khác nên trường chỉ định hai em vào lớp mười.

Trong giờ học, mỗi em sử dụng một máy thông dịch điện tử, đến khi tan lớp, họ tìm gặp Cecelia George, cô giáo dạy kèm do trường chỉ định.

Ngay từ đầu, mẹ của hai em rất sung sướng khi thấy hai con tập trung học Anh ngữ. Ðây là một trong những lý do mà bà chọn Suffolk để sống, nơi dân Á Châu chỉ chiếm 1%. Bà lo ngại con mình bị thu hút theo những đứa con gái gốc Việt khác mỗi khi có dịp.

Bà Nguyen-Scott làm việc bảy ngày một tuần ở một tiệm tóc bà làm chủ ở Carrollton, để có tiền nuôi hai em ăn học. Bà nói: “Tôi muốn tương lai hai con tôi tốt đẹp hơn tôi, nên tôi phải cố gắng lo cho chúng.”

Ở Mỹ, Linh và Hanh có được những cơ hội mà hồi ở Việt Nam hai em không dám mơ tưởng đến, đó là học bổng và lên đại học. Tuy nhiên hai chị em nuối tiếc niềm vui của đời sống Việt Nam, đó là mỗi ngày được cùng ăn cơm với gia đình.



Nước mắt đọng quanh mắt Linh và Hanh khi nhắc đến cha và ông bà nội ngoại đang còn kẹt lại ở quê nhà. Ông ngoại đã mất từ khi hai em qua Mỹ định cư. (TP)

tải về 46.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương