Mê tín dị đoan là gì?



tải về 19.71 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu17.12.2023
Kích19.71 Kb.
#56031
  1   2
2..3


ĐẤU TRANH VỚI MÊ TÍNH DỊ ĐOAN
Mê tín dị đoan là gì?
Mê tín dị đoan là có niềm tin vào những thứ nhảm nhí, mơ hồ, không có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên, chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực tâm linh và dẫn tới những hậu quả xấu không chỉ đối với cá nhân, gia đình mà còn lan ra cả cộng đồng về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính mạng con người.
Những hành vi mê tín dị đoan

  • Các hình thức lễ bái, cúng tế, cầu xin: cúng cô hồn, vong linh; cúng sao giải hạn; cầu tài lộc; cầu tự; cầu tình duyên, gia đạo; xi xăm, số đề; những hành vi hiến tế, dày vò thể xác, quan hệ nam nữ bất thường, nhảy múa điên cuồng…

  • Các hình thức xem tướng số, bói toán: bói dáng người, bói chỉ tay, bói chân gà, bói mai rùa, bói chữ viết, bói chữ ký, gieo lá số tử vi, bói bài…

  • Các hình thức chữa bệnh bằng ma thuật:trừ tà ma, đồng bóng, thư yểm bùa..

  • Các hình thức kiêng cữ: kiêng đàn bà có chửa xông đất đầu năm hoặc dự cỗ ma, cỗ cưới; kiêng khởi đầu một việc gì đó vào ngày 13 hoặc các ngày lẻ; kiêng mèo tự nhiên vào nhà; kiêng tặng mực đầu năm…


Tuy nhiên, công tác tuyên truyền đẩy lùi các hủ tục lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc chưa nhận đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bài trừ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống mới, vì vậy chưa thường xuyên quan tâm tới công tác này. Công tác nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội trong cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, địa bàn có đồng bào theo đạo, phức tạp, nhạy cảm... có nơi, có thời điểm chưa kịp thời và thường xuyên.
Việc quản lý an ninh tư tưởng có lúc, có nơi chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều sản phẩm văn hóa ngoài luồng, một số tài liệu có nội dung chính trị xấu, phản động, lôi kéo mê tín, dị đoan, theo đạo lạ, tà đạo còn xâm nhập vào địa bàn song chậm bị phát hiện, ngăn chặn; hoạt động tuyên truyền đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch còn thụ động, chưa kịp thời.
Việc biên soạn, biên dịch các tài liệu, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước còn hạn chế, tài liệu tuyên truyền còn dài, có nội dung chưa phù hợp; hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vì vậy hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở chưa chủ động trong hoạt động tuyên truyền, vận động; chưa thực sự am hiểu phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, bất đồng ngôn ngữ nên tuyên truyền chưa có tính thuyết phục cao, chưa thu hút và lôi cuốn được sự quan tâm của đồng bào.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền góp phần đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số về các chủ trương, chính sách mới của Đảng; vận động, giáo dục, thuyết phục đồng bào giữ gìn bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của dân tộc mình, loại bỏ các hủ tục lạc hậu, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tinh thần. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm công tác tuyên truyền ở cơ sở, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người tiêu biểu có uy tín ở thôn, bản và đội ngũ cán bộ đang công tác tại cơ sở đưa chủ trương, chính sách đến với đồng bào, để đồng bào tin và ra sức thực hiện.

Hai là, chủ động, thường xuyên nắm bắt diễn biến tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đặc biệt là những vấn đề bức xúc trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số để kịp thời tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền có các giải pháp tư tưởng, nhất là những vấn đề nhạy cảm, không tin, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu, di cư tự do, mê tín dị đoan, theo đạo lạ, tà đạo....
Ba là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên mục tìm hiểu chính sách dân tộc, tôn giáo trên Báo, Đài; nhất là tuyên truyền trên báo dành cho đồng bào vùng cao, phát thanh - truyền hình tiếng dân tộc; hệ thống loa truyền thanh không dây tại cơ sở (dưới hình thức song ngữ). Nghiên cứu việc chuyển thể (sân khấu hoá) một số nội dung tuyên truyền đấu tranh đẩy lùi các phong tục lạc hậu, tệ nạn xã hội, các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, sai trái
Bốn là, quan tâm, xây dựng các thiết chế văn hóa, duy trì việc tổ chức các hoạt động lễ hội văn hóa, thể thao truyền thống các dân tộc. Tuyên truyền về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, gương người tốt, việc tốt, tích cực lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, thực hiện nếp sống văn minh, tinh thần đoàn kết dân tộc... qua đó giúp đồng bào các dân tộc thêm tin tưởng, phấn khởi, tự hào, tích cực tham gia lưu giữ, bảo tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, tích cực lao động sản xuất.

Năm là, tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào các dân tộc, nhất là công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh ở cơ sở.

tải về 19.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương