I. HƯỚng dẫn tự HỌC Ở nhà (TUẦn từ 01/2 ĐẾN 06/2/2021). TÓM tắt kiến thức trọng tâM



tải về 22.39 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.11.2022
Kích22.39 Kb.
#53812
2efcbf17b430c81980ef0b2070a25d73


BỘ MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 6


Hướng dẫn nhiệm vụ của HS:
HS đọc SGK trang 52, 53, 54; theo dõi thông báo, video trên eNetViet và ghi nhớ các nội dung kiến thức theo hướng dẫn sau:


I. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ (TUẦN TỪ 01/2 ĐẾN 06/2/2021).


TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
Bài 17. Lớp vỏ khí
1. Thành phần của không khí.
- Thành phần của không khí :
+ Khí Nitơ chiếm 78%.
+ Khí ô xi chiếm 21%.
+ Hơi nước và các khí khác : 1%.
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù...
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí.

Tầng khí quyển

Độ cao

Đặc điểm

Vai trò

Tầng đối lưu

Từ 0 – 16km.

- Tập trung 90% không khí .
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng.

-Có ảnh hưởng lớn tới đời sống của các sinh vật sống trên Trái Đất.

Tầng bình lưu

Từ 16 - 80km.

- Không khí chuyển động theo chiều ngang.
- Có lớp ôdôn.

- lớp ôdôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người

Các tầng cao của khí quyển

Trên 80km.

- Không khí cực loãng.





- Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.


3. Các khối khí

Tên khối khí

Đặc điểm

Nơi hình thành

Nóng

Nhiệt độ cao.

Vùng vĩ độ thấp.

Lạnh

Nhiệt độ thấp.

Vùng vĩ độ cao.

Đại dương

Độ ẩm lớn.

Biển, đại dương.

Lục địa

Khô.

Đất liền.



II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP
- Trao đổi với cha mẹ hoặc người thân để tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm không khí ở địa phương em.
III. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN:
- Giáo viên kiểm tra nội dung bài học và bài tập trong vở của học sinh khi đi học trở lại.
- Học sinh nghiên cứu nội dung bài hoc, ghi chép bài và làm bài tập vào vở môn học.


tải về 22.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương