Nghiên cứu nồng đỘ alpha foeto protein bằNG



tải về 208.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích208.27 Kb.
#28580
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ALPHA FOETO PROTEIN BẰNG

PHƯƠNG PHÁP MIỄN DỊCH ĐIỆN HOÁ PHÁT QUANG TRÊN NGƯỜI XƠ GAN VÀ UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT

TS Hoàng Thị Thu Hương

Trường Đại học Y Dược Huế 1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, bệnh lý gan mật xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Tỷ lệ viêm gan virus ngày càng tăng dẫn đến các biến chứng của nó là viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan .

Hiện tại, đã có nhiều công trình khẳng định viêm gan virus B, C và độc tố Aflatoxin ở nấm mốc các hạt ngũ cốc có mối liên quan mật thiết với ung thư gan. Ngoài ra, qua thực nghiệm và trên lâm sàng, người ta thấy một số yếu tố liên quan đến ung thư gan, đó là viêm gan mạn và xơ gan. Đặc biệt có nhiều trường hợp đã có ung thư gan nhưng biểu hiện lâm sàng rất mơ hồ. Như vậy, việc định lượng nồng độ Alpha Foeto Protein (AFP) bằng phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang để phát hiện sớm và theo dõi tiến triển các bệnh nhân thuộc đối tượng nguy cơ xơ gan và ung thư gan là một trong những xu hướng của thế giới hiện nay. Ở nước ta, việc nghiên cứu AFP đã bắt đầu từ những năm 60, tuy nhiên các công trình nghiên cứu về AFP trong các bệnh lý gan mật chỉ là định tính. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực miễn dịch với những kỹ thuật như miễn dịch gắn enzym (ELISA), miễn dịch phóng xạ (RIA) … đặc biệt một trong những phương pháp định lượng miễn dịch được xem như hiện đại nhất là phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang. Việc định lượng AFP đã bắt đầu được đề cập đến như công trình nghiên cứu nồng độ AFP ở bệnh nhân viêm gan mãn, xơ gan có HbsAg (+) của Lê Văn Don và Nguyễn Kim Nữ Hiếu ở Hà Nội năm 1996 ,nhận thấy:

-Tỷ lệ bệnh nhân có AFP tăng là rất đáng kể: 30,84% ở bệnh nhân viêm gan mãn, 53,3% ở bệnh nhân xơ gan.

-Tỷ lệ tăng đặc biệt cao trên 121 UI/ml là 4,67% ở bệnh nhân viêm gan mãn, ở bệnh nhân xơ gan.

-Đối với bệnh ung thư gan, năm 1963 AFP được phát hiện bởi Abelet ở chuột nhắt bị u gan. Năm 1964, Tutarinov lần đầu tiên phát hiện AFP ở một bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát. Từ đó về sau có rất nhiều nghiên cứu xác nhận AFP là một tiêu chuẩn giúp chẩn đoán ung thư gan nguyên phát, theo dõi và đánh giá tiên lượng của bệnh.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nồng độ Alpha Foeto Protein bằng phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang ở người xơ gan và ung thư gan nguyên phát” nhằm các mục tiêu sau:

1. Khảo sát sự khác biệt nồng độ Alpha Foeto Protein trên ngườibình thường, xơ gan và ung thư gan nguyên phát

2. Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ AFP với mức độ suy gan (theo tỷ prothrobin) của các bệnh lý xơ gan và ung thư gan nguyên phát.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Nhóm chứng: 34 người (17 nam, 17 nữ) 20-80 tuổi, khoẻ mạnh, bình thường, không có bệnh lý gan mật.

2.1.2. Nhóm bệnh nhân xơ gan : 32 người (22 nam và 10 nữ) điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế và Bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 4/2005 đến hết tháng 2/2006.

2.1.3. Nhóm bệnh nhân ung thư gan nguyên phát: 55 người (43 nam và 12 nữ) đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế và Bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 4/2005 đến hết tháng 2/2006.

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Đặc điểm chung

-Tuổi: phân bố theo lớp tuổi < 40 và  40 tuổi.

-Giới: nam và nữ.

2.2.2. Đặc điểm lâm sàng

-Các đặc điểm lâm sàng của xơ gan:

+Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

+Hội chứng suy gan.

+Tiên lượng: xơ gan theo tiêu chuẩn Child-Pugh.

-Các đặc điểm lâm sàng của ung thư gan

+Triệu chứng cơ năng: tổng trạng sút giảm, đau vùng gan, vàng da.

+Triệu chứng thực thể: sờ thấy gan lớn.



2.2.3. Triệu chứngcận lâm sàng

-Đối với bệnh nhân xơ gan và ung thư gan:

+Tỷ prothrombin: xét nghiệm trên máy xét nghiệm huyết học tự động..

+Enzym SGOT, SGPT: xét nghiệm trên máy sinh hoá tự động Hitachi 717.

+Bilirubin máu toàn phần và bilirubin trực tiếp: xét nghiệm trên máy sinh hoá tự động Hitachi 717.

+Albumin máu: xét nghiệm trên máy sinh hoá tự động Hitachi 717.

+AFP máu: xét nghiệm trên máy sinh hoá miễn dịch tự động theo phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang Elecsys 1010.

+Siêu âm gan: xét nghiệm trên máy siêu âm đầu dò Linear 7,5 MHz tại khoa CĐHA Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế.

+Chẩn đoán tế bào học đối với bệnh nhân ung thư gan nguyên phát.

AFP bình thường < 10ng/ml ( theo một số tác giả)



3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.Nghiên cứu trên người bị xơ gan

3.1.1. Phân bố bệnh nhân xơ gan theo giới

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân xơ gan theo giới



Giới

Số lượng

Tỷ lệ %

p

Nam

22

68,75

<0,01

Nữ

10

31,25

Tổng

32

100,00




*Nhận xét và bàn luận

-Tỷ lệ xơ gan của nam và nữ là 2,22 lần, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Tôn Hoài,Hoàng Trọng Thảng, Nguyễn Thị Xuân Tịnh, thấp hơn của Rasmi Despane, SR Kaukinkas là 4/1 lần.



3.1.2. Phân bố bệnh nhân xơ gan theo tuổi

Bảng 3. 2. Phân bố bệnh nhân xơ gan theo tuổi



Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

p

< 40 tuổi

7

21,88

<0,01

 40 tuổi

25

78,12

Chung

32

100,00




*Nhận xét và bàn luận

-Số bệnh nhân xơ gan  40 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn rõ so với bệnh nhân < 40 tuổi (p<0,01).Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước.



3.1.3. Môt số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân xơ gan

Bảng 3. 3. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân xơ gan



Đặc điểm lâm sàng

Số lượng

Tỷ lệ %
Sốt

9

29,03

Mệt mỏi

25

80,65

Gầy sút

23

74,19

Chán ăn

26

83,87

Vàng mắt, vàng da

25

80,65

Đau tức vùng gan

15

48,39

Gan lớn

17

54,84

Cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ

23

74,19

Phù hai chi dưới

16

51,61

Hồng ban, nốt nhện

5

16,13

*Nhận xét và bàn luận:

-Kết quả trên chứng tỏ bệnh nhân xơ gan thường đến điều trị muộn vì giai đoạn đầu triệu chứng khá kín đáo.

-Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số tác giả trong nước và trên thế giới (Phạm Song, Nguyễn Tôn Hoài, Nguyễn Thị Xuân Tịnh …)

3.1.4. Môt sô đăc điêm cận lâm sàng của bênh nhân xơ gan

Bảng 3. 4. Trị trung bình các kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan


Các đặc điểm cận lâm sàng

X  SD

Tỷ lệ prothrombin (%)

48,12  15,67

Hoạt độ SGOT (U/l)

148,81  132,26

Hoạt độ SGPT (U/l)


70,69  37,79

Nồng độ Bilirubin máu (mol/l)

60,05  54,69

Nồng độ Albumin máu (g/l)

25,06  6,86

Nhận xét và bàn luận:

- Tỷ lệ prothrombin thấp, hoạt độ enzym SGOT, SGPT tăng cao, trong đó SGOT tăng cao hơn SGPT. Nồng độ Bilirubin máu tăng rõ, nồng độ Albumin máu giảm rõ chứng tỏ sự suy giảm mức độ nặng chức năng tế bào gan.

- Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của nhiều tác giả khác.

3.1.5. Kêt quả nồng độ AFP ở người xơ gan phân bố theo giới .

Bảng 3.5. Tỷ lệ % nồng độ AFP ở người xơ gan phân bố theo giới



Giới

Nồng độ AFP (ng/ml)

≤10

11-25

26-100

101-500

> 500

Tổng

Nam

Số lượng (n)

12

4

2

3

1

22

Tỷ lệ %

54,55

18,18

9,09

13,64

4,54

100,00

p

> 0,05




Nữ

Số lượng (n)

4

4

1

1

0

10

Tỷ lệ %

40,00

40,00

10,00

10,00

0,00

100,00

p

-




Chung

Số lượng (n)

16

8

3

4

1

32

Tỷ lệ %

50,00

25,00

9,38

12,50

3,13

100,00

p

< 0,05




Nhận xét và bàn luận: -Tỷ lệ nam giới xơ gan có nồng độ AFP trung bình <10 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất (54,55%) và nữ giới bị xơ gan có AFP từ 11-25 ng/ml và

< 10ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất (40%)
3.1.6. Nồng độ AFP ở người xơ gan phân bố theo tuổi

Bảng 3.6. Tỷ lệ % nồng độ AFP ở người xơ gan phân bố theo tuổi


Giới

Nồng độ AFP (ng/ml)

≤ 10

11-25

26-100

101-500

> 500

Tổng

< 40

Số lượng (n)

5

2

0

0

0

7

Tỷ lệ %

71,43

28,57

0,00

0,00

0,00

100,00

p

-




 40

Số lượng (n)

11

6

3

4

1

25

Tỷ lệ %

44,00

24,00

12,00

16,00

4,00

100,00

p

> 0,05




Chung

Số lượng (n)

16

8

3

4

1

32

Tỷ lệ %

50,00

25,00

9,38

12,50

3,13

100,00

p

< 0,05




Nhận xét và bàn luận:

-Ở nhóm bệnh nhân xơ gan < 40 tuổi, không có người nào có nồng độ AFP > 25 ng/ml. Tất cả đều tập trung ở trị số ≤ 10 ng/ml và 11-25 ng/ml.

-Ở nhóm bệnh nhân xơ gan  40 tuổi, ngoài nhóm bệnh nhân có nồng độ AFP ≤ 10 ng/ml và nhóm 11- 25 ng/ml, số bệnh nhân có AFP > 25 ng/ml chiếm tỷ lệ khá cao. (32%).

Theo Hirai, sau 4 năm theo dõi nồng độ AFP ở bệnh nhân xơ gan biến chứng thành ung thư gan, kết quả như sau:

-AFP tăng cao > 100 ng/ml : có 46%.

-AFP tăng cao 20-100 ng/ml : có 39%.

- AFP < 20ng/ml : có 15%

Theo Hiroko Oka và cộng sự, trong 260 bệnh nhân xơ gan nghiên cứu có HBsAg (+) thì có 55 bệnh nhân chuyển thành ung thư gan nguyên phát. Trong đó:

-Nhóm AFP < 20 ng/ml : 26%.

-Nhóm AFP tăng 20-100 ng/ml : 36%.

-Nhóm AFP tăng cao > 100 ng/ml : 46%.

Để theo dõi được mối liên quan giữa nồng độ AFP của người bị xơ gan có thể chuyển thành ung thư gan nguyên phát, chúng tôi cần phải nghiên cứu thêm nhiều năm nữa.



3.1.7. Mối liên hệ giữa AFP với mức độ nặng theo Child-Pugh

Bảng 3.7. Mối liên hệ giữa AFP với mức độ nặng theo Child-Pugh


AFP (ng/ml)

≤ 10

11-25

26-100

101-500

> 500

Child A


1

0

0

0

0

Child B

4

2

0

2

1

Child C

11

6

3

2

0

Tổng

16

8

3

4

1

Nhận xét và bàn luận:

-Nhìn chung, nồng độ AFP ở người xơ gan chỉ có tương quan ở mức độ nhẹ, không tương quan với các mức độ nặng của suy gan theo Child-Pugh.

-Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự của Nguyễn Tôn Hoài và Hoàng Trọng Thảng.
3.2. Nghiên cứu trên người bị ung thư gan nguyên phát

3.2.1. Phân bố bệnh nhân ung thư gan theo giới

Bảng 3. 8. Phân bố bệnh nhân ung thư gan theo giới





Số lượng

Tỷ lệ %


p

Nam

43

78,18

< 0,01

Nữ

12

21,82

Tổng

55

100,00




Nhận xét và bàn luận:

-Tần suất mắc bệnh UTGNP của nam/nữ là 3,6/1 theo nghiên cứu của chúng tôi, cao hơn của Tôn Thất Tùng, Phạm Văn Lình, Nguyễn Văn Vân, Trần Lê Mơ, Phan Hiền tỷ lệ từ 2,6/1 đến 3,16/1.



3.2.2. Phân bố bệnh nhân ung thư gan theo tuổi

Bảng 3. 9. Phân bố bệnh nhân ung thư gan theo tuổi


Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %


p

< 40

8

15,55

< 0,01

 40

47

85,45

Tổng

55

100,00




Nhận xét và bàn luận:

-Tần suất mắc bệnh của người 40 tuổi so với người < 40 tuổi là 5,5/1 lần. Điều này cũng phù hợp với thực tế vì muốn chuyển thành UTGNP phải trải qua một thời gian dài tiến triển. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Tôn Thất Tùng, Vũ Văn Khiêm, Phạm Văn Lình, Phan Hiền, Ebara M, Kita, Nagato Y và cộng sự 3.2.3. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư gan nguyên phát

Bảng 3.10. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư gan


Đặc điểm lâm sàng

Số lượng

Tỷ lệ %
Sốt

7

12,73
Mệt mỏi

44

80,00

Gầy sút

30

54,55

Chán ăn

43

78,18

Vàng mắt, vàng da

31

56,36

Đau tức vùng gan

45

81,82

Gan lớn

40

72,73

Cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ

19

34,55

Phù hai chi dưới

10

18,18

Hồng ban, nốt nhện

1

1,82

Nhận xét và bàn luận:

-Ở bệnh nhân ung thư gan, triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, đau tức vùng gan, gan lớn chiểm tỷ lệ rất cao (> 70%).

-Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Phạm Song, Phạm Văn Lình, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Văn Nhiên, Trần Lê Mơ, Hoàng Trọng Thảng.

3.2.4. Một số đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư gan

Bảng 3. 14 Trị trung bình một số xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư gan



Các đặc điểm cận lâm sàng

X  SD
Tỷ lệ prothrombin

70,02  16,55

Hoạt độ SGOT

151,36  149,45

Hoạt độ SGPT

79,07  59,31

Nồng độ Bilirubin máu

45,17  51,84

Nồng độ Albumin máu

27,58  7,43

Nhận xét và bàn luận:

-Các kết quả trên cho thấy có sự suy giảm chức năng tế bào gan tương tự trường hợp xơ gan. Tuy nhiên trị trung bình của tỷ prothrombin ở người ung thư gan cao hơn so với người bị xơ gan có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


3.2.5. Nồng độ AFP ở bệnh nhân ung thư gan phân bố theo giới

Bảng 15.Tỷ lệ % nồng độ AFP ở người ung thư gan phân bố theo giới



Giới

Nồng độ AFP (ng/ml)

≤ 10

11-25

26-100

101-500

> 500

Tổng

Nam

Số lượng

11

1

14

13

4

43

Tỷ lệ %

25,58

2,33

32,56

30,23

9,30

100,00

Nữ

Số lượng

0

1

3

5

3

12

Tỷ lệ %

0

8,33

25,00

41,67

25,00

100,00

Chung

Số lượng

11

2

17

18

7

55

Tỷ lệ %

20,00

3,64

30,91

32,65

12,80

100,00

Nhận xét và bàn luận: -Ở bệnh nhân nam, nồng độ AFP 26- 100 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất (32,56 %), trong khi đó ở nữ nồng độ AFP trong nhóm 101-500 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất(41,67%), không có bệnh nhân nữ nào có AFP < 10 ng/ml.

-Kết quả trên cho thấy, ở bệnh nhân ung thư gan, nồng độ AFP cao hơn nhiều so với bệnh nhân xơ gan.

-Kết quả nghiên cứu AFP theo phương pháp của chúng tôi thấp hơn phương pháp ELISA theo các tác giả khác.

3.2.6. Kết quả nồng độ AFP ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát phân bố theo tuổi

Bảng 3.16. Tỷ lệ % nồng độ AFP ở người ung thư gan phân bố theo tuổi


Tuổi

Nồng độ AFP (ng/ml)

≤ 10

11-25

26-100

101-500

> 500

Tổng

< 40

Số lượng

3

0

3

1

1

8

Tỷ lệ %

37,50

0,00

37,50

12,50

12,50

100,00

 40

Số lượng

8

2

14

20

3

47

Tỷ lệ %

17,02

4,26

29,79

42,56

6,38

100,00

Chung

Số lượng

11

2

17

18

7

55

Tỷ lệ %

20,00

3,64

30,91

32,65

12,80

100,00

Nhận xét và bàn luận: Nồng độ AFP ở người ung thư gan < 40 tuổi tập trung từ < 10ng/ml và 26-100 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất(37,5%), trong khi đó nhóm  40 tuổi có nồng độ AFP chủ yếu từ 101-500 ng/ml (42,56%)

Không phải 100% trường hợp ung thư gan nguyên phát có trị số AFP cao hơn mức bình thường.



3.3.Tỷ lệ % nồng độ theo các mức độ ở người xơ gan, ung thư gan đối chiếu với nhóm chứng

Bảng 3.17. Nồng độ AFP trong các mức độ ở người xơ gan , ung thư gan đối chiếu với nhóm chứng



Nồng độ AFP ng/ml

Bình thường

≤ 10


Nghi ngờ tăng

11-25


Tăng ít

26-100


Tăng cao

101-500


Tăng rất cao

> 500


Tổng

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

Nhóm chứng

34

100

0

0

0

0

0

0

0

0

34

100

Xơ gan

16

50,00

8

25,00

3

9,38

4

12,50

1

3,13

32

100

Ung thư gan

11

20,00

2

3,64

17

30,91

18

32,73

7

12,73

55

100

Nhận xét và bàn luận: Nồng độ AFP của người bình thường ở nhóm chứng là 100%

< 10 ng/ml . Như vậy độ đặc hiệu của phương pháp định lượng này là 100%.

AFP ở người xơ gan < 25 ng/ml (75%), chỉ có 3,13% có AFP >500ng/ml.

AFP ở người ung thư gan tập trung nhiều nhất trong khoảng 101-500 ng/ml (32,73%), có 12,73% AFP >500ng/ml.

Do phương pháp khác nhau nên kết quả của chúng tôi có khác với một số tác giả khác.



3.4. Khảo sát sự tương quan giữa nồng độ AFP ở bệnh nhân xơ gan và ung thư gan nguyên phát với mức độ suy gan (AFP theo tỷ prothrombin):

3.4.1. Tương quan giữa nồng độ AFP ở bệnh nhân xơ gan với tỷ prothrombin r = 0,39 p = 0,027

Có sự tương quan giữa nồng độ AFP ở bệnh nhân xơ gan với tỷ prothrombin


Nồng độ AFP ng/ml


Tỷ prothrombin
Biểu đồ 1. Tương quan giữa nồng độ AFP ở bệnh nhân xơ gan với mức độ suy gan

3.4.2. Tương quan giữa nồng độ AFP ở bệnh nhân ung thư gan với tỷ prothrombin

r = 0,131 p = 0,341

Với r = 0,131, p = 0,341 không có sự tương quan giữa nồng độ AFP ở bệnh nhân ung thư gan với tỷ prothrombin

4. KẾT LUẬN

4.1 Sự khác biệt của nồng độ AFP giữa người bình thường, xơ gan và ung thư gan nguyên phát

+ Nồng độ AFP của người bình thường trong nhóm chứng < 10 ng/ml chiếm tỷ lệ 100%

+ Nồng độ AFP ở người bị xơ gan theo giới: :

Tỷ lệ nam giới xơ gan có nồng độ AFP trung bình <10 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất (54,55%) và nữ giới bị xơ gan có AFP từ 11-25 ng/ml và < 10ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất (40%)

+ Nồng độ AFP ở người bị xơ gan theo tuổi:

Ở nhóm bệnh nhân xơ gan < 40 tuổi, không có người nào có nồng độ

AFP > 25 ng/ml. Tất cả đều tập trung ở trị số ≤ 10 ng/ml và 11-25 ng/ml.

Ở nhóm bệnh nhân xơ gan  40 tuổi, ngoài nhóm bệnh nhân có nồng độ AFP ≤ 10 ng/ml và11- 25 ng/ml, số bệnh nhân có AFP > 25 ng/ml chiếm tỷ lệ khá cao. (32%)

+ Nồng độ AFP ở người bị ung thư gan theo giới:

Ở bệnh nhân nam, nồng độ AFP 26- 100 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất (32,56 %), nồng độ AFP <10ng/ml (25,58%), trong khi đó ở nữ nồng độ AFP trong nhóm 101-500 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất(41,67%), không có bệnh nhân nữ nào có AFP < 10 ng/ml.

+ Nồng độ AFP ở người bị ung thư gan theo tuổi:

Nồng độ AFP ở người ung thư gan < 40 tuổi tập trung từ < 10ng/ml và 26-100 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất(37,5%), trong khi đó nhóm  40 tuổi có nồng độ AFP chủ yếu từ 101-500 ng/ml (42,56%)

Không phải 100% trường hợp ung thư gan nguyên phát có trị số AFP cao hơn mức bình thường.

Nhìn chung, nồng độ AFP của người bình thường ở nhóm chứng là 100%



< 10 ng/ml . Như vậy độ đặc hiệu của phương pháp định lượng này là 100%.

AFP ở người xơ gan < 25 ng/ml (75%), chỉ có 3,13% có AFP >500ng/ml.

AFP ở người ung thư gan tập trung nhiều nhất trong khoảng 101-500 ng/ml (32,73%), có 12,73% AFP >500ng/ml.

4.2. Sự tương quan giữa nồng độ AFP và mức độ suy gan (theo tỷ prothrombin)

-Đối với xơ gan: có sự tương quan giữa AFP và tỷ prothrombin : r = 0,39 và

p < 0,05.

-Đối với ung thư gan: không có sự tương quan giữa nồng độ AFP và tỷ prothrombin .



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Bình (1997), Nhận xét về xét nghiệm AFP ở bệnh nhân ung thư gan, Thông báo khoa học của các trường Đại học, tr 32-36.

2. Lê Văn Don và cộng sự (2000), "Giá trị của AFP trong chẩn đoán xác định, tiên lượng và theo dõi điều trị một số thể ung thư gan nguyên phát", Nội khoa (2), tr 8-10.

3. Bạch Vọng Hải và cộng sự (1997), Các chuyên đề hoá sinh và dich tể học lâm sàng, Tài liệu giảng dạy Sau Đại học, tập 1. NXB Y học, Hà Nội.

4.Nguyễn Kim Nữ Hiếu và cộng sự (1996), "Định lượng Alpha Foetoprotein (AFP) ở bệnh nhân viêm gan mạn và xơ gan có HbsAg dương tính", Y học thực hành (6), tr 18-20.

5. Nguyễn Tôn Hoài (2001), Nghiên cứu nồng độ Alpha foetoprotein ở bệnh nhân viêm gan mạn và xơ gan. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học y khoa. Đại học Huế.

6.Trần Văn Huy (2003), "Giá trị của Alpha foetoprotein huyết thanh trong chẩn đoán và theo dõi ung thư biểu mô tế bào gan", Y học thực hành, tr 42-45.

7. Vũ Văn Khiên, Hà Văn Mạo, Hoàng Gia Lợi và cộng sự (1997), Mối liên quan giữa kháng nguyên bề mặt viêm gan B và Alpha Foetoprotein (AFP) huyết thanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan và bệnh gan mạn tính, Công trình nghiên cứu Y học quân sự. Số 5, tr 64-67.

8. Hoàng Trọng Thảng (2002), Xơ gan, Bệnh tiêu hoá gan mật, NXB Y học, Hà Nội, tr 228-243.

9. Alexander P. (1972), "Foetal antigen Cancer", Nature, pp 235-237.

10.Chien-Hung Chen,Ting-Tsung Chang et al (2006), “ Do young hepato cellular carcinoma patients have worse prognosis? The paradox of age as a prognostic factor in the survival of hepato cellular carcinoma patients”, liver international, 26 (7), pp 766-773

11. Chien-Hung Chen, Wei – Wen Su et al (2006), “ long – term trends and geographic variations in the survival of patients with hepato cellular carcinoma: Analysis of 11.312 patients in TaiWan”, Journal of gastroenterology and hepatology , 21(10),pp 1561-1566



12.Cho Soo – Jeong , Yoon Jung- Hwan, Hwang Seung Silk and Hyo- Suk (2007), “ Do young hepato cellular carcinoma patients with relatively good liver function have poorer outcomes than elderly patients”,Journal of gastroenterology and hepatology , ( online-early articles), do. 10.1111: 1440 -1746


Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 208.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương