Hoàng Như Dũng, Trương Như Sơn, Hoàng Trọng Quý, Trần Đại Ái



tải về 81.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích81.27 Kb.
#29401
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ THÔNG SỐ CẬN LÂM SÀNG TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC CHỐNG LAO Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ LAO TẠI TRUNG TÂM Y TẾ PHÚ VANG NĂM 2012 - 2013


Hoàng Như Dũng, Trương Như Sơn, Hoàng Trọng Quý, Trần Đại Ái,


Nguyễn Minh Hùng, Bùi Dũng, Hồ Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Nhân, Dương Thị Hồng Gấm, Trần Thị Thuận, Nguyễn Thị Thủy, Lê Thị Lành, Trần Tự, Trần Thị Kim Anh

Trung tâm Y tế Phú Vang
TÓM TẮT

Nghiên cứu tác dụng không mong muốn ở 128 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh lao và điều trị theo phác đồ I (2SHRZ(E)/6HE) của chương trình Chống Lao Quốc gia tại Trung tâm y tế Phú Vang năm 2012 - 2013 cho thấy: Biểu hiện tác dụng phụ của lao về lâm sàng là 26,6%, trong đó 3,9% nặng (viêm gan do thuốc, chóng mặt, ù tai, gút, sẩn ngừa) và 22,7% trung bình và nhẹ. Thay đổi các thông số sinh hóa máu vào các tuần 0, 8 và 20 của điều trị lao lần lượt là Acid uric (5,00 ± 2,12; 8,94 ± 3,20 và 6,05 ± 1,63 mg/100ml), AST (32,24 ± 11,37, 38,56 ± 37,79 và 32,50 ± 11,87 U/l); ALT (31,05 ± 12,3, 39,78 ± 40,93 và 32,21 ± 16,46 U/l); Creatinine (0,87 ± 0,20, 0,96 ± ,0,19 và 0,90 ± ,0,10 mg/100ml) và Mức lọc cầu thận (75,89 ± 25,64, 69,58 ± 22,91 và 73,33 ± 20,32 ml/phút. Các thông số sinh hóa gia tăng có ý nghĩa thống kê vào tuần 8 của điều trị: acid uric (P<0,0001), AST (P<0,05), ALT (P <0,01) tỷ lệ bệnh nhân tăng AST – ALT trên 2 lần ULN gồm AST 9,3% (12), ALT 12,5% (16). Tăng acid uric máu có liên quan với giới tính với tỷ suất chênh (OR) tăng acid uric ở nam so với nữ là 3,5 (P <0,05). Có tương quan giữa ALT máu và độ tuổi vào tuần 8 với r = 0,197, P < 0,05. Biểu hiện tác dụng phụ nặng của thuốc chống lao trên lâm sàng có tỷ lệ 3,9% và phải ngưng dùng thuốc. Sự thay đổi các thông số sinh hóa máu của acid urid, transaminase và creatinine máu có ý nghĩa thống kê, trong đó bệnh nhân với tăng transaminase máu cần phải theo dõi chặt chẽ nguy cơ viêm gan do thuốc, đặc biệt ở người già, nghiện rượu hoặc có tiền sử bệnh gan.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tác dụng phụ của thuốc chống lao của thuốc chống lao là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh nhân không tuân thủ điều trị và dẩn đến bỏ trị. Hiểu biết tác dụng phụ của thuốc chống lao về lâm sàng và cận lâm sàng góp phần quản lý tốt và điều trị thành công cho bệnh nhân lao trong chiến lược DOTS.Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lâm sàng và một số thông số cận lâm sàng tác dụng phụ của thuốc chống lao ở bệnh nhân điều trị bệnh lao tại Trung tâm Y tế Phú Vang năm 2012 -2013 ” với các mục tiêu:

- Đánh giá tác dụng phụ của thuốc trên lâm sàng và trên các thông số sinh hóa về acid uric, transaminase và creatiine máu và mức lọc cầu thận.

- Khảo sát một số yếu tố liên quan và tương quan đến sự thay đổi nồng độ các thông số sinh hóa máu về acid uric, transaminase, creatinine.



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Bệnh nhân có chẩn đoán mắc bệnh lao điều trị theo phác đồ I của Chương trình Chống lao Quốc gia, đăng ký điều trị tại Chương trình Chống Lao Trung tâm Y tế Phú Vang từ 01/5/2012 đến 31/5/2013.



2. Thiết kế nghiên cứu

Thực hiện theo phương pháp tiến cứu.



3. Các bước tiến hành

Dùng protocol để thu thập thông tin về người bệnh cần nghiên cứu.

Những người bệnh được nghiên cứu được khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng vào các thởi điêm trước điều trị (tuần 0), hết giai đoạn tấn công (tuần 8) và tuần 20 của liệu trình điều trị và ghi đầy đủ dữ liệu vào phiếu điều tra

- Các xét nghiệm thực hiện: thông số sinh hóa máu của Acid uric, AST (SGOT) và ALT (SGPT) và creatinine. Ước tính mức lọc cầu thận theo công thức Cockroft và Gault.



4. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS Version 20.

III. KẾT QUẢ

1. Đánh giá tác dụng phụ của thuốc trên lâm sàng và trên các thông số sinh hóa về acid uric, transaminase và creatiine máu

1.1. Biểu hiện do tác dụng phụ của thuốc chống lao về lâm sàng

Bảng 1. Tỷ lệ tác dụng phụ của thuốc chống lao về lâm sàng



Mức độ tác dụng phụ

Biểu hiện lâm sàng

Tổng số

Tỷ lệ

(%)

Nặng

Ù tai, chóng mặt; viêm gan do thuốc, tăng acid uric dẫn đến gút cấp, sẩn ngứa mức độ nặng

5

3,9

Trung bình và nhẹ

Buồn nôn, đau bụng, nóng bỏng ở bàn chân, tê bì tay chân, phát ban, sẩn ngứa mức độ nhẹ

29

22,7

Tỷ lệ tác dụng phụ của thuốc chống lao là 26,6% trong đó nặng là 3,9%, trung bình và nhẹ 22,7%.

1.2. Thay đổi các thông số sinh hóa máu về acid uric, transaminase và creatinine

Bảng 2. Đánh giá chung về nồng độ trung bình của acid uric, transaminase, creatinine máu và mức lọc cầu thận



Thông số sinh hóa

Tuần 0

Tuần 8

Tuần 20

Acid uric (mg/100ml)

5,00 ± 2,12

8,94 ± 3,20

6,05 ± 1,63

AST (U/l)

32,24 ± 11,37

38,56 ± 37,79

32,50 ± 11,87

ALT (U/l)

31,05 ± 12,3

39,78 ± 40,93

32,21 ± 16,46

Creatinine (mg/100ml)

0,87 ± 0,20

0,96 ± ,0,19

0,90 ± ,0,10

Mức lọc cầu thận (ml/ph)

75,89 ± 25,64

69,58 ± 22,91

73,33 ± 20,32

Tại các thời điểm tuần 0, tuần 8 và tuần 20, nồng độ acid uric lần lượt là 5,00 ± 2,12mg/dl; 8,94 ± 3,20mg/dl và 6,05 ± 1,63 mg/dl; AST 32,24 ± 11,37 U/l, 38,56 ± 37,79 U/l, và 32,50 ± 11,87U/l, ALT 31,05 ± 12,3U/l, 39,78 ± 40,93 U/l và 32,21 ± 16,46 U/l; creatinine máu 0,87 ± 0,20mg/dl, 0,96 ± 0,19mg/dl và 0,90 ± 0,10mg/dl với mức lọc cầu thận tương ứng là 75,89 ± 25,64ml/phút, 69,58 ± 22,91ml/phút và 73,33 ± 20,32ml/phút.

Bảng 3: Thay đổi nồng độ acid uric, transaminase vào các thời điểm điều trị






Acid uric

AST (SGOT)

ALT (SGPT)

Thời điểm điều trị

Nồng độ

(mg/100ml)

P

Nồng độ

(U/l)

P

Nồng độ

(U/l)

P

Tuần 0

5,00 ± 2,12

< 0,0001

32,2 ± 11,4

P = 0,04

31,1 ± 12,3

= 0,006

Tuần 8

8,94 ± 3,20

38,6 ± 37,9

39,8 ± 40,9

Tuần 8

8,94 ± 3,20

< 0,0001

38,6 ± 37,9

P < 0,001

39,8 ± 40,9

< 0,001

Tuần 20

6,05 ± 1,63

32,5 ± 11,9

32,2 ± 16,4

Tuần 0

5,00 ± 2,12

< 0,0001

32,2 ± 11,4

P >0,05

31,1 ± 12,3

> 0,05

Tuần 20

6,05 ± 1,63

32,5 ± 11,9

32,2 ± 16,5

Nồng độ trong máu của acid uric, transaminase vào các thởi điểm điều trị thay đổi có ý nghĩa thống kê.

2. Một số yếu tố liên quan đến thay đổi thông số sinh hóa máu của acid uric, trasaminase và creatinine máu.

Bảng 4: Tỷ lệ tăng transaminase trên 2 lần ngưỡng trên của nồng độ bình thường (ULN)



Thời điểm điều trị

AST

ALT

Tổng số (b/n)

Tỷ lệ (%)

Tổng số (b/n)

Tỷ lệ (%)

Tuần 0

6

4,7

6

4,7

Tuần 8

12

9,3

16

12,5

Tuần 40

5

3,9

7

5,1

Tại các thời điểm tuần 0, tuần 8 và tuần 20, tỷ lệ tăng transaminase với AST là 4,7%, 9,3% và 3,9% ; ALT là 4,7%, 12,5% và 5,1%.

Biểu đồ 1.Tương quan giữa ALT máu và độ tuổi vào cuối giai đoạn điều trị tấn công (tuần 8). r = 0,197 (N-2 = 126) , P = 0,025.

Bảng 5. Liên quan giữa acid uric máu và giới tính tại các thởi điểm điều trị

Acid uric máu (mg/100ml)

Nam

Nữ

P

Tuần 0

5,18 ± 2,19

4,27 ± 1,69

< 0,05

Tuần 8

9,51± 3,19

6,72 ± 2,09

< 0,0001

Tuần 20

6,33 ± 1,63

4,98 ± 1,13

< 0,0001

Vào các thời điểm điều trị, nồng độ acid uric máu ở nam và nữ khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Bảng 6. Dự báo nguy cơ tăng acid uric theo giới sau giai đoạn điều trị tấn công (tuần 8)









P




Giá trị

Chi-square test

Continuity Correction

Fisher test

Tỷ suất chênh Odds ratio đối với tăng acid uric (tăng/không tăng)

3,50

= 0,05

= 009

= 0,04

Tỷ suất chênh tăng acid uric ở nam giới so với nữ là 3,5.

IV. BÀN LUẬN

Phản ứng phụ do thuốc lao thường xảy ra vào giai đoạn điều trị tấn công, đặc biệt là những tuần đầu điều trị. Một số tác dụng phụ đặc trưng có thể tìm ra tác nhân như giảm thị lực do ethambutol, rối loạn tiền đình ốc tai do streptomycin, cũng có khi khó tìm ra tác nhân vì thuốc chống lao thường dùng phối hợp theo phác đồ đa hóa trị liệu.



1. Biểu hiện do tác dụng phụ của thuốc chống lao về lâm sàng

Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện tác dụng phụ của thuốc về lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi là 26,6%, trong đó 3,9% nặng và 22,7% trung bình và nhẹ.

Những tác dụng phụ nặng như tổn thương tiền đình do streptomycin, dị ứng thuốc mức độ nặng, tăng acid uric ở bệnh nhân bệnh gút dẫn đến cơn gút cấp thường phải ngưng dùng thuốc. Đặc biệt viêm gan do thuốc là một tai biến do thuốc lao khá thường gặp, nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, đau bụng, cảm giác nóng ở chân, tê bì tay chân, đau khớp, sẩn ngứa, phát ban mức độ nhẹ được xử trí thích hợp và thường không phải ngưng thuốc.



2. Thay đổi các thông số sinh hóa máu về acid uric, transaminase và creatinine

2.1.Thay đổi nồng độ

Các thông số sinh hóa máu về acid uric, transaminase và creatinine máu được theo dõi định kỳ vào các thời điểm tuần 0, tuần 8 và tuần 20 trong liêu trình đa hóa trị liệu kháng lao.

Nồng độ acid uric máu vào các thời điểm đánh giá tương ứng là 5,00 ± 2,12 mg/100ml, 8,94 ± 3,20 mg/100ml và 6,05 ± 1,63mg/100ml (bảng 2), giá trị acid uric máu cao nhất vào tuần 8 (hết giai đoạn điều trị tấn công) sau đó giảm dần dưới mức sinh lý bình thường (7mg%), tuy nhiên vẫn còn ở mức cao hơn so với trước điều trị. Tăng acid uric được xác nhận trong các nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc chống lao [2],[9],[8]. SA Solang và cộng sự nhận thấy acid uric tăng có ý nghĩa từ tuần 0, tuần 2 đến tuần 8, và giảm xuống vào tuần 12 sau khi ngưng pyrazinamide, sự gia tăng này có thê phục hồi sau khi ngưng thuốc [9]. Tác nhân chính làm tăng acid uric chủ yếu là do pyrazinamide, ngoài ra có thể do ethambutol.Kekkaku cho rằng trong liệu trình điều trị kháng lao, có nhiều trường hợp phải gián đoạn hoặc ngưng điều trị do rối loạn chức năng gan hoặc ban da, nhưng không phải ngưng pyrazinamide do tăng acid uric [8]. Pyrazinamide là một thuốc quan trọng trong giai đoạn điều trị tấn công. Tăng acid uric do thuốc này có thể quản lý bằng theo dõi và không cần phải ngưng thuốc

2.2.Thay đổi nồng độ transaminase

Transaminase đặc biệt là ALT là một dấu ấn được dùng nhiều nhất để đánh giá nguy cơ tử vong của bệnh gan [3]. ALT là dấu ấn đặc hiệu cho tổn thương tế bào gan, trong khi tăng AST có thể thứ phát do tổn thương những cơ quan khác [4].

Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy giữa các thời điểm đánh giá, transaminase thay đổi có ý nghĩa thống kê. Sự gia tăng rõ rệt nhất là cuối giai đoạn điều trị tấn công (tuần 8), sau đó giảm xuống gần như bình thường trước điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân tăng transaminase gấp 2 lần ngưỡng trên của giá trị bình thường cao nhất vào tuần 8 (với 9,3% tăng AST và 12,5% tăng ALT). Các nghiên cứu trước đây cho rằng pyrazinamid ít độc với gan [6], tuy nhiên những nghiên cứu về sau nhận thấy pyrazinamid có độc tính với gan cao hơn so với rifampicine và INH.

Bệnh nhân có tăng transaminase trên 2 lần giới hạn trên của ngưỡng bình thường cần được theo dõi sát, đặc biệt các bệnh nhân già, có tiền sử nghiện rượu hoặc bệnh gan. Cần xét nghiệm về chức năng gan để theo dõi và quyết định tiếp tục điều trị, tạm thời ngưng hoặc phải ngưng dùng thuốc.



2.3.Thay đổi nồng độ creatinine máu

Có sự thay đổi nồng độ creatinine máu giữa các thời điểm điều trị (bảng 2). Creatinine máu tăng từ 0,87 ± 0,20 ml/100mg trước điều trị đến 0,96 ± 0,19mg/100ml ở cuối giai đoạn điều trị tấn công, và giảm về mức 0,90 ± 0,10mg/100ml. Kết quả của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Ghulam Akbar Solangi và Begum [5] [9].

Mức lọc cầu thận (ước tính theo công thức của DW Cockcroft và M H. Gault) vào các thời điểm tuần 0, tuần 8 và tuần 20 tương ứng là 75,89 ± 25,64 ml/ph, 69,58 ± 22,91 ml/ph và 73,33 ± 20,32ml/ph. Theo SA.Adebisi lao phổi là một yếu tố làm rối loạn đáng kể chức năng thận, mặc dù trong quá trình điều trị có sự gia tăng acid uric máu, nhưng chức năng thận được cải thiện một cách ổn định [9].

3. Các yếu tố liên quan và tương quan đến thay đổi nồng độ acid uric, transaminase và creatinine máu.

3.1.Các yếu tố liên quan đến transaminase

Chúng tôi nhận thấy độ tuổi có ảnh hưởng đến thay đổi nồng độ transaminse. Ở nhóm bệnh nhân tăng AST độ tuổi trung bình là 55,92 ± 15,52 tuổi cao hơn so với bệnh nhân không tăng AST (45,61 ± 17,01 tuổi), đồng thời có tương quan giữa độ tuổi với nồng độ ALT với. hệ số tương quan r = 0,197 P < 0,05.



3.2. Các yếu tố liên quan đến acid uric

Có sự khác nhau về nồng độ acid uric máu với nữ thấp hơn nam một chút, và sự khác biệt này rõ rệt hơn vào cuối giai đoạn tấn công với nồng độ là 9,51 ± 3,19mg/100ml ở nam và 6,72 ± 2,09mg/100ml ở nữ (P <0,0001), đồng thời dự đoán nguy cơ tăng acid uric ở nam so với nữ là 3,5 (OR = 3,5, P <0,05) (bảng 6).



V. KẾT LUẬN

1. Các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng do tác dụng phụ của thuốc chống lao:

Tỷ lệ tác dụng phụ của thuốc chống lao trên lâm sàng là 26,7% trong đó 3,9% tác dụng phụ nặng 3,9% và 22,7% trung bình và nhẹ.

Acid uric tăng trên mức sinh lý bình thường vào cuối giai đoạn điều trị tấn công là 8,94 ± 3,20mg/100ml

Transaminase tăng có ý nghĩa thống kê vào cuối giai đoạn điều trị tấn công

AST: 32,24 ± 11,37U/l, 38,56 ± 37,79U/l và 32,50 ± 11,87U/l

ALT: 31,05 ± 12,3U/l, 39,78 ± 40,93U/l và 32,21 ± 16,46U/l



2. Các yếu tố liên quan và tương quan

Tỷ lệ tăng transaminase trên 2 lần ngưỡng trên của nồng độ bình thường (ULN) vào các tuần 0, tuần 8 và tuần 20 với AST là 4, 7%, 9,3% và 3,9% và ALT là 4,7%, 12,5% và 5,1%

Tương quan giữa ALT máu và độ tuổi vào cuối giai đoạn điều trị tấn công (tuần 8). r = 0,197 (N-2 = 126) , P < 0,05

Có sự liên quan giữa tăng acid uric máu với giới tính tại các thời điểm điều trị

Tỷ suất chênh tăng acid uric ở nam giới so với nữ với OR = 3,5, P <0,05.

VI. KIẾN NGHỊ

1. Để quản lý điều trị tốt bệnh nhân lao theo chiến lược điều trị DOTS, ngoài việc người bệnh cam kết và tuân thủ các nguyên tắc điều trị, cán bộ chống lao phải hướng dẫn và giải thích rõ triệu chứng tác dụng phụ của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí, giảm thiểu tai biến do tác dụng phụ của thuốc.

2. Thực hiện các xét nghiệm theo dõi tác dụng phụ của thuocs chống lao gồm acid uric máu, transaminase và creatinine, lồng ghép theo lịch tái khám của bệnh nhân lao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adebisi SA et al (2000), “Effect of drug-induced hyperuricaemia on renal function in Nigerians with pulmonary tuberculosis”, Afr J Med Med Sci. 2000 Sep-Dec;29(3-4):297-300

2. Balouch GH. et al (2011), “Hepatotoxicity and hyperuricemia in patients on anti tuberculosis Therapy (An Experience at Tertiary Care Teaching Hospital)”, World Applied Sciences Journal 13(3) 606-610, 201

3. Chang Kim Hyeon et al (2004), “Normal serum aminotransferase concentration and risk of mortality from liver diseases: prospective cohort study” BMJ 2004;328:983

4. Mengel M et al (2009), Family Medicine: Ambulatory Care and Prevention, Fifth Edition. McGraw-Hill 2009.pp. 296-300

5. Nahar BL. et al (2006), “A comparative study on the adverse effects of two anti-tuberculosis drugs regimen in initial two-month treatment period”, Bangladesh J Pharmacol 2006; 1: 51-57

6. Parthasarathy R. et al (1986) “Hepatic toxicity in south Indian patients during treatment of tuberculosis with short-course regimens containing isoniazid, rifampicin and pyrainamide. Tubecule 1986; 67: 99–108.

7. Solangi GA. et al (2004), “Pyrazinamide induced hyperuricemia in patients taking Anti-Tuberculous therapy”, JCPSP 2004; Vol. 14 (3): 136-138



8. Taki H et al (2008), “Epidemiological survey of hyperuricemia as an adverse reaction to antituberculous therapy with pyrazinamide”, Kekkaku. 2008 Jul;83(7):497-501

9. Solangi GA. et al (2004), “Pyrazinamide induced hyperuricemia in patients taking Anti-Tuberculous therapy”, JCPSP 2004; Vol. 14 (3): 136-138
Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 81.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương