Hành VI con ngưỜi và MÔi trưỜng xã HỘi chủ ĐỀ: thực trạng bạo lực ngôn từ Khái niệm



tải về 14.34 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2024
Kích14.34 Kb.
#56202
  1   2   3
THỰC TRẠNG BẠO LỰC NGÔN TỪ


HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG BẠO LỰC NGÔN TỪ


  1. Khái niệm

Theo WHO, bạo lực là việc cố ý sử dụng vũ lực hoặc quyền lực, dù đe dọa hay thực tế để chống lại người khác hoặc chống lại một nhóm hoặc cộng đồng, dẫn đến hoặc có khả năng cao dẫn đến thương tích, tử vong, tổn hại tâm lý, kém phát triển. Nội dung bạo lực được xem là những đoạn text, hình ảnh, video có chứa những hành vi trên. Bạo lực ngôn từ là khái niệm mới ở Việt Nam, theo nghiên cứu của N.T.Châm, bản dịch tiếng Anh gần nghĩa nhất là verbal violence, chính là hành vi dùng ngôn từ để công kích, xúc phạm một hay nhiều người (verbal abuse). Bạo lực ngôn từ là hành vi sử dụng ngôn ngữ quá giới hạn khi nói hay viết nhằm đe dọa, hạ thấp giá trị người khác, vô tình hay cố ý làm tổn thương tâm lý cho người tiếp nhận. (Pháp Luật Của Một Số Nước Đối Với Bạo Lực Ngôn Từ Trên Mạng Xã Hội Và Giá Trị Tham Khảo Đối Với Việt Nam, 2020).



  1. Các hình thức bạo lực ngôn từ

  1. Bạo lực ngôn từ trong gia đình

Theo Pháp luật Việt Nam, Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái” - là khái niệm có thực và đang diễn ra khá nhiều trong xã hội nhân danh một kinh nghiệm lâu đời “thương cho roi cho vọt”. Những đứa trẻ - nạn nhân của việc “bạo lực lời nói” thường bị tác động rất rõ rệt trong việc hình thành nhân cách của các em về sau này.

Ở Trang thông tin của Bệnh viện Từ Dũ, nói đến trường hợp bé gái 12 tuổi bị trầm cảm do ở nhà bé thường xuyên bị cha mẹ dùng ngôn từ miệt thị, chỉ trích “đồ ăn hại, ngu như bò” khi bé mắc lỗi, làm sai một việc gì đó. Từ đó bé lúc nào cũng nghĩ bản thân mình ngu đần và sinh ra cảm giác ám ảnh, không dám chơi với các bạn học giỏi. Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn việc sử dụng hành vi bạo lực ở đây là bạo lực bằng lời nói có thể chấp nhận để giáo dục con cái, mắng chửi, chì chiết, hạ thấp nhân cách của con trước đám đông. Những bậc cha mẹ này đều “Thương cho roi cho vọt” là luận điểm phổ biến nhất để bào chữa cho những quyết định bạo lực (cả về hành động lẫn lời nói) của người lớn dành cho trẻ con tại Việt Nam. Luận điểm này, cũng tương tự như ví dụ kim cương và than đá, cho rằng để phát triển, con người cần liên tục bị đẩy đến cực hạn của áp lực - mà ở đây là sự bạo lực ngôn từ. Và ở trong những gia đình khác có rất nhiều đứa trẻ từng nghe sự chửi mắng của người nhà như “Sao mày ngu thế?”, “Sao mày không cố như con nhà người ta?”, “Sao tao lại đẻ ra giống như mày?” hay “Chỉ có mỗi việc ăn học cũng làm không xong?” , sự so sánh con mình với người khác.


Theo bà N.H.Anh- Quản lý dự án MSD ( mạng lưới Quản trị quyền trẻ em) một trong những nguyên nhân của bạo lực gia đình bằng ngôn từ là sự thiếu hụt về kỹ năng của cha mẹ. Do đó cần có các biện pháp thay đổi những quan niệm mang tính “chấp nhận”, “ cổ vũ” bạo lực gia đình bằng ngôn từ và mang nặng định kiến. Dự thảo Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình sửa đổi cần giải thích khái niệm” trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em” là do nhiều cha mẹ nhầm lẫn đây là hành vi có thể chấp nhận để dạy dỗ con cái trong gia đình. Trong dự thảo Luật chú trọng các biện pháp ngừa bạo lực gia đình bằng lời nói như tuyên truyền, giáo dục, trang bị cho người có hành vi bạo lực kỹ năng để thay đổi hành vi ứng xử, sử dụng các biện pháp phi bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, áp dụng phương pháp giáo dục tích cực thay các biện pháp giáo dục “ dựa trên nỗi sợ” và kỉ luật trẻ theo kiểu “trừng phạt”.





  1. Bạo lực ngôn từ trong trường học và nơi làm việc

    1. Trong trường học

Bạo lực ngôn từ trong học đường có thể hiểu là “hành vi sử dụng ngôn ngữ, hành vi, thái độ vượt quá giới hạn nhằm xúc phạm, đe dọa, trấn áp, hạ thấp giá trị người khác, vô hình gây nên những tổn thương về tinh thần cũng như tâm lý cho người tiếp nhận.” (Trần Thị Quỳnh Như và cộng sự.).

Ở môi trường học đường, các cuộc thảo luận về vấn đề học tập hay các hoạt động liên quan cũng là một trong những nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn, từ đó nhóm đối tượng có thể sử dụng lời nói của bản thân để bảo vệ ý kiến cá nhân, tuy nhiên quá trình bảo vệ ý kiến này nếu không có sự chú ý về ngôn từ, ngữ điệu sẽ làm tổn thương người nghe. Ngoài ra còn có việc giữa học sinh, sinh viên nảy sinh mâu thuẫn với nhau vì các nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc các cá nhân đó có thể sử dụng ngôn từ để công kích đối phương một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua ai đó.


Các trường hợp bạo lực ngôn từ cũng xảy ra ở giáo viên và học sinh, sinh viên khi giáo viên không thể kiềm chế bản thân, đưa ra các lời nói nặng nề mang tính chỉ trích và gây tổn thương tinh thần với học trò của mình. Một vài giáo viên thiếu tế nhị lựa chọn phê bình thành tích học tập hay ngoại hình của một học sinh một cách công khai thay vì lựa chọn làm việc riêng với học sinh và phụ huynh của em đó. (Đặng Trinh. (2021). Khi giáo viên nhận xét bằng ngôn từ "gây sát thương", Người Lao Động). Đây đều là những hành vi khó chấp nhận, đặc biệt chúng lại xuất phát từ những người đang làm nghĩa vụ cao cả là truyền đạt tri thức, dạy những thế hệ trẻ về những điều đúng đắn trong cuộc sống và đến từ những cả cá nhân được xem là chủ nhân tương lai của cả một đất nước, xã hội.



    1. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc có phần giống với môi trường học đường, các cuộc tranh cãi, bất đồng quan điểm thường xuyên xảy ra trong quá trình trao đổi công việc, ý kiến giữa các cá nhân trong cơ quan. Những điều này cũng là một phần lý do dẫn đến việc vài cá nhân có thể sử dụng từ ngữ mang tính công kích, tổn thương người nghe nhằm bảo vệ quan điểm của mình trước những ý kiến khác xung quanh. Ngoài ra môi trường làm việc là môi trường có tính cạnh tranh cao nhằm đem lại nhiều lợi ích cho bản thân dẫn đến việc một vài cá nhân có suy nghĩ tiêu cực với đồng nghiệp dẫn đến bạo lực ngôn từ. Bên cạnh đó những cá nhân có chức vị cao hơn cũng dễ xảy ra trường hợp sử dụng lời nói mang tính chất công kích, gây tổn thương tâm lý đến nhân viên của mình với danh nghĩa răn đe, góp ý. Một vài cá nhân sử dụng lý do “góp ý để đồng nghiệp tốt hơn” nhằm thỏa sức sử dụng lời nói mang tính công kích, ác ý của bản thân hòng làm tổn thương cho người nghe. Những hành vi tiêu cực này không những không đem lại lợi ích tích cực cho cá nhân người nhận nó mà còn khiến người đó gặp phải chấn thương tinh thần, làm giảm sự tự tin, tinh thần làm việc.




  1. tải về 14.34 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương