Hành VI con ngưỜi và MÔi trưỜng xã HỘi chủ ĐỀ: thực trạng bạo lực ngôn từ Khái niệm



tải về 14.34 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2024
Kích14.34 Kb.
#56202
1   2   3
THỰC TRẠNG BẠO LỰC NGÔN TỪ

Bạo lực ngôn từ trên các phương tiện truyền thông

  1. Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội

Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin vơi nhau; bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin cá nhân, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các dịch vụ tương tự khác.Mạng xã hội có thể truy cập ở các ứng dụng hoặc website kết nối mọi người ở bất cứ đâu, bất kì ai thông qua dịch vụ Internet, giúp người dùng có thể trao đổi thông tin với nhau. (Chữ Mai Lan, Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Thị Huyền, 2022).

Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là hành vi lạm dụng ngôn ngữ của cư dân mạng khi sử dụng mạng xã hội trong không gian ảo (Internet) nói riêng và là một phần mở rộng của bạo lực xã hội nói chung nhằm đe dọa, xúc phạm, hạ thấp giá trị người khác, thỏa mãn cảm xúc cá nhân, vô hình gây nên những tổn thương tâm lý cho người tiếp nhận, thậm chí ảnh hưởng tới thể chất và có thể thiệt hại cả tính mạng. (THPT Ngô Thì Nhậm, 2022).


Hành vi bạo lực ngôn từ có thể được biểu hiện dưới dạng âm thanh hoặc văn bản.Đó có thể là một câu bình luận, một dòng chia sẻ trạng thái, một bài viết mang tính cá nhân trên mạng xã hội có nội dung tiêu cực, từ ngữ công kích, độc ác. Bạo lực mạng xã hội còn thể hiện ở dạng âm thanh qua các đoạn clip, livestream trực tiếp,... có những phát ngôn xấu, đe dọa đến người khác. Nội dung về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội ngày một đa dạng và phong phú: Những lời đe dọa, miệt thị xúc phạm về quyền riêng tư của cá nhân, bạo lực nhằm đe dọa, công kích một cơ quan, tập thể nào đó. VD: đưa thông tin sai lệch về Đảng và Nhà nước, lan truyền không đúng về dịch bệnh trong Covid-19.

Mạng xã hội ngày một phát triển, nó trở thành một thứ thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày. Giúp cho mọi người có thể thoải mái, giao lưu với nhau mà không ngại khoảng cách, tìm hiểu và tiếp cận được nhiều luồng thông tin của một người nào đó cũng trở nên dễ dàng. Chính vì sự tiện lợi đó, con người có thể thoải mái “tự do ngôn luận” theo cách bản thân muốn, thoải mái giao tiếp ngang hàng với nhau, từ đó dẫn đến việc xúc phạm, sử dụng từ ngữ khiếm nhã, xúc phạm, phát ngôn, bình luận thiếu văn hóa. Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội diễn ra trên thế giới ngày càng trầm trọng. Sự gia tăng cùng mạng xã hội và các nền tảng truyền thông đã tạo trở thành nơi cho sự lạm dụng và bạo lực ngôn từ. Ở Mỹ, bạo lực ngôn từ trên Twitter đã phát hiện rằng trong số hơn 5,1 triệu ngon từ có tính xúc phạm được thu thập trong 10 tháng, có khoảng 4,2 triệu tweet liên quan đến anti-Semitism, tức là sự kỳ thị phân biệt chủng tộc người Do Thái và sự ghi lại trích dẫn về Hitler. (Anti- Defamation League (ADL), 2019). Việc bạo lực mạng xã hội ở Việt Nam đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng và chịu tổn thương sâu sắc ở bạo lực này là giới trẻ với vấn đề tuy cũ nhưng “không bao giờ hạ nhiệt”: body shaming,...Theo kết quả của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội (VPIS), 78% người được hỏi tại Việt Nam đều khẳng định từng là nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội hoặc biết những trường hợp tương tự. (Bạo lực ngôn từ- những mũi dao “vô hình”, theo Báo điện tử VTV Việt Nam)


Bạo lực ngôn từ tuy không còn là vấn đề xa lạ với chúng ta nhưng nó vẫn luôn diễn ra hàng ngày gây tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần thậm chí có thể nặng hơn về mặt thể xác. Sử dụng ngôn từ tuy là điều đơn giản giúp cho chúng ta giao tiếp với mọi người, thể hiện và truyền đạt thông tin với đối phương một cách dễ dàng nhất. Nhưng đôi khi sử dụng ngôn từ một cách không đúng, vô tình gây tổn thương, xúc phạm người khác là một điều hoàn toàn sai. Đối với bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội thì càng tồi tệ không kém, đó là hành vi lệch chuẩn so với mặt đạo đức, cũng như thể hiện trình độ văn hóa ứng xử, hành xử không được văn minh.Cũng dễ hiểu tại sao Việt Nam là nước đứng thứ 5 về đánh giá “kém văn minh mạng” dù cách thống kê trực tuyến của Microsoft chưa thật sự thỏa đáng, thì tình trạng sử dụng kém văn minh ở Việt Nam cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc. (Mi Ly, 2020, Mạng xã hội đang dần trở thành nơi bạo lực và rủi ro, đăng trên báo Tuổi trẻ Online)
Mặc dù, nhiều người cho rằng đó là ý kiến khách quan, hoặc là những lời nói giúp người khác tiến bộ. Song vô tình “những ý tốt” của họ vô tình khiến cho người khác cảm thấy áp lực, sợ hãi. Trong một hoàn cảnh nào đó, hành vi “bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội” được xem là vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội là khi khiến cho người đó bị tổn thương, đặt điều, đưa những thông tin sai sự thật, vu khống, đăng những điều tiêu cực, chửi bới, đưa thông tin về người đó mà không kiểm chứng sự thật,... thì đó đều trở thành những hành vi lệch chuẩn xã hội và thuộc loại hành vi sai lệch tiêu cực.

tải về 14.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương