Giới thiệu khái quát về kiểm tra đÁnh giá trong dạy họC



tải về 275.95 Kb.
trang1/24
Chuyển đổi dữ liệu29.06.2024
Kích275.95 Kb.
#58065
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24
02-KHAI QUAT VE KTDG TRONG DH




GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC



















1. Một số thuật ngữ cơ bản về KTĐG trong dạy học

1.1. Đo lường


Đo lường (Measurement) là một khái niệm chuyên dùng để chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng hoặc định tính. Nói cách khác đo lường là một hoạt động sử dụng thang đo với mục đích gán con số hoặc thứ bậc cho đối tượng đo (nghiên cứu) theo một hệ thống quy tắc hay chuẩn mực nào đó. Ví dụ phổ biến nhất của đo lường trong lớp học là khi giáo viên chấm điểm vấn đáp hoặc bài kiểm tra. Việc chấm điểm bằng số cho sự thể hiện kiến thức, kỹ năng, ví dụ học sinh A đạt 17 trên 20 câu đúng trong bài kiểm tra môn sinh học; học sinh B đạt 9 điểm bài kiểm tra toán; điểm của học sinh C trong bài luận văn là 85%.
Có nhiều định nghĩa về Đo lường nhưng các quan điểm đều thống nhất đo lường là sự xác định số lượng hay đưa một giá trị bằng số cho việc làm của cá nhân/ tổ chức, đó là một cách lượng hoá, là việc gán các con số hoặc thứ bậc theo một hệ thống qui tắc nào đó. Đối với hoạt động dạy học, đo lường là quá trình thu thập thông tin một cách định lượng về các đại lượng đặc trưng như nhận thức, tư duy, kỹ năng và các phẩm chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục. Đo lường có thể thông qua việc thi kiểm tra để xác định mức độ người học nắm được kiến thức một môn học hoặc mức độ hiểu biết về một vấn đề nào đó. Kết quả thể hiện dưới dạng một đại lượng định lượng. Ví dụ phổ biến nhất của đo lường trong lớp học là khi người dạy chấm điểm vấn đáp hoặc bài kiểm tra.
Những nhưng các quan điểm đều thống nhất đo lường cũng chỉ ra những bước quan trọng khi thực hiện đo lường trong giáo dục (Hình 1):
Hình 1. Quá trình đo lường trong giáo dục
Các loại thang đo có vai trò cực kỳ quan trọng. Thang đo lường trong nghiên cứu giáo dục có những loại chính sau đây:
- Thang đo định danh (nominal scale): dùng cho các phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông tin cụ thể, chính xác về đặc tính và sự khác biệt của các đối tượng đo. Thang đo này chỉ gán các con số để phân biệt và phân loại chúng.
- Thang định hạng (ordinal scale): dùng cho các phép đo lường sự vật , hiện tượng hay đặc tính theo thứ bậc hay trật tự của chúng. Thang định hạng cũng là phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông tin cụ thể, chính xác về đặc tính và mức độ khác biệt giữa các đối tượng mà chỉ nhằm chỉ ra vị trí, mối tương quan thứ bậc của các đối tượng đo. Thang đo này gán các con số cho các quan sát theo thứ tự từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại.
- Thang định khoảng (interval scale): dùng cho các phép đo lường nhằm phân loại các sự vật, hiện tượng hay đặc tính theo những đơn vị phân loại bằng nhau ở bất kỳ khoảng nào trên thang đo. Thang đo này gán các con số cho các quan sát phản ảnh một chiều dài cố định giữa các đơn vị đo lường và không có điểm không tuyệt đối.
- Thang định tỷ lệ (Ratio scale) là thang đo khi cần phân loại các sự vật, hiện tượng hay đặc tính với thang đo. Thang đo này gán các con số cho các quan sát phản ánh số lượng với điểm 0 tuyệt đối làm điểm tham chiếu và có điểm không tuyệt đối.
Khác với các lĩnh vực về khoa học tự nhiên, đo lường trong giáo dục có những đặc điểm khác biệt:
- Đo lường trong giáo dục có liên quan trực tiếp đến con người - chủ thể của các hoạt động giáo dục, của các mối quan hệ đa chiều. Con người là người vừa tạo ta thước đo vừa là đối tượng để đo. Để thực hiện đo lường, điều quan trọng là phải chuyển cái cần đo thành các dấu hiệu hay thao tác.
- Các phép đo lường chủ yếu được thực hiện một cách gián tiếp. Công cụ đo lường có thể là các nhiệm vụ cần hoàn thành hoặc các bài kiểm tra. Thông qua các bài tập này người ta xác định đặc tính của cái cần đo. Bởi trong giáo dục, có rất nhiều biến không thể đo trực tiếp (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà phải suy từ những kết quả đo của cái thay thế (kết quả làm bài trắc nghiệm để đo kiến thức của người học). Các biến cần đo thường dễ thay đổi và khó kiểm soát, chính vì vậy các phép đo lường trong giáo dục thường khó khăn và phức tạp.
- Đo lường trong giáo dục không thể không sử dụng phương pháp định tính. Định tính là sự mô tả về những dấu hiệu của biến và rõ ràng định lượng trong giáo dục không thể tách yếu tố định tính. Chính vì vậy muốn tiến hành phép đo trong giáo dục cần phải mã hoá các mô tả định tính thành các con số. Phép đo định tính và định lượng trong giáo dục phải hỗ trợ cho nhau khi thực hiện một phép đo. Nhiều tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ ba nguyên tắc căn bản của đo lường trong giáo dục là (John R. Hills, 1981):
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương