Cảm nhận của em về MÙa xuân thiên nhiêN ĐẤt nưỚc qua bài thơ “MÙa xuân nho nhỏ” CỦa tác giả thanh hảI



tải về 16.74 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.10.2022
Kích16.74 Kb.
#53529
CẢM NHẬN CỦA EM VỀ MÙA XUÂN THIÊN NHIÊN ĐẤT NƯỚC QUA BÀI THƠ 81c3ba03a877c2e12f3ea4fde823bddf


CẢM NHẬN CỦA EM VỀ MÙA XUÂN THIÊN NHIÊN ĐẤT NƯỚC QUA BÀI THƠ “MÙA XUÂN NHO NHỎ” CỦA TÁC GIẢ THANH HẢI

Bài làm
“Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trở thành bất tử” ! Nhà thơ Thanh Hải – nhà thơ chiến sĩ với phong cách chân chất, bình dị đã cho ra đời tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” vào cuối năm 1980 – khi ông đang chiến đấu với bệnh tật, và ở chính bài thơ ấy, ông đã bỏ lại sự đau đớn, mệt mỏi để vẽ nên bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp của thiên nhiên, đất trời, đưa nó vào những dòng thơ và khiến nó trở thành bất tử, sống mãi với thời đại cùng sự cống hiến của ông :


“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Từ xưa đến này, trong bốn mùa của năm, mùa xuân có lẽ vẫn là mùa được thi ca nghệ thuật ưu ái hơn cả, trở thành nguồn đề tài bất tận cho những người nghệ sĩ ở mọi quốc gia, dân tộc. Trong dòng chảy thi ca Việt, mùa xuân đã đi vào vô vàn các tác phẩm thơ và nhạc của những nghệ sĩ tài danh, từ truyền thống đến hiện đại, trở thành một dòng chảy dạt dào với nhiều cung bậc cảm xúc, phong phú về nội dung biểu đạt : Chế Lan Viên đang ở trong tuổi xuân mà viết những câu thơ từ chối mùa xuân, chán ghét mùa xuân: “Tôi có chờ đâu có đợi đâu/ Đem chi xuân đến gợi thêm sầu/ Với tôi tất cả như vô nghĩa/ Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”, bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương, một con người thông minh trác tuyệt, tài năng hơn người luôn ngạo nghễ cười cợt, khinh khi mọi sự cũng không phải không bị cái sự linh thiêng của thời khắc giao mùa tác động :” Êm ái chiều xuân tới Khán Đài/ Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai”,… Tuy có hằng ha sa số những chủ đề để nói về mùa xuân, nhưng riêng nhà thơ Thanh Hải, ông chọn cho mình một thứ đề tài lạ lẫm hơn, đó là nói về mùa xuân để thể hiện nguyện ước chân thành của mình, ông muốn được sống đẹp, được cống hiến hết những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp, cụ thể ở khổ đầu tiên của bài thơ, ông đã ca ngợi mùa xuân của đất trời thiên nhiên như sau :
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Bắt đầu bài thơ, Thanh Hải đã vẽ những nét phác họa về mùa xuân hết sức giản dị, mộc mạc : Hình ảnh “một bông hoa” mang màu “tím biếc” mọc nổi lên giữa “dòng sông xanh”, trên dòng sông xanh mênh mông, hiền hoà, thơ mộng điểm xuyến một vài bông hoa màu tím than nhẹ nhưng tràn đầy chất thơ, tác giả đã sử dụng đảo ngữ “mọc” cho ta thấy được sức sống vươn lên của cảnh vật, một sự trỗi dậy, khỏe khoắn cuả mùa xuân. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa và câu hỏi tu từ đối với hình ảnh “chim chiền chiện” giúp người đọc liên tưởng chân thật về cảnh vật mùa xuân, cảm nhận được như thể rằng ông đang trò chuyện cùng với thiên nhiên vậy. Đặc biệt nhất có lẽ là nét tô điểm về màu sắc của Thanh Hải : sự hài hòa giữa màu xanh của dòng sông kết hợp cùng màu tím của bông hoa tạo nên một không gian mênh mông, thoáng đãng bằng màu xanh của nước hài hoà với màu tím biếc của bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động. Ta đã từng được biết rằng trong tác phẩm “Truyện Kiều”, đại thi hào Nguyễn Du có hàng chục lần nhắc đến mùa xuân, nổi bật nhất là :” Cỏ non xanh rợn chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, ở đây Nguyễn Du đã tạo nên bức tranh tràn ngập màu xanh tươi non của cỏ, màu xanh ấy ngập đầy khắp không gian, kéo dài đến tận chân trời, để làm nổi bật bức tranh mùa xuân, Nguyễn Du “điểm"một vài bông hoa lê vào bức tranh ấy, để rồi, thiên nhiên đẹp hơn bởi sắc “xanh"của cỏ non, sắc "trắng"của "một vài bông hoa" lác đác. Đó là bậc thầy ngôn ngữ dân tộc Nguyễn Du, ông đã tạo nên hai màu chủ đạo hài hòa như thế, nhưng Thanh Hải thì khác, màu sắc là một phương diện của cái nhìn nghệ thuật trong văn chương, làm nên thế giới nghệ thuật của một nghệ sĩ, mỗi nghệ sĩ có kiểu sử dụng màu sắc theo một cách riêng, làm nên nét độc đáo của tác phẩm, của tác giả và sở dĩ Thanh Hải chọn hai màu xanh và tím, trái ngược và ít sắc sảo như Nguyễn Du là do màu tím là màu sắc đặc biệt tượng trưng cho xứ Huế - quê hương ông biết bao đời nay. Khi nhắc đến Huế, người ta lại mường tượng ra một sắc tím ôm trọn cả bầu trời, màu tím – màu của sự thanh tao, nhẹ nhàng lại sắc son chung thủy, đúng như lòng yêu quê hương mãi mãi trường tồn ở nhà thơ Thanh Hải. Đến chi tiết này, ta vừa thấy được sự tài tình trong việc miêu tả của Thanh Hải, vừa thấy được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.
Hình ảnh “từng giọt long lanh rơi” mang tính chất đa nghĩa, có thể đó là giọt mưa, giọt sương tinh túy, giọt hạnh phúc, giọt âm thanh đó là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ thính giác đến thị giác rồi xúc giác và cuối cùng là đúc kết thành cảm xúc, tâm trạng say sưa, ngây ngất, hạnh phúc và trân trọng “đưa tay hứng” của tác giả đối với mùa xuân. Hình ảnh “tôi đưa tay tôi hứng” còn là thái độ yêu thương, trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của đất trời.

Nhà thơ Thanh Hải chắp bút cho “Mùa xuân nho nhỏ” ở những ngày cuối đời, khi ông phải chiến đấu với bệnh tật khi tuổi đời chỉ là 50 tuổi, có lẽ vì thế mà tình yêu đất nước, sự mong muốn được cống hiến và sự cảm nhận đặc biệt về cảnh vật của ông rất chân thật và đặc biệt. Trúc Chi có kể lại rằng :” Hàng ngày ngồi bên cửa sổ phòng bệnh, màu biếc của hoa đang nhú bên ngoài và vài tiếng chim bất chợt cứ gợn trong mắt, âm vang bên tai nhà thơ. Rồi cùng một lúc như ảo ảnh sóng xanh, hoa tím, tiếng chim… thành giọt, long lanh, trong bàn tay xám ngắt của nhà thơ. Rồi cùng lúc những ý thơ yêu đời, yêu Huế, những câu thơ được tượng hình thu vào một trời đất sông xanh, bông tím, tiếng chim chập chòn tỏa mát”.




Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang. Ngôn ngữ thơ trong sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, song hành đối xứng, điệp ngữ... được vận dụng sắc sảo, tài hoa. Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một cách sâu sắc, cảm động. Mỗi một cuộc đời hãy là một mùa xuân, đất nước ta mãi mãi sẽ là những mùa xuân tươi đẹp.
Vén mây thấy núi, sau núi lại có mấy, cứ vén từng màn cuộc sống lên, bạn đọc vẫn sẽ thấy vô vàn những điều bí ẩn, thú vị và vẻ đẹp trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải.
tải về 16.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương