ĐẶc tính kỹ thuậT



tải về 0.68 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu24.05.2022
Kích0.68 Mb.
#52088
  1   2   3

PHẦN I
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT

TT


Điện trở cách điện

Đo điện áp

500V

1000V

2500V

5000V

AC/DC V

Giải đo

0.0÷ 99.9MΩ
100÷ 999MΩ



0.0÷ 99.9MΩ
100÷ 999MΩ
1.0÷ 1.99GΩ

0.0÷ 99.9 MΩ
100÷ 999 MΩ
1.0÷ 9.99 GΩ
10.0÷ 99.9 GΩ

0.0÷ 99.9MΩ
100÷ 999MΩ
1.0÷ 9.99GΩ
10.0÷ 99.9 GΩ
100÷ 1000 GΩ

30~600V
AC/DC
(50/60Hz)

Cấp chính xác

±5%rdg±3dgt

±5%rdg±3dgt

±5%rdg±3dgt

±5%rdg±3dgt
±20%rdg(100 GΩ trở lên)

±2%rdg±3dgt

Dòng điện ngắn mạch

1.3mA




Dòng điện thử nghiệm định mức

1mA đến 1.2mA

1mA đến 1.2mA

1mA đến 1.2mA

1mA đến 1.2mA




Điện áp chịu đựng

5320V trong 5s




Tiêu chuẩn an toàn

IEC61010-1CAT.III 600V, pollution Degree 2




Nguồn cung cấp

DC12V :R14x8pcs (Pin nguồn : Pin dời gồm 8 quả 1,5 V)






* Phụ kiện đi kèm.
- Dây đo Line dài 10m mã hiệu 7165.
- Dây đo Earth dài 10m mã hiệu 7166.
- Dây đo Guard dài 10m mã hiệu 7164.
- Hook type prod mã hiệu 8019.
- Hộp đựng mã hiệu 9124.
- Pin nguồn (pin dời) mã hiệu LR14×8pcs
2. MÀN HÌNH VÀ MẶT MÁY

Hình 1: Mặt trên và dây đo của mê gôm Kyoritsu 3125.

  1. Màn hình LCD.

  2. Khoá chọn giải đo điện trở cách điện.

  3. Nút ấn đo.

  4. Nút bật đèn màn hình.

  5. Nút cài đặt thời gian đo.

  6. Nút ấn chọn chiều tăng.

  7. Nút ấn chọn chiều giảm.

  8. Đầu cắm dây đo cao áp.

  9. Đầu cắm dây nối đất.

  10. Đầu cắm dây màn chắn.

  11. Dây đo cao áp (màu đỏ).

  12. Dây nối đất (màu đen).

  13. Dây màn chắn (màu xanh).




Hình 2: Màn hình LCD của mê gôm Kyoritsu 3125.
1. Điện trở cách điện.
2. Thanh hiển thị giá trị điện trở cách điện.
3. Điện áp đo.
4. Báo dung lượng pin.
5. Biểu tượng cảnh báo.
6. Bộ hiển thị đếm thời gian.
7. Ký hiệu thời gian.
8. Mốc thời gian đặt thứ nhất.
9. Mốc thời gian đặt thứ hai.
10. Hệ số phân cực.
11. DC.
12. AC.
13. Hiển thị dấu âm.
14. Đơn vị của điện trở cách điện.

PHẦN II
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ


1. CHỈ DẪN AN TOÀN.
- Phải luôn luôn chọn giải đo (điện áp) phù hợp với từng đối tượng đo trước khi khi thử nghiệm.
- Phải tắt máy sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm.
- Nếu thiết bị không được sử dụng trong một thời gian dài thì phải tháo pin ra và bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thiết bị ở nơi có ánh nắng trực tiếp, độ ẩm cao hoạc đọng sương.
- Sử dụng miếng vải sạch nhúng vào nước sạch hoạc dung dịch trung tính để vệ sinh thiết bị và dụng cụ. Không sử dụng chất mài mòn hoạc dung môi.
- Khi tồn tại cảnh báo điện áp cao quá 30 V trên màn hình hiển LCD lúc này không được phép đo để tránh gây hư hỏng cho thiết bị đo.
- Thiết bị được đo điện trở cách điện, đối tượng thử nghiệm cần được cắt điện và tiếp địa trong thời gian ít nhất là 5 phút, trước khi kết nối với mê gôm Kyorisu 3125.
- Không được tiếp xúc vào bất kỳ phần kết nối nào giữa đối tượng được đo điện trở cách điện và mê gôm trong quá trình thử nghiệm.
- Sau khi thử nghiệm đo điện trở cách điện, năng lượng (điện tích) được tích luỹ trên thiết bị được thử nghiệm là rất lớn vì vậy phải xả hết điện tích dư và tiếp địa thiết bị được thí nghiệm, trước khi tiếp xúc vào bất kỳ phần đấu nối nào.
- Trước khi đo phải kiểm tra dây đo và các đầu kẹp phải ở tình trạng tốt nhất. Dây đo và kẹp phải sạch sẽ và nguyên vẹn không bị xây sát trầy sước.
- Khi có bất kỳ bộ phận nào của mê gôm bị hư hỏng thì không được sử dụng để đo cách điện.
- Không được sử dụng mê gôm trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.
- Trước khi sử dụng phải kiểm tra xem dung lượng của pin có còn tốt hay không, việc kiểm tra này được chỉ ra bởi biểu tượng của pin trên màn hình.
- Người sử dụng mê gôm phải có chuyên môn, có khả năng thành thạo và được huấn luyện việc đo điện trở cách điện đối với các thiết bị điện.
2. GIỚI THIỆU CÁC TÍNH NĂNG CỦA KYORISU 3125.
MODEL 3125 có 4 giải điện áp đo điện trở cách điện 500 VDC, 1000 VDC, 2500 VDC, 5000 VDC. Ngoài ra còn một thang đo điện áp xoay chiều AC nhỏ hơn 600 VAC.
- Megom 3125 được thiết kế theo tiêu chuẩn IEC 61010-1 và 61010-031.
- Có chức năng tự động xả điện tích dư trên thiết bị được thử nghiệm. Khi thử ngiệm với những tải điện dung lớn khi đó các tụ điện này sẽ được tích điện. Khi kết thúc phép đo máy sẽ tự động xả toàn bộ phần điện tích dư này.
- Đèn chức năng được sử dụng trong các vị trí thiếu ánh sáng hoặc ban đêm.
- Có thanh hiển thị kết quả đo.
- Có ký hiệu cảnh báo cộng với âm thanh cảnh báo khi thử nghiệm hoặc khi có vấn đề bất thường xảy ra.
- Có chức năng tự động OFF phép đo sau khi thử nghiệm xong. Tính năng này nhằm tiết kiệm Pin. Người dùng có thể tự chọn kích hoạt chế độ này tuỳ vào việc lựa chọn thời gian đặt.
- Có tính năng xác định hệ số hấp thụ và hệ số phân cực khi thử nghiệm.
2. GIỚI THIỆU TÍNH NĂNG ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN.
* Kiểm tra dung lượng pin.
Chuyển khoá từ vị trí OFF đến thang điện áp đo điện trở cách điện. Kiểm tra mức hiển thị pin ở phía trên bên trái của màn hình LCD. Nếu mức pin báo cấp độ 1 cấp độ này coi như pin đã gần hết lúc này có thể tiến hành thay thế pin trước khi đo. Lúc này thiết bị vẫn có thể hoạt dộng được bình thường và kết quả đo vẫn còn được chính xác. Nếu pin ở mức độ cuối cùng thì bắt buộc phải thay thế pin trước khi đo.
* Sơ đồ đấu nối.
Mê gôm mét Kyoritsu 3125 được chế tạo chân dây cắm rất thông minh tránh cho người dùng đấu nối nhầm lẫn giữa các dây đo.
Dây LINE (dây cao áp) có màu đỏ chân cắm gồm hai lỗ cắm đó là sự khác biệt với các chân còn lại tránh gây đấu nối nhầm.
Dây EARTH (dây nối đất) có màu đen chỉ có một lỗ cắm.
Chân GUARD (dây màn chắn) có màu xanh đầu chân cắm cũng chỉ có một lỗ.
Việc trang bị đầy đủ ba dây đo giúp cho người sử dụng có thể sử dụng đầy đủ các phép đo khác nhau, có thể sử dụng dây GUARD hoặc không tuỳ thuộc vào đối tượng cần đo.
Đấu nối dây đo như hình 3. Nối dây đỏ vào chân LINE của mê gôm mét, đầu kẹp được kẹp vào thiết bị đo. Nối dây đen vào chân EARTH của mê gôm mét, đầu kẹp còn lại được kẹp vào đất. Nếu sử dụng dây xanh thì cắm vào chân GUARD.

Hình 3: Sơ đồ đo điện trở cách điện.
* Hướng dẫn vận hành đo.
Ấn và xoay nút PRESS TO TEST để đo. Chuông cảnh báo điện áp cao sẽ xuất hiện trong quá trình đo khi chọn điện áp đo lớn hơn 500V. Sau khi đo xong kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình LCD.
Xoay nhả nút PRESS TO TEST về vị trí ban đầu. Thiết bị sẽ tự động xả hết điện tích dư. Quan sát màn hình khi nào vê vị trí 0V nghĩa là thiết bị đã được xả hết điện tích dư.
Chú ý:
- Khi ấn PRESS TO TEST điện áp cao sẽ suất hiện trên đầu dây đo và trên thiết bị đo vì vậy phải hết sức cẩn thận để tránh bị điện giật.
- Không thực hiện đo khi nắp pin bị tháo ra.
- Không đo ngoài trời khi có mưa bão hoặc sấm sét.
- Dây EARTH (màu đen) phải được nối đất một cách chắc chắn.
* Cài đặt thời gian đo.
Chức năng này nhằm xác định giá trị điện trở cách điện tại các mốc thời gian đặt sẵn. Để sử dụng chức năng này ta tiến hành như sau.
Bước 1: Chọn giải đo điện trở cách điện và ấn nút TIME SET, sau đó chuyển về chế độ đo tính thời gian. Mốc thời gian TIME1 sẽ được hiển thị phần dưới cùng của màn hình LCD.
Bước 2: Ấn nút tăng và giảm để thiết lập các mốc thời gian.
Giá trị cài đặt ban đầu là 01:00 phút.
Phạm vi: 00:05 ÷ 59:30 giây.
Giá trị thời gian có thể được đặt tại mỗi thời điểm là 5 giây trong khoảng thời gian 1 phút. Sau khoảng thời gian 1 phút giá trị đặt ở mỗi khoảng thay đổi là 30 giây. Để kéo dài thời gian đặt ta ấn nút tăng, để thu hẹp thời gian ta ấn nút giảm.
Bước 3: Ấn nút PRESS TO TEST sau khi mốc thời gian TIME1 đã được hiển thị. Khi đó mê gôm sẽ tiến hành đo và tự động ngắt khi tiến hành đo xong. Giá trị điện trở cách điện sẽ được hiển thị trên màn hình LCD.
* Cài đặt chức năng xác định hệ số phân cực.
Hệ số hấp thụ được tiến hành đo một cách tự động và được tính toán dựa theo tỉ số giữa hai mốc thời gian. Để thực hiện chức năng này ta tiến hành như sau.
Bước 1: Chọn giải đo điện trở cách điện và ấn nút TIME SET, sau đó chuyển về chế độ đo tính thời gian. Mốc thời gian TIME1 sẽ được hiển thị phần dưới cùng của màn hình LCD.
Bước 2: Ấn nút tăng và giảm để thiết lập mốc thời gian thứ nhất.
Giá trị cài đặt ban đầu là 01:00 phút.
Phạm vi điều chỉnh: 00:05 ÷ 59:30 giây.
Giá trị thời gian có thể được đặt tại mỗi thời điểm là 5 giây trong khoảng thời gian 1 phút. Sau khoảng thời gian 1 phút giá trị đặt ở mỗi khoảng thay đổi là 30 giây. Để kéo dài thời gian đặt ta ấn nút tăng, để thu hẹp thời gian ta ấn nút giảm.
Bước 3: Sau khi cài đặt mốc thời gian thứ nhất TIME1, ấn nút TIME SET lại một lần nữa để cài đặt mốc thời gian thứ hai TIME2. Khi ấn nút TIME SET, mốc thời gian TIME2 sẽ được hiển thị trên màn hình LCD. Ấn nút tăng hoặc giảm để thay đổi thời gian cài đặt .
Giá trị cài đặt ban đầu là 10:00 phút.
Phạm vi điều chỉnh: 00:10 ÷ 60:00 giây.
Giá trị thời gian có thể được đặt tại mỗi thời điểm là 5 giây trong khoảng thời gian 1 phút. Sau khoảng thời gian 1 phút giá trị đặt ở mỗi khoảng thay đổi là 30 giây. Để kéo dài thời gian đặt ta ấn nút tăng, để thu hẹp thời gian ta ấn nút giảm.
Bước 3: Ấn nút PRESS TO TEST sau khi mốc thời gian TIME1 đã được hiển thị. Mê gôm mét sẽ tiến hành đo và tự động ngắt tại thời điểm TIME2. Lúc này tỉ số giữa giá trị điện trở cách điện tại thời điểm TIME2 và TIME1 sẽ được hiển thị trên màn hình LCD. Hệ số phân cực đo được khi TIME1 đặt ở 1 phút và TIME2 đặt ở thời điểm 10 phút.

Hệ số phân cực là một chỉ số quan trọng nhằm đánh giá chất lượng của cách điện. Có thể tham khảo chỉ số phân cực theo bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Chỉ tiêu tham khảo đánh giá hệ số phân cực.

Hệ số phân cực

Lớn hơn 4

1,5 ÷ 4

1,0 ÷ 1,5

Nhỏ hơn 1,0

Đánh giá

Rất tốt

Tốt

Nghi ngờ

Không đạt yêu cầu

Chú ý: Kết quả của hệ số phân cực sẽ hiển thị “NO” trong các trường hợp sau:
- Giá trị cách điện đo được là “0.0M”.
- Giá trị cách điện đo được là “OL”.
Trong trường hợp giá trị đo được “OL” có nghĩa là giá trị điện trở cách điện đo được vượt quá giới hạn đo. Tham khảo giới hạn đo của từng thang đo trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Giới hạn điện trở cách điện của từng thang đo.

Giải đo

Giới hạn đo của từng thang đo

500 V

999 M

1000 V

1,99 G

2500 V

99,9 G

5000 V

1000 G

* Hướng dẫn sử dụng dây GUARD.

Hình 4: Sơ đồ đo điện trở cách điện có sử dụng dây GUARD.
Đối với những thiết bị điện bị ảnh hưởng bởi dòng rò bề mặt lớn như sứ xuyên, máy biến áp..vv. Thì việc sử dụng dây GUARD là điều hết sức cần thiết để kết quả đo được chính xác.
Khi đặt một điện áp cao lên đối tượng đo, dòng điện sẽ hình thành theo 2 hướng: dòng chạy trên bề mặt và dòng chạy trong lòng đối tượng đo. Tuỳ theo tính chất, hình dáng, mức độ bám dính bề mặt, môi trường, khí hậu... mà dòng điện chạy trên bề mặt đối tượng đo lớn hay nhỏ và đo đó kết quả đo cách điện cũng phụ thuộc vào điều này (mức độ sai số có thể rất lớn). Khi không sử dụng dây cắm GUARD thì dòng đi qua chỉ thị là tổng của dòng đo cách điện và dòng dò bề mặt (đi về dây cắm E-RARTH) nên kết quả đo được thường có giá trị thấp, không phản ánh đúng điện trở cách điện của đối tượng cần đo. Khi sử dụng dây cắm GUARD, dòng dò được tách ra (đi về dây cắm GUARD) và không đi qua chỉ thị, lúc này kết quả chỉ thị là điện trở cách điện của đối tượng cần đo.
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU.

Hình 5: Sơ đồ đo điện áp xoay chiều.
Để sử dụng chức năng này ta chỉ cần chuyển khoá chọn thang đo về vị trí “AC.V”. Không cần thiết phải ấn nút PRESS TO TEST bởi vì thiết bị có khả năng tự động dò tìm thấy mạch. Giá trị điện áp đo được sau đó sẽ được hiển thị trên màn hình LCD.
Chú ý:
- Điện áp xoay chiều đo được không được lớn hơn 600 V để tránh gây hư hỏng thiết bị.
- Không được chạm vào dây đo và đối tượng đo trong quá trình đo.
- Không được đo khi nắp pin bị tháo rời ra khỏi mê gôm mét.
4. HƯỚNG DẪN THAY THẾ PIN.
Khi pin của mê gôm met gần hết phải tiến hành thay thế pin mới để đảm bảo kết quả đo được chính xác. Các bước tiến hành thay thế pin như sau:

Hình 6: Thay thế pin của mê gôm mét.

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương