Cố định và đa tỷ giá



tải về 19.67 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu12.10.2022
Kích19.67 Kb.
#53532
  1   2   3
2.1.1


2.1.1 Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá
Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đóng cửa và hướng nội. Đây là thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Các bán hàng chủ yếu là các nước XHCN trong hội đồng tương trợ kinh tế. Hình thức trao đổi thương mại chủ yếu là hàng đổi hàng giữa các nước theo một tỷ giá đã được thỏa thuận trong hiệp định ký kết song phương hay đa phương.
Về giá cả, qua nhiều lần điều chỉnh, tổng điều chỉnh năm 1098-1982 và năm 1985, đến cuối năm 1987, đã điều chỉnh sát giá thị trường nhiều loại vật tư cơ bản và giá mua các loại nông sản. Cũng từ tháng 3-1989, bãi bỏ chế độ tỷ giá quyết toán nội bộ (khác xa với giá thực tế), đưa tỷ giá đồng Việt Nam/Đô-la Mỹ lên sát giá thị trường quốc tế.
Có thể nói, trước năm 1987, toàn bộ chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam thời kỳ này tập trung vào việc ấn định trực tiếp tỷ giá hối đoái theo chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc điều chỉnh tỷ giá giai đoạn này chủ yếu là do sự thay đổi bên ngoài như: việc mệnh giá đồng tiền, sự thay đổi hàm lượng vàng của các đồng ngoại tệ có liên quan… Từ năm 1987 đến 3/1989, có một số sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái như sau:
+ Tại Quyết định số 290-CT ngày 10/10/1987, E(SUR/VND) = 150 thay đổi cho 5,64 từ năm 1959 (SUR mậu dịch): E(USD/VND) = 225 thay cho 18 từ năm 1985. Các tỷ giá này áp dụng để quyết toán nội bộ giữa đồng VND với SUR và USD. Còn đối với các đồng tiền của nhà nước khác XHCN, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào tỷ giá kết toán nội bộ trên và mối tương quan với USD trên thị trường quốc tế để quy định tỷ giá kết toán nội vụ cụ thể cho từng đồng tiền.
+ Tại Quyết định số 326-CT ngày 30/11/1987, đã xác định tỷ giá phi mậu dịch đối với đồng SUR là 204; tỷ giá chính thức E(USD/VND) = 638 thay cho 225 như trên. Có thể nói, trong vòng 1,5 tháng Nhà nước đã tiến hành điều chỉnh tỷ giá chính thức với USD lên gần gấp 3 lần và đưa thêm một loại tỷ giá mới vào thị trường, đó là tỷ giá phi mậu dịch.
+Tại Quyết định số 43-CT ngày 3/3/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định không áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ đồng SUR và USD trong việc hoạch toán, thanh toán và quyết toán tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu mà sử dụng tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Trong giai đoạn 1985-1988, tỷ giá trên thị trường là E(SUR/VND) = 1500, E(USD/VND) = 3000. Rõ ràng, 1 Rup nhập khẩu Nhà nước phải bù lỗ số tiền là 1.350 đồng và 1 Đô-la phải bù lỗ 2.775 đồng (năm 1987) và 2.362 đồng từ đầu tháng 12/1987. Tổng số tiền phải bù lỗ cho kim ngạch năm 1987 lên đến 900 tỷ VND. Tình hình này dẫn đến một thực trạng là những địa phương, những ngành nghề nào đó càng xuất khẩu thì ngân sách càng phải bù lỗ nhiều, nếu bù lỗ không đủ hay chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng nợ chồng chất lẫn nhau và tiền vốn kinh doanh. Do tỷ giá chính thức Equy định thấp, các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệ tìm cách không bán cho ngân hàng, các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng hạn chế việc chuyển tiền vào tài khoản để chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào hay sử dụng trực tiếp tiền mặt trên thị trường.

tải về 19.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương