Cố định và đa tỷ giá



tải về 19.67 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu12.10.2022
Kích19.67 Kb.
#53532
1   2   3
2.1.1

2.1.2 Giai đoạn 1989 đến 1999: “Thả nổi” tỷ giá hối đoái
Trong giai đoạn này trên thế giới diễn ra tình trạng sụp đổ của các nước Đông Âu, Liên Xô. Quan hệ ngoại thương được bao cấp với các thị trường truyền thống bị gián đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với khu vực thanh toán bằng đồng Đô-la Mỹ. Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1989.

Năm

Tỷ giá USD/VND

Lạm phát

Giá chính thức của nhà nước

Giá thị trường tự do

Tăng giảm %

1989

4.200

4.570

+8.80

+34.070

1990

6.650

7.550

+13.50

+67.50

1991

12.720

12.550

-0.02

+68.00

Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, tỷ giá USD/VND qua các năm có biến động lên xuống. Tuy nhiên tổng quát mà nói, trong khoảng thời gian này, tỷ giá USD/VND có khuynh hướng tăng và được nhà nước điều chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đầy đủ hơn, tuy nhiên sự thả nổi đã:


-Kích thích tâm ký đầu cơ ngoại tệ, nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá.
-Tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây nên những cơn sốc USD làm mất ổn định nền kinh tế.
-Quản lý ngoại tệ của chính phủ không đạt được kết quả như mong muốn.
-Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ. Tình trạng leo thang của giá đồng Đô-la đã kích thích tâm lý dự trữ đồng Đô-la. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho các hoạt động xuất nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có những quyết định của chính phủ về quản lý ngoại tệ đã mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố. Giai đoạn này, ngân hàng không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.
Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả của sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND dần dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải tỏa khỏi yếu tố đầu cơ, hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời, ngoại tệ từ bên ngoài vào nhiều nên kinh doanh cung cầu ngoại tệ đảo ngược so với cùng kì mọi năm, giá Đô-la giảm mạnh, mức giá phổ biến trên thị trường tư nhân Hà Nội năm 1993 là 10.399 đến 10.400. Tình trạng giá USD giảm mạnh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức, nên ngân hàng nhà nước lại phải can thiệp nhằm tăng giá đồng USD. Trong hầu hết các phiên giao dịch của quý I năm 1993, hệ thống ngân hàng phải mua Đô-la vào nhằm ngăn chặn xu hướng giảm giá của đồng tiền này. Từ tháng 3/1993 USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá một cách ổn định (ở đây nói về tỷ giá danh nghĩa USD/VND).
Tháng 10/1994, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng ra đời, thay thế hoạt động của 2 trung tâm giao dịch. Bởi thị trường liên ngân hàng có tính quy mô lớn hơn và mang tính thị trường khách quan, linh hoạt hơn, tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng càng sát với thực tế hơn. Ngân hàng Nhà nước đã thông qua thị trường liên ngân hàng để nắm bắt tín hiệu tỷ giá hối đoái, sử dụng tỷ giá chính thức công bố hàng ngày và biên độ quy định tỷ giá giao dịch cho các ngân hàng thương mại làm công cụ hỗ trợ, can thiệp và điều hòa tỷ giá thị trường theo mục tiêu của chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ.
Từ tháng 7/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, đồng Việt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thị trường ngoại hối rơi vào tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung. Trong hai năm 1997-1998, nhà nước đã ba lần chủ động điều chỉnh tỷ giá USD/VND, đồng thời nới rộng biên độ giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với các khách hàng trên thị trường ngoại tệ.
Cuối giai đoạn, trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính ở khu vực, tỷ giá tăng lên do điều chỉnh của chính phủ là để tăng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Việc tỷ giá của Việt Nam không tăng quá nhanh như các nước khác trong khu vực có tác động tích cực vì không tạo tâm ký hoang mang cho người dân, không gây ra một sức ép lớn lên nợ nước ngoài và không gây thiệt hại cho nhập khẩu.

tải về 19.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương