Báo cáo tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh



tải về 1.98 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2022
Kích1.98 Mb.
#51633
BÁO CÁO MÔN ĐƯỜNG LỐI
code vf-s11, NI6001, bao cao mon hoc trang bị



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

KHOA CƠ KHÍ

----------

BÁO CÁO THAM QUAN

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Sinh viên thực hiện: LÊ MINH TRƯỜNG

Mã số sinh viên: DH_11803644

TP.HCM_ ngày 26, tháng 6, năm 2020

BÁO CÁO THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

…………………………………………………

Vào cuối tháng 5, chúng tôi có dịp đến thăm Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh tọa lạc đường số 28, đường Võ Văn Tần, Quận 3, Thành Phố Hồ Chính Minh. Từ lúc mới thành lập từ năm 1975 đến nay, bảo tang lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật, phim ảnh. Đây là đơn vị đầu tiên của ngành văn hóa thành phố được ra đời sau khi Sài Gòn giải phóng. Trong 30 năm hoạt động của mình, bảo tàng đã khắc phục những khó khăn để mở cửa suốt 7 ngày trong tuần giới thiệu những chuyên đề trưng bày, triển lãm. Trong đó có hơn 1.500 tài liệu, hiện vật và phim ảnh,… được chia làm 8 phong trưng bày với các chủ đề khác nhau.

Bảo tàng trưng bày các hiện vật và chứng tích chiến tranh gồm các vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ đã sử dụng ở VN như máy bay, xe tăng, đại bác, bom đạn… Có cả cỗ máy chém do Pháp sản xuất đã được sử dụng trong khi áp dụng luật 10/59 dưới thời Ngô Đình Diệm. Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc VN.

Tại đây chúng tôi không khỏi xót xa khi chứng kiến các hình ảnh và loạt phim trắng đen về tội ác diệt chủng của đế quốc Mỹ đối với nhân dân việt nam lúc bấy giờ chúng sử dụng và thử nghiệm các vũ khí, chất hóa học. Chúng đối xử với các tù binh chính trị vô nhân đạo. Tàn bạo hơn nữa, 366 kilogram chất độc màu da cam đã rải xuống mật đất hình chữ S và để lại biết bao di chứng đau đớn cho nhân dân Việt Nam. Ngày 10/8/1961 máy bay H34 rải chất độc màu da cam theo con lộ 14 tỉnh Kon Tum mở đầu cho 10 năm hủy diệt tàn bạo. Ngày 24/8/1961 Ngô Đình Diệm tiếp tục cho rải chất đọc màu da cam ở miền nam Việt Nam, cho đến tháng 11 cùng năm tổng thống Mỹ Kennedychinhs thức ra lệnh tiến hành chiến dịch Ranch Hand, sử dụng chất độc này với quy mô lớn mà chưa từng thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới. Các nghiêm cứu về các thành phần chất diệt cỏ mà quân Mỹ sử dụng cho thấy chất độc da cam có khả năng tổn thương đa dạng và phức tạp lên toàn bộ bộ phận cũng như toàn bộ sinh lí cơ thể. Chất dộc màu da cam đã làm cho 4,8 triệu người dân bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân.



Nhưng đau đớn hơn nữa là những người con, người cháu phải chịu hậu quả mà di chứng chất độc màu da cam. Có ai hình dung được niềm hạnh phúc khi thấy một sinh linh bé nhỏ mà củng là lúc con mình phải mang trong mình di chứng chất độc màu da cam tàn tật.

Những di hại của chất độc màu da cam không chỉ tác động lên người dân Việt Nam mà còn tác động đến cựu chiến binh là đồng minh tham gia chiến tranh Việt Nam. Từ năm 1968-1970 có ít nhất 2,6 lượt binh lính Mỹ, 100.000 cựu chiến binh Hàn Quốc phơi nhiễm dioxin trong đó có hơn 2000 người đã chết.

Trong bộ ảnh tư liệu của nhiếp gia Goro Nakamura chúng tôi lấy làm ấn tượng khi cô bé hai tuổi con của cựu lính Mỹ bị cục tứ chi do gen nhiễm dioxin trong thời đi lính.

Đồng cảm trước nỗi đau da cam,các văn nghệ sĩ đã có những sáng tạo nghệ thuật không chỉ động viên tinh thần vượt qua nỗi đau của các nạn nhân da cam mà còn khơi gợi sự đồng cảm, chung tay của cả cộng đồng nhằm xoa dịu vết thương chiến tranh. Trong những năm qua, nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã có những hoạt động thiết thực nhằm chia sẻ những khó khăn, vất vả mà những nạn nhân của chất độc da cam ddioxin Việt Nam đã phải gánh chịu. Nhiều ca khúc cũng đã được các ca sĩ biểu diễn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng như : “ Nỗi Đau Da Cam”, “ Nỗi Đau Còn Đó”,……



Ở thời bình trong chuỗi giáo dục và tuyên truyền cho thế hệ trẻ về sự tàn phá của chất độc màu da cam cũng như sự quý báu của nền độc lập, các bức tranh vẽ hậu quả của chất độc màu da cam và khát vọng hòa bình đã được trưng bày tại bảo tàng do các em thiếu nhi tự tay vẽ. Cuộc chiến nào cũng đi qua và để lại đau đớn và mất mác cho cả hai bên.

Cái giá của nền độc lập dân tộc là phải trả bằng xương máu của nhiều thế hệ. Ngày nay khi chiến tranh đã đi qua và hòa bình được thiết lập những vùng đất nhuốm màu đỏ của máu, xám của nỗi đau đã phần nào nhận được sự quan tâm và xoa dịu thiết thực của Đảng và Nhà Nước và cá tổ chức cộng đồng trên thế giới. Nhưng mà sao chữa lành được những mất mác về thể xác và tinh thần đã in sâu vào trong những con người mà bậc làm cha làm mẹ hay của những nạn nhân mà nó mang lại. Song họ vẫn tiếp tục sống và cống hiến hết mình cho đất nước họ đem đau thương của bản thân và mất mác của cha anh làm động lực cố gắng, họ làm các ngành nghề chân chính tham gia các hoạt động thể thao lẫn khoa học kỹ thuật họ truyền cảm hứng, đam mê và cuộc sống bất tận cho thế hệ trẻ mai sau.

Quản lý nguồn di tích và chứng tích về tội ác đối với Việt Nam là một trong những hoạt động giúp loài người tìm hiểu quá khứ để góp phần xây dựng tương lai hoà bình hữu nghị. Trước đây, việc thực hiện chiến tranh xâm lược và gây ra nhiều tội ác cho nhân dân Việt Nam không chỉ có Mỹ mà còn có các nước chư hầu; mặc khác, chứng kiến cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, nhân dân tiến bộ trên thế giới, nhân dân tiến bộ Mỹ và các nước chư hầu có nhiều hoạt động phản đối tích cực, kéo dài, có tổ chức. Toàn bộ các sự kiện liên quan cần được thu thập, xử lý, giới thiệu, khai thác. Di tích và chứng tích ở đây gồm các sản phẩm vật thể và phi vật thể về tội ác của Mỹ và các nước chư hầu đã gây ra “cho người Việt, kiều bào và những người chống chiến tranh do Mỹ gây ra với Việt Nam” (1954 – 1975);

Những bảo tàng ở Việt Nam ra đời nhằm mục đích nhìn lại quá khứ với cái nhìn sáng suốt nhất. Bảo tàng chứng tích chiến tranh cũng nhằm mục đích đó. Bảo tàng là nơi sưu tầm và triển lãm tư liệu, hình ảnh về tội ác của các thế lực trực tiếp gây ra cuộc chiến tranh khốc liệt trên đất nước Việt Nam từ năm 1954 – 1975.

Nhìn lại một lần nữa cuộc chiến tranh lâu dài, kiên cường và bất khuất của dân tộc ta, phải kể đến những sự giúp đỡ, ủng hộ và đóng góp nhiệt tình của giai cấp vô sản và nhân dân cách mạng trên toàn thế giới. Có những tấm lòng, những nghĩa cử khiến ta phải xúc động, kính trọng và tri ân. Trong cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam, nhân loại thế giới đã biểu tình phản đối chiến tranh, công kích và đòi hỏi Mỹ phải ngừng ngay cuộc chiến tranh phi nghĩa. Có những thanh niên ở bên kia bán cầu tình nguyện sang Việt Nam để cùng nhân dân Việt Nam chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, có những thanh niên còn rất trẻ ngay trên nước Mỹ bằng hành động tự thiêu để lên án tố cáo chiến tranh. Những tấm lòng, những nghĩa cử cao đẹp đó mãi mãi được nhân dân Việt Nam ghi nhận và biết ơn vô cùng! Lòng tôi chợt ấm khi dừng lại ở những tập ảnh này – những tập ảnh chứa chan tinh thần quốc tế. Cách mạng nhân dân thế giới đã luôn theo chân cách mạng Việt Nam hỗ trợ cho cuộc chiến đấu chính nghĩa này đi tới ngày thắng lợi.

Thế giới cần phải biết nhiều hơn nữa về những hậu quả nặng nề mà đế quốc Mỹ gây ra cho người dân Việt Nam. Hơn hết, nếu là một thanh niên Việt Nam đang sống trong nền hòa bình tự do hãy tìm về với cội nguồn dân tộc, hãy một lần đặt chân vào Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (số 28 Võ Văn Tần, quận 3, TP.Hồ Chí Minh) để được tận mắt thấy những hình ảnh lịch sử thiêng liêng, cao quý – dù có thể nó sẽ ám ảnh bạn một thời gian dài. Nhưng dẫu vậy, nỗi ám ảnh đó giúp ta thêm yêu đất nước mình, dân tộc mình! “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu, Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ, các anh không về mình mẹ lặng im… Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi…”(*).

________
(*) Ca khúc Đất nước của Phạm Minh Tuấn



--------------------------------HẾT--------------------------------
tải về 1.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương