Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp Thuỷ sản giai đoạn 2006-2010



tải về 148.24 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.11.2017
Kích148.24 Kb.
#34412

Báo cáo kết quả thực hiện

Chương trình Công nghệ sinh học Nông nghiệp - Thuỷ sản giai đoạn 2006-2010



I. GIỚI THIỆU CHUNG

Triển khai Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tư­ớng Chính phủ về việc ban hành Ch­ương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư­ Trung ­ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 01 năm 2006 phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020", giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện và Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020”, giao cho Bộ Thuỷ sản tổ chức thực hiện.



Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2006-2010 của Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp là:

- Tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số công nghệ sinh học hiện đại và ứng  dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp Việt Nam.

- Hình thành và từng b­ước phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng hoá chủ lực ở quy mô công nghiệp với chất lượng và sức cạnh tranh cao phục vụ tốt cho việc tiêu dùng và xuất khẩu.

- Chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gen trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng.

- Tăng c­ường được một bư­ớc cơ bản trong việc xây dựng tiềm lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua đào tạo được đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học chuyên sâu, có trình độ cao và chất lượng tốt cho một số lĩnh vực chủ yếu; đào tạo phổ cập lực lượng ứng dụng công nghệ sinh học ở các cơ sở sản xuất; hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm, hiện đại; tiếp tục đầu t­ư nâng cấp và mở rộng mạng lưới các phòng thí nghiệm thông thư­ờng ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 của Đề án công nghệ sinh học thuỷ sản là:

- Tạo ra một số giống thuỷ sản có chất lượng cao; bảo tồn và khai thác có hiệu quả nguồn gen động vật thuỷ sản và vi tảo biển; tạo ra các sản phẩm thuỷ sản mới, giảm thất thoát sau thu hoạch và bảo vệ môi trường thông qua ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất thuỷ sản.

- Năng lực phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học được tăng cường. Đào tạo được đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học chuyên sâu về một số lĩnh vực chủ yếu của công nghệ sinh học hiện đại. Xây dựng và đưa vào sử dụng ba phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trọng điểm ngành thuỷ sản (Phòng thí nghiệm di truyền chọn giống và bảo tồn lạnh nguồn gen thuỷ sản; Phòng thí nghiệm bệnh và môi trường nuôi thuỷ sản; Phòng thí nghiệm dinh dưỡng và thức ăn thuỷ sản), đồng thời đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm có ứng dụng công nghệ sinh học thuỷ sản.

- Đảm bảo 30% nhu cầu giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực (tôm sú, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh, cua biển, cá hồng, cá tráp, cá giò, cá song, nghêu...) được sản xuất có chất lượng cao, sạch bệnh. Sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ yếu tăng 15% nhờ phát triển, ứng dụng công nghệ và  sản phẩm công nghệ sinh học.



II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp được khởi động ngay sau khi Quyết định của Thủ tướng có hiệu lực. Sau hợp nhất với Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất thành lập 1 Ban điều hành và 1 Văn phòng thường trực Ban điều hành cho cả "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" và "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020". Ban điều hành Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, thuỷ sản (Tên gọi tắt của "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020" và "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020") được thành lập theo Quyết định số 1256/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 4 năm 2008 gồm 12 thành viên thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 7 thành viên thuộc các Bộ và địa phương liên quan (Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp, Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội, Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh). Văn phòng thường trực công nghệ sinh học là tổ chức giúp việc cho Ban điều hành được thành lập theo quyết định số 1962/QĐ-BNN-TCCB ngày 01 tháng 07 năm 2008.

Để triển khai Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp, thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì và phối hợp xây dựng và ban hành các văn bản quản lý Chương trình (Quyết định số 94/2008/QĐ-BNN ngày 25 tháng 9 năm 2008 về việc ban hành qui chế quản lý Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 và Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020, Quyết định số 797/QĐ-BNN-KHCN ngày 13/03/2008) và phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 94/2008/TTLT-BTC-BNN ngày 24 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 và Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời cũng đã chủ động phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ để thống nhất quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống nhất quản lý các dự án tăng cường trang thiết bị từ nguồn kinh phí sự nghiệp đầu tư phát triển và với Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học ở nước ngoài từ nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo.

Nhằm thu hút sự tham gia thực hiện Chương trình của các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp trong, ngoài nước và các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức thông báo và giới thiệu Chương trình đến các đối tượng liên quan dưới nhiều hình thức (công văn, thông tin trên mạng, hội thảo, hội nghị...). Định kỳ 6 tháng 1 lần Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Ban điều hành để đánh giá tình hình triển khai Chương trình và định hướng nhiệm vụ tiếp theo.

III.  KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2010

1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1.1. Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp

Đến hết năm 2010, Chương trình đã phê duyệt đưa vào thực hiện được 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ, gồm 78 đề tài và 12 dự án sản xuất thử nghiệm, trong đó có 02 đề tài được chuyển tiếp từ các nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có 40 đề tài dự án kết thúc năm 2010. Danh sách các nhiệm vụ khoa học công nghệ triển khai giai đoạn 2006-2010 của Chương trình được tổng hợp trong phụ lục 1 đính kèm. Kết quả nghiên cứu triển khai của Chương trình đến hết năm 2010 cụ thể như sau:



1.1.1. Cây trồng nông, lâm nghiệp

a.  Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen

Chương trình đã triển khai được 2 đề tài nghiên cứu cơ bản về phân lập gen, thiết kế vector chuyển gen và 6 đề tài tạo cây trồng biến đổi gen, gồm ngô, đậu tương, bông, xoan ta, thông nhựa và bèo tấm. Các tổ chức chủ trì đề tài đã cơ bản làm chủ được kỹ thuật phân lập, tách chiết gen, thiết kế vector và kỹ thuật chuyển gen vào cây đích. Các tính trạng được nghiên cứu gồm kháng sâu, kháng thuốc diệt cỏ, chịu hạn đối với ngô, bông, đậu tương, kháng sâu đối với thông nhựa, tăng trưởng nhanh đối với xoan ta và khả năng gây đáp ứng miễn dịch cúm H5N1ở gia cầm đối với bèo tấm.

Đến hết năm 2010 Chương trình đã tạo được 20 dòng đậu tương chuyển gen kháng sâu thế hệ T4, 1 dòng đậu tương chuyển gen chịu hạn, 1 dòng ngô chuyển gen kháng sâu, 05 dòng xoan ta mang gen tăng trưởng nhanh, 03 dòng xoan ta mang gen biểu hiện tính trạng tăng chất lượng gỗ, 01 dòng thông nhựa mang gen kháng sâu róm và 02 dòng bèo tấm mang gen HA thế hệ To (tổng cộng 20 dòng cây chuyển gen T4 và  13 dòng cây chuyển gen To). Các dòng ngô, đậu tương biến đổi gen đã được đánh giá biểu hiện trong điều kiện nhà lưới.

Đề tài chọn tạo giống bông biến đổi gen chịu hạn mới bắt đầu thực hiện năm 2009 nên mới có kết quả bước đầu về tạo vector chuyển gen.

Chương trình cũng đã  thẩm định và phê duyệt đưa vào thực hiện từ năm 2011 một số đề tài về ngô, đậu tương, ca cao, bạch đàn, bông, cà chua, thuốc lá, khoai lang chuyển gen phục vụ công tác chọn tạo giống cây trồng chuyển gen mới mang đa gen hoặc gen có ý nghĩa trong sản xuất.

b. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử

Chương trình đã triển khai 14 đề tài chọn tạo giống cây trồng nông, lâm nghiệp bằng phương pháp chỉ thị phân tử, gồm 6 đề tài chọn tạo giống lúa, 2 đề tài chọn tạo giống bông, 1 đề tài chọn tạo giống chè,  1 đề tài chọn tạo giống ngô, 1 đề tài chọn tạo giống cà chua, 01 đề tài về cây ăn quả có múi và 2 đề tài chọn tạo giống bạch đàn. Các nội dung nghiên cứu tập trung vào xác định nguồn vật liệu, xây dựng chỉ thị phân tử, lập bản đồ gen tương ứng và sử dụng chỉ thị phân tử để chọn tạo giống cây trồng.

Đến 2010, Chương trình đã chọn tạo tạo được 30 giống cây trồng nông nghiệp nhờ chỉ thị phân tử,  gồm 7giống lúa chịu hạn 7 giống lúa kháng bạc lá, 2 giống lúa kháng đạo ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng cao đã được đưa đi khảo nghiệm vùng sinh thái hoặc khảo nghiệm quốc gia, 2 giống chè có triển vọng về năng suất, chất lượng và 8 giống bông kháng bệnh xanh lùn, trong đó 2  giống lúa chịu hạn (OM 6162, 6840) đang chuẩn bị hồ sơ để được công nhận quốc gia. 

Các đề tài về chọn tạo giống ngô lai, lúa lai bằng kết hợp phương pháp công nghệ sinh học với phương pháp truyền thống bắt đầu thực hiện năm 2009 và đã tạo ra một số dòng bố mẹ, giống lúa và ngô lai có triển vọng. Chương trình cũng đang triển khai đề tài về đa dạng di truyền tính chống chịu bệnh vàng lá Greening bằng chỉ thị phân tử của tập đoàn cây có múi nhằm mục đích xác định tập đoàn cây có múi chống chịu bệnh vàng lá làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống cây có múi kháng bệnh vàng lá.

Đối với cây trồng lâm nghiệp, Chương trình đang triển khai 2 đề tài về chọn tạo giống bạch đàn sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt và bạch đàn kháng bệnh đốm là bằng chỉ thị phân tử. Đến năm 2010, đã xác định được 3 dòng bạch đàn sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt bằng phương pháp chỉ thị phân tử.

c. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo và nhân nhanh giống cây trồng

Chương trình đang triển khai 4 đề tài về ứng dụng công nghệ tế bào trong chọn tạo giống cây trồng nông nghiệp với sản phẩm tạo ra là các dòng/giống cây cam, quýt, bưởi không hạt, giống ớt, dưa chuột chất lượng, năng suất cao, giống khoai tây kháng bệnh virut và giống hoa cẩm chướng, hoa cúc đột biến.

Đến hết năm 2010, Chương trình đã tạo được 12 giống cây trồng nông nghiệp, gồm 01 giống cam, 1 giống quýt không hạt triển vọng, 02 giống cẩm chướng và 02 giống cúc đột biến về màu sắc, cấu trúc hoa đưa vào khảo nghiệm quốc gia; 02 dòng dưa chuột đơn bội kép thuộc nhóm có tỷ lệ hoa cái > 85%,  chống chịu bệnh phấn trắng hoàn toàn, bệnh sương mai ở mức khá; 2 dòng ớt đơn bội kép chống chịu bệnh; 1 giống hoa lily tốc độ phát triển 7-8cm/tuần, chiều cao khi thu hoạch 80-120cm, 4-5 hoa/cây, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, màu  hoa vàng chanh, có hương thơm; 01 giống loa kèn tốc độ phát triển 4-5cm/tuần, chiều cao khi thu hoạch 70-90cm, 2-3 hoa/cây, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hoa màu trắng, có hương thơm và 01 dòng khoai tây lai soma có độ bội 2n=4x=48, có khả năng kháng virus PVY ở cấp 5, năng suất ≥ 18 tấn/ha.

Triển khai nội dung vi nhân giống cây trồng, Chương trình đã triển khai được 2 dự án SXTN về vi nhân giống hoa, 2 dự án SXTN về vi nhân giống bạch đàn uro và  keo lai với sản phẩm là qui trình công nghệ vi nhân giống cây bạch đàn, keo lai qui mô công nghiệp được hoàn thiện ứng dụng thành công tại Quảng Ninh, Yên Bái với công suất 10 triệu cây giống/năm và qui trình công nghệ vi nhân giống hoa qui mô công nghiệp tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ.

Đến hết năm 2010, chương trình đã sản xuất được 21,9 triệu cây giống bạch đàn, keo bằng công nghệ  mô, hom; 2,2 triệu cây giống hoa cúc, 350.000 cây giống hoa lan, 200.000 cây giống hoa hồng môn, 150.000 cây giống hoa đồng tiền và 200.000 củ giống hoa lily, layơn  bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. 

d. Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất KIT chẩn đoán một số bệnh của cây trồng

Chương trình đã triển khai được 1 đề tài về về sản xuất Kit chẩn đoán nhanh virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa và đã nghiên cứu được qui trình sản xuất và sản xuất  thử,  thử nghiệm thành công 50.000 Kit ELISA virus lúa lùn xoăn lá (RRSV) và 50.000 Kit ELISA virus lúa cỏ (RGSV). 



1.1.2. Vật nuôi

a. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen

Trong lĩnh vực chăn nuôi, Chương trình đang triển khai 2 đề tài nghiên cứu cơ bản về xác định sự sai khác di truyền của các giống gà nội, bò địa phương và 1 đề tài xác định chỉ thị phân tử trong chọn chọn lọc lợn giống thuần chủng đạt năng suất và chất lượng thịt cao. Kết quả bước đầu đã xác định được một số chỉ thị liên quan đến tính trạng mong muốn phục vụ chọn tạo giống vật nuôi (gà, lợn, bò) trong giai đoạn 2011-2015.



b. Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sinh sản vật nuôi, lư­u giữ, bảo quản và bảo tồn lâu dài quỹ gen bản địa, quý hiếm ở vật nuôi

Chương trình đang triển khai 2 đề tài về nghiên cứu ứng dụng, cải tiến tổ hợp công nghệ sinh sản phục vụ công tác tạo và nhân giống lợn, bò. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường bảo quản tinh dịch dài ngày trong điều kiện nhiệt độ phòng đảm bảo hoạt lực trên 60% ở ngày thứ 7; hoàn thiện kỹ thuật đông lạnh tinh dịch dạng cọng rạ đảm bảo hoạt lực sau giải đông > 30% và cải tiến được các qui trình công nghệ tạo phôi, cấy truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò và thụ tinh ống nghiệm.



c. Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và thức ăn chức năng

Chương trình đang triển khai 2 đề tài nghiên cứu về enzyme tiêu hoá và probiotic. Kết quả trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chức năng đã tạo được 02 chế phẩm probiotic cho lợn và gà có tác dụng giảm tiêu tốn thức ăn 7,2%, giảm tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa 31,2%;  01chế phẩm đa enzyme tiêu hoá có tác dụng giảm tiêu tốn thức ăn 8,9-10,7%và đồng thời tạo được 5 chủng vi sinh vật tái tổ hợp sinh các enzymexylanase, protease, mannanase , glucanase ( Bacillus, P. pastoris, A. niger)  và sản xuất được 01 chế phẩm đa enzyme có tác dụng tăng trọng lượng của gà và lợn  hơn 10% và giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn  trên 15%. Các sản phẩm tạo ra đã được đề nghị triển khai tiếp dưới dạng dự án sản xuất thử nghiệm để được hoàn thiện và đưa vào thương mại trong giai đoạn 2011-2015. 

Trong lĩnh vực vaccin, Chương trình đang triển khai 2 đề tài nghiên cứu sản xuất vaccin phòng chống H5N1, 1 đề tài về nghiên cứu về vaccin đa giá phòng một số bệnh truyền nhiễm của gia cầm, lợn và 01 đề tài về công nghệ vector tái tổ hợp mang gen GM-CSF (Granulocyte-macrophage colony-stimulating factor) và interleukin kích ứng miễn dịch cho gia cầm. Kết quả bước đầu đã tạo được 01 chủng nấm men, 01 dòng bèo tấm tái tổ hợp mang kháng nguyên ha, 01 dòng tế bào E.Coli mang plasmid con thoi chứa gen GM-CSF, gen IL-6. Các sản phẩm tạo ra của Chương trình đang được thử nghiệm trên vật nuôi. Chương trình đồng thời đang triển khai đề tài Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xây dựng danh mục giống vi rút gia cầm quốc gia với mục tiêu xác định và công nhận quốc gia danh mục các giống vi rút gia cầm  cung cấp cho sản xuất vaccin phòng chống dịch hại trên gia cầm ở Việt Nam.

1.1.3. Vi sinh vật

a. Nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử và sản xuất ở quy mô công nghiệp các chế phẩm vi sinh vật, các chế phẩm bảo vệ thực vật có hiệu quả kinh tế cao.

Chương trình đang triển khai 4 đề tài về nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh hại cây trồng nông nghiệp, 1 đề tài về phân bón vi sinh vật cho cây lâm nghiệp và 5 dự án sản xuất thử nghiệm về chế phẩm vi sinh vật đối kháng nấm bệnh và phân bón vi sinh vật chức năng.

Sản phẩm đến năm 2010 của Chương trình gồm 8 chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng, nấm, vi khuẩn gây bệnh vùng rễ cà phê, hồ tiêu, bông vải, lạc, vừng, ngô;  8 loại phân bón vi sinh vật chức năng sử dụng cho rau, cà phê, lạc, cây lâm nghiệp. Sản phẩm của Chương trình được trình diễn hiệu quả tại nhiều mô hình ở địa phương các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Chương trình cũng đã triển khai 1 dự án SXTN về sử dụng sản phẩm CNSH trong sản xuất rau an toàn và xây dựng được mô hình sản xuất 31 loại rau an toàn quy mô 70,5ha tại Hà Nội, Hải Dương và Vĩnh Phúc, cung cấp cho thị trường trên 1740 tấn rau an toàn.



b. Nghiên cứu khai thác hệ vi sinh vật đất để phục hồi, ổn định và nâng cao độ phì của đất trồng

Đề tài nghiên cứu về các giải pháp sinh học nhằm cải tạo đất bạc màu được bắt đầu triển khai năm 2009. Kết quả bước đầu đã xây dựng được qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật có khả năng nâng cao độ phì của đất, tăng khả năng giữ nước ở vùng đất trồng cây lâm nghiệp (bạch đàn,..), đất trống đồi trọc và đất có nguy cơ sa mạc hóa..



c. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt; xử lý ô nhiễm môi tr­ường

Chương trình đã triển khai 1 đề tài về xử lý phế thải chăn nuôi, 1 dự án SXTN về chế phẩm vi sinh vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón và bắt đầu triển khai (từ năm 2010) 01 đề tài xử lý phế thải nhà máy chế biến tinh bột sắn.

Sản phẩm của Chương trình trong lĩnh vực này là 02 loại chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong xử lý nhanh phế thải chăn nuôi rắn, nước thải sau biogas và 01 chế phẩm vi sinh vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón, trong đó chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chăn nuôi, phế phụ phẩm nông nghiệp đang được ứng dụng có hiệu quả trên diện rộng tại đại bàn Đắc Lăk và các tỉnh Tây Nguyên. 

d. Nghiên cứu các công nghệ, chế phẩm và giải pháp phục vụ công tác bảo quản

Chương trình đã triển khai 2 đề tài về sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng trong bảo quản nông sản thực phẩm và chế phẩm vi sinh vật phòng trừ nấm mốc sinh độc tố và độc tố nấm mốc trên ngô, lạc và cà phê.

Sản phẩm tạo ra của Chương trình trong lĩnh vực này đến năm 2010 gồm 2 loại chế phẩm sinh học sử dụng trong bảo quản rau quả tươi, thực phẩm chế biến và 3 loại chế phẩm vi sinh vật phòng trừ nấm mốc sinh độc tố và độc tố nấm mốc trên ngô, lạc và cà phê.

Trong quá trình triển khai các đề tài dự án thuộc Chương trình đã công bố được 118 công trình trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế.

Tổng hợp các sản phẩm giống cây trồng và chế phẩm sinh học của Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp đền năm 2010 được trình bày trong phụ lục 2.

1.2. Đề án công nghệ sinh học thuỷ sản

Đề án Công nghệ sinh học thuỷ sản mới chính thức được cấp kinh phí và bắt đầu triển khai năm 2009 với 35 đề tài dự án. Năm 2010 đã xét, tuyển chọn được 12 nhiệm vụ mới bắt đầu thực hiện từ năm 2011, gồm 11 đề tài và 01 dự án sản xuất thử nghiệm. Danh sách các nhiệm vụ khoa học công nghệ triển khai giai đoạn 2008-2010 của Đề án được tổng hợp trong phụ lục 1 đính kèm.



1.2.1.  Sản xuất giống thuỷ sản

a. Chọn giống bằng cách kết hợp các phương pháp truyền thống, kỹ thuật gen để tạo giống có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt ngon, khả năng kháng bệnh, chịu lạnh cao.

Đề án đã triển khai được 6 đề tài về áp dụng các phương pháp lai đánh giá biến dị di truyền, chọn giống quần đàn để tạo ra nguồn vật liệu ban đầu phục vụ chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng của cá giò, rô phi đỏ, cá vược, cua xanh; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng marker phân tử để phục vụ chọn giống cá rô phi vằn nuôi trong điều kiện lợ mặn. Kết quả đã lựa chọn được các nguồn vật liệu chọn giống, xác định được một số chỉ thị liên kết giới tính và đánh giá trên các đối tượng nuôi trồng. Đề án cũng đã triển khai được 1 đề tài về giải trình tự một phần bộ gen và xây dựng cơ sở dữ liệu genome tôm sú. Kết quả đã thiết lập thư viện cDNA/EST từ các mô khác nhau của tôm sú; giải trình tự của 290 đoạn cDNA/EST đã được xác định trình tự và chú giải chức năng, trong đó nhiều gen quan trọng liên đến các tính trạng tăng trưởng mới được phát hiện và xây dựng cơ sở dữ liệu genome tôm sú với các công cụ tìm kiếm thông tin hữu ích.



b. Ứng dụng các công nghệ di truyền (chuyển cấy gen, đa bội thể, điều khiển giới tính) để tạo ra giống cá, tôm có đặc tích ưu việt phục vụ sản xuất.

Đề án đã triển khai được 2 nhiệm vụ về nghiên cứu tạo tam bội thể hầu của sông, hầu Thái Bình Dương, thăm dò trên cá tra và sản xuất cá hồi vân toàn cái. Kết quả đã tạo được 257000 con hầu Thái Bình Dương tam bội thể.  Đề tài nghiên cứu và sản xuất cá hồi vân toàn cái mới thực hiện được 1 năm nên chưa tạo được sản phẩm.



c. Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra giống tôm bố mẹ sạch bệnh, tạo đàn cá tra có  tỷ lệ philê cao, thịt màu trắng phục vụ xuất khẩu.

Các đề tài về sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh và đánh giá hiệu quả chọn giống cá cá tra về tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ phi lê đang được triển khai trong lĩnh vực này. Đến thời điểm hiện tại đã nhập được 1000 cặp bố mẹ có nguồn gốc Hawai và 500 cặp được thu gom tại Việt Nam. Đã cho sinh sản và tuyển chọn thế hệ con làm thế hệ hậu bị (G1) phục vụ sản xuất giống, chuyển giao 350 cặp bố mẹ G1 đến các trại giống tại Nghệ An, Nha Trang và 50 vạn tôm giống PL 15 phục vụ sản xuất nuôi thương phẩm. Đề tài nghiên cứu chọn giống cá tra về tính trạng tăng trưởng và tỷ lệ phi lê mới được triển khai từ năm 2010, nên chưa có sản phẩm cuối cùng.



1.2.2. Bảo tồn khai thác nguồn gen thuỷ sản

a. Phát triển công nghệ bảo quản lạnh gen (bảo quản tinh, trứng, phôi)

Đề án đã triển khai 2 đề tài về nghiên cứu ứng dụng công nghệ lạnh sâu xây dựng ngân hàng tinh động vật thuỷ sản đã tạo ra các các sản phẩm tinh đông lạnh của cá chép, cá tra, cá giò, cá anh vũ, hầu cửa sông tỷ lệ thụ tinh đạt từ 45%- 70%, tinh nang đông lạnh của tôm sú đạt > 40%.



b. Bảo quản vi tảo biển và tạo ngân hành vi tảo biển

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu xây dựng tập đoàn giống vi tảo biển quang tự dưỡng, dị dưỡng của Việt  Nam và nuôi sinh khối làm thức ăn cho thuỷ sản, Đề án đã phân lập được 10 loài tảo quang tự dưỡng giàu dinh dưỡng được phân lập từ vùng biển Việt Nam có thể làm thức ăn tươi sống trong nuôi trồng thuỷ sản đạt các tiêu chuẩn thế giới về giống thuần chủng, 7 loài tảo dị dưỡng thuộc chi LabyrinthulaSchizochytrium có hàm lượng PUFAs cao và bước đầu xây dựng được qui trình nhân sinh khối vi tảo biển quang tự dưỡng, dị dưỡng làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản.



1.2.3. Thức ăn phòng trị bệnh và quản lý môi trường thuỷ sản

a. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzyme, protein và vi sinh để sản xuất các loại thức ăn.

  Đề án đã triển khai đề tài sản xuất tảo Spirulina platensis đảm bảo chất lượng làm nguyên liệu chế biến thức ăn cho người và động vật thuỷ sản, bước đầu làm chủ được công nghệ sản xuất tảo này và đã cho ra sản phẩm dạng bột khô đóng gói bảo đảm chất lượng.

 Năm 2010, Đề án bắt đầu triển khai nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ nuôi vi tảo Haematococcus  pluvialis, công nghệ chiết xuất astaxanthin và bước đầu đã phân lập được 01 chủng giống Haematococcus pluvialis ở Việt Nam và đang tiến hành lắp đặt và vận hành các hệ thống photobioreactor kín 10, 50 và 100 lít để nuôi tăng sinh khối tảo H. pluvialis làm nguyên liệu cho sản xuất astaxanthin.

 b. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chuẩn đoán bệnh một số bệnh thường gặp trên các đối tượng nuôi quan trọng

Đề án đã chế tạo được 01 bộ kít phát hiện vi rút WSSV gây bệnh đốm trắng trên tôm và 01 bộ kít phát hiện vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra bằng phương pháp LAMP và bắt đầu đưa vào thực hiện năm 2011 đề tài nghiên cứu nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán, chế tạo bộ kit phát hiện vi rút IMNV gây bệnh trên tôm Thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei), vi rút LSNV gây bệnh trên tôm Sú (Penaeus monodon).

Trong khuôn khổ đề tài "Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định tảo độc" Đề án đã xác định cặp mồi thích hợp phát hiện tảo độc và đưa ra được phương pháp chẩn đoán, giải pháp khả thi phòng, chống hiện tượng bùng phát vi tảo độc trong đầm nuôi tôm sú thâm canh.



c. Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học nhằm tăng sức đề kháng và phòng trị bệnh.

Đề án đã triển khai được 4 đề tài nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh trong phòng trị bệnh động vật thuỷ sản. Kết quả đã tạo được 01 chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio spp. có mật độ vi khuẩn đối kháng đạt 109 CFU/g, 02 chế phẩm Bio-TS3 có khả năng tăng sức đề kháng của tôm trong nuôi tôm sú thâm canh, 02 chế phẩm vi sinh phòng bệnh trắng nhũn thân Ice - Ice disease ở rong Sụn Việt Nam.



d. Nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh

Đề án đã triển khai được 3 đề tài nghiên cứu; phát triển vắc xin vô hoạt phòng bệnh Vibriosis cho cá Giò nuôi; nâng cao hiểu quả sử dụng vaccine bất hoạt thông qua sốc nhiệt protein trong vaccine; nghiên cứu tạo dòng vi khuẩn nhược độc dùng làm vaccine phòng bệnh gan thận mủ cá Tra bằng kỹ thuật gây đột biến gen. Cả 3 nhiệm vụ nêu trên bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2010 và mới tạo ra các sản phẩm trung gian là các chủng có độc lực cao, có tính kháng nguyên và gen đích trên vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để tiến hành knock out gen.



1.2.4. Công nghệ sau thu hoạch, chế biến và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản

a.  Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản sau thu hoạch, chế biến thuỷ sản, an toàn sản phẩm thuỷ sản, xử lý phế thải và chất thải chế biến thuỷ sản

          Đề án triển khai 3 đề tài nghiên cứu xử lý các phế liệu trong chế biến và đã tạo được 3 loại thức ăn bổ sung cho cá, gà, bò từ bã thải từ sản xuất agar, sản xuất được Chitin, N-axetyl chitooligosaccharit bảo đảm chất lượng.



b. Điều tra, tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học cao ở sinh vật biển phục vụ làm thực phẩm chức năng và  thuốc chữa bệnh.

Đề án đã triển khai được 2 đề tài về tách chiết Chondroitin, Glucosamine từ nguyên liệu thuỷ sản, tách chiết Tetrodotoxin (TTX) từ các chủng vi sinh vật sản sinh TTX trong cá nóc độc; bước đầu đã sản xuất được 10 kg Glucosamine, 1,5 kg Chondroitin và 0.2 mg Tetrodotoxin.



2.Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp cùng Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 và Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020, trong đó có các chính sách tài chính hỗ trợ dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghệ sinh học, chuyển giao công nghệ sinh học để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học và hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trang thiết bị, hiện đại hóa phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo công nghệ sinh học. Để nhanh chóng đưa các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và đẩy mạnh việc chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới của thế giới về công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học (Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 04 năm 2010)và Qui định triển khai các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ thuộc Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp và  thuỷ sản (Quyết định số 3279/QĐ-BNN-KHCN ngày 13 tháng 11 năm 2009).

Đến nay Chương trình đã triển khai được 10 dự án sản xuất thử nghiệm về phân bón, chế phẩm sinh học và vi nhân giống hoa, cây lâm nghiệp có sự tham gia của doanh nghiệp và địa phương, trong đó đã phát triển được 2 cơ sở nhân nhanh giống bạch đàn, keo công suất 10 triệu cây/năm tại Quảng Ninh, Yên Bái; 2 cơ sở sản xuất cây giống hoa bằng kỹ thuật nuôi cấy mô qui mô 2,0-2,5 triệu cây/năm tại Hà Nội, Qui Nhơn; 02 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng nấm bệnh vùng rễ cà phê, bông vải công suất 5 tấn/mẻ tại Bình Định, Đắc Lăk, 01 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải nông nghiệp làm phân hữu cơ công suất 5 tấn chế phẩm/năm tại Buôn Mê Thuật, 2 cơ sở sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật sử dụng cho rau, lạc, cà phê công suất 30.000 tấn/năm tại Nghệ An. Qui trình sử dụng các chế phẩm sinh học trong  sản  xuất rau an toàn, sản phẩm của dự án sản xuất thử nghiệm "Ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học bảo vệ thực vật để  xây dựng vùng sản  xuất rau an toàn" đã được phát triển tại các vùng trồng rau an toàn nhiều tỉnh miền Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên....).

Chương trình đồng thời đã tổ chức đào tạo được 1280  kỹ thuật viên về nhân nhanh giống cây trồng, sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vi nhân giống cây trồng và sản xuất nấm ở các địa phương và chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản. 

Phục vụ mục tiêu đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất sau năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của cây trồng biến đổi gen và tổ chức khảo nghiệm đồng ruộng các giống ngô biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu của các công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty Mosanto Thái Lan và công ty TNHH Pioneer Hibred Việt Nam.

3.  Đào tạo nguồn nhân lực

Để đáp ứng mục tiêu "Tăng c­ường được một bư­ớc cơ bản trong việc xây dựng tiềm lực cho công nghệ sinh học nông nghiệp thông qua đào tạo được đội ngũ cán bộ công nghệ sinh học chuyên sâu, có trình độ cao và chất lượng tốt cho một số lĩnh vực chủ yếu" Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất phương án triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực sau đại học cho Chương trình, theo đó việc tuyển chọn cán bộ đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài của Chương trình được thực hiện theo Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2000 và Quyết định số số 356/QĐ-TTgngày 28 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc đào tạolại, đào tạo nâng cao ở nước ngoài đối với cán bộ khoa học đã có học vị tiến sĩ, thạc sĩ được thực hiện trong khuôn khổ các đề tài, dự án thuộc Chương trình với nội dung phù hợp với đề tài, dự án  đang triển khai. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng thời cũng xác định các đề tài, dự án thuộc Chương trình có trách nhiệm gắn kết kết quả nghiên cứu triển khai với công tác đào tạo nguồn nhân lực và coi đó là một trong các sản phẩm phải đạt của đề tài, dự án.

Hàng năm, Chương trình đều thông báo tuyển sinh sau đại học ở nước ngoài đến các cơ sở đào tạo có liên quan và các địa phương trong toàn quốc. Riêng năm 2010 Chương trình đã tổ chức tuyển sinh tại 22 trường đại học ở cả 3 miền: Bắc, Trung và Nam.

Đến hết năm 2010, Chương trình đã tuyển chọn được 224 học viên có đủ điều kiện đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, gồm 121 học viên tuyển chọn trước năm 2010 và 103 học viên tuyển chọn năm 2010, trong đó đã gửi được 81 học viên đi đào tạo ở  Đức, Bỉ, Anh, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ (danh sách học viên đã gửi đi đào tạo tại nước ngoài phụ lục 3 kèm theo). Trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Chương trình đã phối hợp đào tạo trong nước được 73 ThS, 22 TS công nghệ sinh học và hàng trăm cử nhân, kỹ sư nông nghiệp, công nghệ sinh học. Trong thời gian qua Chương trình đã gửi 32 cán bộ khoa học đi đào tạo nâng cao trình độ ở nước ngoài trong khuôn khổ các đề tài, dự án. Hiện nay chương trình đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị mở chuyên ngành đào tạo tiến sĩ công nghệ sinh học tại Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.



4. Tăng cường trang thiết bị

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt chủ trương đầu tư tăng cường trang thiết bị và tổ chức triển khai đầu tư cho 10 phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của các Viện Khoa học Lâm nghiệp, Phân viện Khoa học lâm nghiệp miền Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Viện Bảo vệ thực vật, Viện nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu Ngô, Viện cây ăn quả miền Nam, Viện Khoa học nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, II. Đây là các tổ chức khoa học công nghệ đang thực hiện các đề tài, dự án của Chương trình nên các thiết bị, máy móc đầu tư đều đã được đưa vào sử dụng.

Để triển khai nội dung "Đầu t­ư xây dựng mới một phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ gen dành cho khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào" Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đưa vào thực hiện trong năm kế hoạch 2011.

5. Xây dựng, nối mạng, đ­ưa vào hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia và hệ thống thư­ viện về công nghệ sinh học

Chương trình đã xây dựng được trang thông tin điện tử của Chương trình (www.agrobiotech.gov.vn) và đang cập nhật số liệu để hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin quốc gia về công nghệ sinh học nông nghiệp.



6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học

Chương trình đã tổ chức được 5 đoàn công tác tới Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Úc và Ấn Độ để tìm hiểu về tình hình ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học, chính sách,  tổ chức quản lý an toàn sinh học và xây dựng các Chương trình hợp tác về nghiên cứu và đào tạo nhân lực công nghệ sinh học. Trên cơ sở kết quả làm việc với các đối tác nước ngoài Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thôn đã ký Biên bản ghi nhớ với Đại học Tổng hợp Missouri, Hoa Kỳ, Đại học tổng hợp Queensland, Úc và đang phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ ký thoả thuận hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Từ năm 2010-2011, Chương trình đồng thời đã phê duyệt và đưa vào thực hiện 05 nhiệm vụ hợp tác quốc tế về nghiên cứu tạo cây trồng biến đổi gen nông, lâm nghiệp, sản xuất chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật, trong đó kinh phí huy động của các đối tác nước ngoài chiếm hơn 1/3 tổng kinh phí đầu tư của Việt Nam đối với mỗi nhiệm vụ.

Nhiều chủ nhiệm đề tài, dự án triển khai trong khuôn khổ của Chương trình đều có quan hệ với các đối tác nước ngoài và tranh thủ sự giúp đỡ của họ trong việc nâng cao trình độ cho các cán bộ khoa học.

Triển khai nội dung "tận dụng kiến thức, công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến và các sự giúp đỡ khác của thế giới để phát triển nhanh, mạnh và giải quyết được một số vấn đề quan trọng, bức xúc của công nghệ sinh học nông nghiệp ở Việt Nam" Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên hệ với các tổ chức quốc tế, các quốc gia có nền công nghệ sinh học tiên tiến và chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức các hội nghị, hội thảo về quản lý an toàn sinh học cây trồng biến đổi gen cũng như xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật Việt Nam về quản lý sinh vật biến đổi gen. 



7. Thông tin, tuyên truyền về công nghệ sinh học nông nghiệp, thuỷ sản

Hàng năm, Chương trình đã chủ trì và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, trang thông tin điện tử Agbiotech, các tổ chức khoa học công nghệ, đào tạo trong nước và các tổ chức quốc tế (Crop life Asia, Business Forum, ISAAA ...) tổ chức  3-5 hội thảo, hội nghị giới thiệu về thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại và quản lý an toàn sinh học cây trồng biến đổi gen. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi ng­ười dân về vai trò quan trọng của công nghệ sinh học đối với sự phát triển của loài ng­ười nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được tổ chức và duy trì.



8. Đánh giá chung kết quả thực hiện giai đoạn 2006-2010

8.1. Về kết quả đạt được

8.1.1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

a. Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp

Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp đã cơ bản bám sát các nội dung nghiên cứu triển khai theo tinh thần Quyết định phê duyệt Chương trình của Thủ tướng Chính phủ. Sản phẩm tạo ra đến năm 2010 đáp ứng mực tiêu đề ra, đảm bảo về số lượng, chủng loại và góp phần giải quyết một phần nhu cầu của thực tế sản xuất nông nghiệp. Đến hết năm 2010 Chương trình đã:

- Chọn, tạo được 20 giống lúa, 22 giống rau, hoa quả, cây công nghiệp bằng công nghệ chỉ thị phân tử, công nghệ tế bào;

- Tạo được 20 dòng đậu tương chuyển gen kháng sâu thế hệ T4, 1 dòng đậu tương chuyển gen chịu hạn, 1 dòng ngô chuyển gen kháng sâu, 05 dòng xoan ta mang gen tăng trưởng nhanh, 03 dòng xoan ta mang gen biểu hiện tính trạng tăng chất lượng gỗ, 01 dòng thông nhựa mang gen kháng sâu róm và 02 dòng bèo tấm mang gen HA thế hệ To;

- Xây dựng qui trình và sản xuất được 08 chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng, nấm, vi khuẩn gây bệnh vùng rễ cà phê, hồ tiêu, bông vải, lạc, vừng, ngô;  08 loại phân bón vi sinh vật chức năng sử dụng cho rau, cà phê, lạc, cây lâm nghiệp; 02 loại chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong xử lý nhanh phế thải chăn nuôi rắn, nước thải sau biogas và 01 chế phẩm vi sinh vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón; 02 loại chế phẩm sinh học sử dụng trong bảo quản rau quả tươi, thực phẩm chế biến; 03 loại chế phẩm vi sinh vật phòng trừ nấm mốc sinh độc tố và độc tố nấm mốc trên ngô, lạc, cà phê; 02 chế phẩm probiotic cho lợn, gà;  01chế phẩm đa enzyme tiêu hoá và 02 loại môi trường bảo quản tinh dịch lợn, bò dài ngày trong điều kiện nhiệt độ phòng;

b. Đề án công nghệ sinh học thuỷ sản

Đề án đã bắt đầu được triển khai và bước đầu thu được một số kết quả như sau:

- Vật liệu nghiên cứu tạo giống hầu cửa sông tam bội, dòng cua xanh bố mẹ thế hệ P, P1, tập đoàn giống vi tảo biển, Ngân hàng tinh Cá Chép, cá Tra, cá Giò, cá Anh vũ, hầu cửa sông, tôm Sú, một số chỉ thị phân tử phục vụ chọn giống và bảo tồn quỹ  gen cá tra, cá rô phi, tôm sú;

- 03 loại thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản từ sinh khối vi tảo biển quang tự dưỡng, dị dưỡng;  02 loại nguyên liệu chế biến thức ăn cho người và động vật thuỷ sản từ tảo Spirulina platensis; 06 loại thức ăn bổ sung cho cá, gà, bò từ bã thải từ sản xuất agar, 03 sản phẩm có giá trị gia tăng cao (Chitin, N-axetyl, chitooligosaccharit, Glucosamine, Chondroitin, Tetrodotoxin) từ nguyên liệu thuỷ sản;

-  02 chế phẩm sinh học BIO-TS3 tăng sức kháng bệnh, tăng khả năng sinh trưởng của tôm sú, 01 Chế phẩm vi sinh đối kháng Vibrio spp, 01 bộ kít phát hiện vi rút WSSV gây bệnh đốm trắng trên tôm; 01 bộ kít phát hiện vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra bằng phương pháp LAMP; 02 chế phẩm vi sinh phòng bệnh trắng nhũn thân Ice - Ice disease ở rong Sụn Việt Nam.

8.1.2. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học

  Chương trình đã triển khai một số hoạt động liên quan gián tiếp đến các nội dung của nhiệm vụ, bao gồm:

- Đã triển khai được 10 dự án sản xuất thử nghiệm về phân bón, chế phẩm sinh học và vi nhân giống hoa, cây lâm nghiệp có sự tham gia của doanh nghiệp và địa phương. Tạo điều kiện phát triển được 2 cơ sở nhân nhanh giống bạch đàn, keo công suất 10 triệu cây/năm tại Quảng Ninh, Yên Bái; 2 cơ sở sản xuất cây giống hoa bằng kỹ thuật nuôi cấy mô qui mô 2,0-2,5 triệu cây/năm tại Hà Nội, Qui Nhơn; 02 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng nấm bệnh vùng rễ cà phê, bông vải công xuất 5 tấn/mẻ tại Bình Định, Đắc Lăk, 01 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải nông nghiệp làm phân hữu cơ công suất 5 tấn chế phẩm/năm tại Buôn Mê Thuật, 2 cơ sở sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật sử dụng cho rau, lạc, cà phê công suất 30.000 tấn/năm tại Nghệ An và phát triển qui trình sử dụng các chế phẩm sinh học trong  sản  xuất rau an toàn tại các vùng trồng rau ở miền Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên....);

- Đã tổ chức khảo nghiệm đồng ruộng các giống ngô biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu của các công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty Mosanto Thái Lan và công ty TNHH Pioneer Hibred Việt Nam.



8.1.3. Đàotạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học

Nội dung đào tạo nguồn nhân lực theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ  đã được thực hiện và đạt được các kết quả chính như sau:

- Tổ chức tuyển chọn được 224 học viên có đủ điều kiện đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, gồm 121 học viên tuyển chọn trước năm 2010 và 103 học viên tuyển chọn năm 2010;

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi được 81 học viên đi đào tạo ở  Đức, Bỉ, Anh, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Mỹ, gồm 15 tiến sĩ và 66 thạc sĩ;

- Phối hợp đào  tạo trong nước được 73 ThS, 22 TS công nghệ sinh học và hàng trăm cử nhân, kỹ sư nông nghiệp, công nghệ sinh học;

- Gửi đi đào tạo nâng cao trình độ ở nước ngoài trong khuôn khổ các đề tài, dự án được 32 cán bộ khoa học;

- Công bố 118 công trình trên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế.

8.1.4. Tăng cường trang thiết bị

Nội dung đầu tư­ chiều sâu để nâng cấp hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được triển khai và bước đầu đã đầu tư tăng cường trang thiết bị cho 10 phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của các Viện nghiên cứu thuộc Bộ, góp phần tăng cường tiềm lực cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực công nghhệ sinh học cho Chương trình và ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn.



8.1.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học

Nội dung "Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học" của Chương trình đã được triển khai và bước đầu có những đóng góp tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và quản lý an toàn sinh học trong lĩnh vực cây trồng biến đổi gen. Một số đề tài hợp tác quốc tế đã được phê duyệt đưa vào thực hiện từ năm 2010.



8.1.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin, tuyên truyền về công nghệ sinh học

Nội dung xây dựng trang thông tin điện tử của Chương trình và tuyên truyền  nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi ng­ười dân về vai trò quan trọng của công nghệ sinh học nông nghiệp" đã được triển khai đáp ứng một phần nhu cầu thông tin của cộng đồng về cây trồng biến đổi gen và thành tựu mới của công nghệ sinh học hiện đại.



8.2. Một số tồn tại, hạn chế

8.2.1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Lực lượng khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học còn mỏng, kinh phí nghiên cứu triển khai có hạn, nhưng nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực sản xuất của ngành và bao quát cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. Do vậy, nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Chương trình giai đoạn 2006-2010 chưa bao phủ hết các nội dung nghiên cứu triển khai theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Một số nội dung chưa được triển khai gồm:

- Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp:Nội dung nghiên cứu cơ bản về xác lập “dấu tay di truyền” (finger printing) cho các giống cây đặc sản bản địa , đánh giá đa dạng di truyền của hệ cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam và xây dựng th­ư viện axít deoxyribonucleic (ADN) cho một số loại cây lâm nghiệp và cây bản địa khác, lư­u giữ, bảo quản và bảo tồn lâu dài quỹ gen bản địa, quý hiếm ở vật nuôi;

- Đề án công nghệ sinh học thuỷ sản: Nội dung nghiên cứu ứng dụng công nghệ di truyền tạo giống cá rô phi toàn đực, tôm càng xanh toàn đực, tôm sú toàn cái, ứng dụng công nghệ tế bào sản xuất giống thuần rong biển, ứng dụng công nghệ mẫu sinh, phụ sinh tạo giống nhân tạo, nâng cao chất lượng giống thuỷ sản, ứng dụng công nghệ enzym, protein, vi sinh sản xuất thức ăn  thuỷ sản, ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải, phế thải từ chế biến, nuôi trồng thủy sản, tạo chế phẩm, hoạt chất sinh học thay thế hoá chất, kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản và phát triển phương pháp phát hiện nhanh, chính xác các tác nhân nguy hiểm và tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thực phẩm thuỷ sản.

8.2.2. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học

Sự tham gia chương trình của các địa phương, doanh nghiệp còn ít, công tác chuyển giao và tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ nước ngoài hầu như chưa được thực hiện, việc  ứng dụng mạnh mẽ, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới của công nghệ sinh học để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực phục vụ tốt cho tiêu dùng và xuất khẩu mới dừng ở qui mô mô hình sản xuất thử nghiệm.  



8.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực

Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế của các cán bộ khoa học làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nên số lượng cán bộ cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài của Chương trình chưa đủ về số lượng theo yêu cầu. Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ chỉ tập trung cho việc đào tạo đại học, tiến sĩ, thạc sĩ và thực tập sinh khoa học. Đề án không có hình thức"đào tạo lại với thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm ở nước ngoài đối với cán bộ khoa học đã có có học vị tiến sĩ, thạc sĩ " như quyết định phê duyệt Chương trình của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian qua Chương trình đã triển khai nội dung đào tạo này trong khuôn khổ các đề tài dự án thuộc Chương trình, song việc đào tạo chỉ có ý nghĩa đối với đề tài, dự án cụ thể mà chưa tạo điều kiện để đào tạo họ thành cán bộ khoa học đầu đàn trong từng lĩnh vực của công nghệ sinh học. Lực lượng cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn của công nghệ sinh học đang yếu và thiếu.



8.2.4. Tăng cường trang thiết bị

Chương trình chưa triển khai nội dung tăng cường trang thiết bị đối với các cơ sở đào tạo, hệ thống quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng trong nông nghiệp và nội dung xây dựng mới một phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ gen dành cho khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).



8.2.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học

"Đẩy mạnh việc chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới của thế giới về công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam“ là một nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, song đến nay chưa có công nghệ từ nước ngoài được chuyển giao vào Việt Nam. Nguyên nhân của tồn tại này là sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực trong lĩnh vực Công nghệ sinh học nông nghiệp phải được thực hiện bởi các doanh nghiệp, trong khi chính sách hỗ trợ chuyển giao công nghệ chỉ đề cập đến các tổ chức khoa học công nghệ công lập và đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.



 IV. KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015

1.  Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ đã được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2011-2015.

- Căn cứ nội dung nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương trình hàng năm tiếp tục tổ chức xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cho giai đoạn 2011-2015, trong đó cầngắn kết nhu cầu của thực tế sản xuất với hoạt động nghiên cứu triển khai thông qua việc đặt hàng nghiên cứu của các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ, các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các doanh nghiệp.

- Tiếp tục thông báo rộng rãi và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và địa phương vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong khuôn khổ nội dung của Chương trình.

- Phối hợp cùng các đơn vị quản lý ở Trung ương, địa phưong và doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả,  tác động của khoa học công nghệ trong sản xuất và phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học vào sản xuất.

- Khuyến khích chuyển giao, tiếp nhận và nhập khẩu các công nghệ mới, có hiệu quả kinh tế; đư­a nhanh và ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

2. Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp, thuỷ sản

- Xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học và trình chính phủ phê duyệt, trong đó ưu tiên chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm mới từ nước ngoài.

- Tổ chức xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến quản lý an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và bản quyền tác giả cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan.

3. Xây dựng tiềm lực để phát triển công nghệ sinh học

a) Đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho Chương trình và trình Chính phủ phê duyệt thực hiện, trong đó lưu ý đến tính đặc thù về trình độ ngoại ngữ của các cán bộ khoa học hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Tổ chức xây dựng và phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo  mở và triển khai chuyên ngành đào tạo sau đại học về công nghệ sinh học nông nghiệp ở trong nước để đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ theo các nội dung nghiên cứu của Chương trình.

b)Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá máy móc, thiết bị

- Tiếp tục tổ chức xây dựng và triển khai các dự án tăng cường trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu và đào tạo nguồn lực công nghệ sinh học.

- Tổ chức xây dựng hệ thống quản lý an toàn sinh học sinh vật biến đổi gen, trước mắt tập trung cho cây trồng biến đổi gen và sản phẩm của cây trồng biến đổi gen sử dụng trong nông nghiệp.

- Phối hợp với Bộ khoa học & Công nghệ bổ sung vào “Đề án Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm” để đầu t­ư xây dựng mới một phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ gen dành cho khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

- Tổ chức thành lập và phát triển các trung tâm xuất sắc về công nghệ sinh học nông nghiệp trên cơ sở các phòng thí nghiệm trọng điểm và các phòng thí nghiệm đã được đầu tư tăng cường trang thiết bị.

c) Xây dựng, nối mạng và đ­ưa vào hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin quốc gia về công nghệ sinh học nông nghiệp; hệ thống thư­ viện trong lĩnh vực này.

- Đầu tư để củng cố và nâng cấp trang tin điện tử của Chương trình và hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghệ sinh học nông nghiệp.

- Duy trì và mở rộng hoạt động trang tin điện tử của Chương trình và hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghệ sinh học nông nghiệp.

- Giới thiệu và khuyến khích sử dụng trang tin điện tử của Chương trình và hệ thống cơ sở dữ liệu về công nghệ sinh học nông nghiệp.



4. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ sinh học

- Tổ chức triển khai các đề tài hợp tác quốc tế về nghiên cứu, phát triển công nghệ công nghệ sinh học nông nghiệp, thuỷ sản.

- Đặt hàng với các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành, các địa phương và doanh nghiệp về nhu cầu sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học chủ lực và tổ chức triển khai các  dự án chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới của thế giới về công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản ở Việt Nam.

5. Thông tin, tuyên truyền về công nghệ sinh học nông nghiệp, thuỷ sản

- Tiếp tục tổ chức thường xuyên các hội thảo, hội nghị giới thiệu về thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại và quản lý an toàn sinh học cây trồng biến đổi gen.

- Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để thường xuyên đưa thông tin về vai trò quan trọng của công nghệ sinh học đối với sự phát triển của loài ng­ười nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.

- Tổ chức đưa thông tin về hoạt động của Chương trình và các kết quả ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn trên trang thông tin điện tử của Chương trình.

- Tổ chức biên soạn và phát hành các tài liệu liên quan đến hoạt động của Chương trình và thành tựu của Công nghệ sinh học.

V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để triển khai Chương trình đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình tình thực tế của sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ/ngành liên quan một số vấn đề sau:



1. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ

Cho phép tiếp tục triển khai nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn đến năm 2020;  xây dựng kế hoạch riêng cho nội dung đào tạo chuyên gia công nghệ sinh học trong khuôn khổ của đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước".



2. Kiến nghị với các Bộ/ngành liên quan

a) Bộ Tài chính phối hợp với Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉnh sửa, bổ sung Thông tư liên tịch số 94/2008/TTLT-BTC-BNN ngày 24 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 và Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới của thế giới về công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, trong đó kinh phí hỗ trợ chuyển giao  lấy từ nguồn sự nghiệp đầu tư phát triển và đối tượng tiếp nhận chuyển giao là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 

b) Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các Bộ/ngành liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và phối hợp với Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nội dung xây dựng mới một phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ gen dành cho khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).

 c) Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ sinh học ở nước ngoài đến năm 2020, xây dựng chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau khi kết thúc đào tạo và bổ sung nội dung đào tạo lại, đào tạo nâng cao ở nước ngoài đối với cán bộ khoa học đã có trình độ tiến sĩ để hình thành đội ngũ chuyên gia công nghệ sinh học./.



Nguồn: http://www.agrobiotech.gov.vn



Каталог: thanhtuu -> nln cnsh
nln cnsh -> BẢn tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 20/04/2011 đến ngày 27/4/2011
thanhtuu -> Guide to Nonprofit Program Design, Marketing and Evaluation
nln cnsh -> BẢn tin công nghệ sinh học từ ngày 2/9/2011 đến ngày 9/9/2011 Tin tức toàn cầu
nln cnsh -> BẢn tin cây tròng công nghệ sinh học ngày 29/4/2011 đến ngày 06/05/2011
nln cnsh -> KỸ thuật nuôi chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn", có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes, được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng trăm năm
nln cnsh -> SÂu bệnh hại ca cao và biện pháp phòng trừ
nln cnsh -> Tin toàn cầu Kế hoạch hành động cấp Bộ trưởng về giá thực phẩm và biến động giá

tải về 148.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương