Bài giảng chủ nghĩa xã HỘi khoa học gvc, Th s Nguyễn Minh Hiền ufm mục lục



tải về 120.83 Kb.
trang1/33
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích120.83 Kb.
#53847
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33
CNXHKH BAI GIANG
JED Code 2018 Final, SUA MNF DANANG, Lê-Trần-Tố-Uyên, NGUYEN NGOC THANG

BÀI GIẢNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

GVC, Th.s Nguyễn Minh Hiền - UFM


Mục lục







Trang

Lời nói đầu




Chương 1

Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

3

Chương 2

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

12

Chương 3

Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên CNXH

19

Chương 4

Dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa

25

Chương 5

Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

32

Chương 6

Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

36

Chương 7

Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH

47


Chương 1
NHẬP MÔN CNXH KHOA HỌC
A. MỤC ĐÍCH
1. Về kiến thức: sinh viên có kiến thức cơ bản, hệ thống về sự ra đời, các giai đoạn phát triển; đối tượng, phương pháp và ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu CNXH khoa học, một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác- Lênin.
2. Về kỹ năng: sinh viên, khả năng luận chứng được khách thể và đối tượng nghiên cứu của một khoa học và của một vấn đề nghiên cứu; phân biệt được những vấn đề chính trị- xã hội trong đời sống hiện thực.
3. Về tư tưởng: sinh viên có thái độ tích cực với việc học tập các môn lý luận chính trị; có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng và sự thành công của công cuộc đổi mới do ĐCS Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo
B. NỘI DUNG
I. SỰ RA ĐỜI CỦA CNXH KHOA HỌC
CNXH khoa học được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, CNXH khoa học là chủ nghĩa Mác- Lênin, luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế học chính trị và chính trị- xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ CNTB lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản.
Theo nghĩa hẹp, CNXH khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
Trong khuôn khổ môn học này, CNXH khoa học được nghiên cứu theo nghĩa hẹp.
1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời CNXH khoa học
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ tạo nên nền đại công nghiệp. Nền đại công nghiệp cơ khí làm cho phương thức sản xuất TBCN có bước phát triển vượt bậc. Cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp, sự ra đời hai hai giai cấp cơ bản, đối lập về lợi ích, nhưng nương tựa vào nhau: giai cấp tư sản và GCCN. Cũng từ đây, cuộc đấu tranh của GCCN chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản, ngày càng quyết liệt.
Sự phát triển nhanh chóng có tính chính trị công khai của phong trào công nhân đã minh chứng, lần đầu tiên, GCCN đã xuất hiện như một lực lượng chính trị độc lập với những yêu sách kinh tế, chính trị riêng của mình và đã bắt đầu hướng thẳng mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào kẻ thù chính của mình là giai cấp tư sản. Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của GCCN đòi hỏi một cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động.
Điều kiện kinh tế - xã hội ấy là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời một lý luận mới, tiến bộ- CNXH khoa học.
b. Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận
Tiền đề khoa học tự nhiên

tải về 120.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương