BàI 1 Câu 1: Mối quan hệ giữa con người và văn hóa



tải về 17.39 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.04.2024
Kích17.39 Kb.
#57279
cơ sở văn hóa


BÀI 1
Câu 1: Mối quan hệ giữa con người và văn hóa
-Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể văn hóa
+ Con người là chủ thể văn hóa: vì họ tạo ra, truyền bá và duy trì các giá trị văn hóa trong xã hội. Con người không chỉ là người sáng tạo và duy trì văn hóa mà còn là người tiêu dùng và người thể hiện văn hóa thông qua hành vi, quan điểm và sở thích cá nhân. Ví dụ
+ Con người là khách thể văn hóa: Việc xem con người là khách thể của văn hóa đề cập đến quan điểm rằng con người thường phản ánh và thích nghi với văn hóa mà họ chịu ảnh hưởng. Con người không chỉ là người tạo ra và duy trì văn hóa mà còn là người tiêu dùng văn hóa,lựa chọn và tác động đến văn hóa theo cách riêng của họ. Ví dụ
Câu 2: Khái niệm văn hóa
-Văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra, có từ thuở bình minh của xã hội.
- Tiêu chí : Do con người tạo ra; có mục đích; Vì sự phát triển của con người
- Có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa.
-Theo GS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là 1 hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với Môi trường tự nhiên và Môi trường xã hội”. Khái niệm này đã nêu ra 4 đặc trưng cơ bản của văn hóa là tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh.
- Với Từ Chi, ông cho rằng “ Tất cả những gì không phải là tự nhiên đều là văn hóa”, tức nhấn mạnh vào vai trò của con người đối với việc sáng tạo văn hóa.
-Còn theo chủ tịch HCM, Người lại quan niệm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Như vậy, khái niệm này lại nhằm nhấn mạnh mục đích sáng tạo văn hóa cùng những hình thức tồn
tại của nó.
-Theo những quan điểm quốc tế, UNESCO đã nêu lên 3 đặc điểm cơ bản của văn hóa:
+ Văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần
+ Văn hóa tạo ra sự khác biệt
+ Văn hóa là động lực cho sự phát triển
 Kết luận: Các định nghĩa về văn hóa tóm lại có thể quy về 2 cách hiểu. Đó là những lối sống,
cách suy nghĩ, ứng xử (khi được hiểu theo nghĩa rộng) và là những phương diện văn học, văn nghệ, học vấn (khi được hiểu theo nghĩa hẹp)
-VD: Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, tổ chức lễ hội ngày mùa, trang phục truyền thống … (theo nghĩa rộng) hoặc đi đường đâm vào người khác không xin lỗi  thiếu văn hóa ; trình độ văn hóa  trình độ học vấn (theo nghĩa hẹp)
Câu
tải về 17.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương