B. Sơ đồ bố trí dây buộc tàu. Tác dụng của các dây



tải về 17.09 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.11.2023
Kích17.09 Kb.
#55836
quá trình tàu cập cầu và rời cầu


b. Sơ đồ bố trí dây buộc tàu.
Tác dụng của các dây:
Dây số 1 (dọc mũi), số 4 (chéo lái) có tác dụng giữ tàu lại không cho tàu trôi vể phía sau.
Dây số 2 (ngang mũi), số 5 (ngang lái) giữ cho tàu áp sát vào cầu, thuận tiện cho việc làm hàng giữa tàu với bờ cùng công nhân, thuyền viên lên xuống.
Dây số 3 (chéo mũi), số 6 dọc lái giữ cho tàu không bị trôi về phía trước.
Trong trường hợp hạn chế về cầu bến, ta không thể bố trí đủ các dây thì tuỳ theo vị trí các cọc bích ở trên bờ cũng như trên tàu ta có thể thay đổi vị trí các dây để tạo ra các dây dọc hay chéo phụ khác.
Tuỳ theo từng điều kiện thời tiết và yếu tố dòng chỷa mà ta có thể phải gia cố thêm các dây khác để hỗ trợ cho việc giữ tàu. Khi tàu nằm trong cảng làm hàng làm mớn nước của tàu thay đổi hoặc thuỷ triều lên xuống mạnh, từng ca trực phải chú ý điều chỉnh căng chùng cho các dây và đệm lót dây bằng đệm lót tại vị trí dây tiếp xúc với lỗ xô ma.
b. Chuẩn bị dây buộc tàu:
Chuẩn bị 02 dây đơn có bắt sẵn ma ní to vào khuyết đầu dây, đặt sẵn lên tấm tỳ dây và đưa xuống sát mặt nướng (cách 1 -2 mét). Mũi và lái chuẩn bị tiếp một dây đúp bằng cáp, đảm bảo độ dài cần thiết, đầu khuyết chuẩn bị luồn qua lỗ xô ma, dùng dây thừng cột 3 -4 đốt để tiện cho công nhân bắt dây dễ luồn qua khuyên trên phao. Chuẩn bị 1 -2 dây ném thật chắc chắn (Dây đúp chắc chắn phải có để tiện cho việc rời phao sau này).
Quá trình tàu cập cầu và rời cầu, quá trình tàu cập cầu ngược dòng quan trọng nhất :khi tàu cập cầu mắc dây nào trước mắc dây ntn
Tàu cách cầu 10- 20m ( vi trí 3) Phía mũi đưa dây ném lên bờ rồi nhanh chóng đưa dây buộc tàu lên.
- Nếu không có sử dụng tàu lai ta đưa dây chéo lên trước tiếp theo mũi thu. Nếu dây chéo căng ta tới máy .Dưới tác dụng lực dây chéo, lái sẽ vào nhanh hơn sau đó ta đưa dây ném lên rồi stop máy. (chú ý dây mũi có căng hay không để xử lý kịp thời). Tiếp theo thu dây lái và mũi cho cân bằng, rồi đưa dây dọc lên nhằm đưa tàu sát vào cầu. Cuối cùng chỉnh tàu tới hoặc lùi theo đúng vị trí cảng yêu cầu.
Vd: tàu nhỏ: 2 dọc 1 chéo; ngoài ra 3 dọc 1 chéo hay 4 dọc 2 chéo
- Nếu có tàu lai. ở vị trí 2 xử lý trớn dùng tàu lai đẩy ( tàu lai phải luôn trong tầm kiểm soát cuả tàu bị lai đẩy)
- Khi tàu lai đẩy tàu đến vị trí song song bờ, dùng dây ném đưa lên. Nếu 2 tàu lai thì vẫn đưa dây chéo mũi lái lên trước rồi cô chặt, tiếp đến đưa các dây còn lại lên.
Các yếu tố thay đổi góc vào cầu

Sẽ có một số sự cải biến đổi với góc chủ yếu khi đến gần và cặp mạn phải hoặc mạn trái vào cầu, nó phụ thuộc vào:
- Gió mạnh và hướng gió liên quan.
- Hướng và tốc ộ của dòng chảy.
- Mớn nước và mạn khô của tàu.
- Công suất của máy và các đặc tính điều khiển tàu.
- Bề mặt đứng của cầu bến là dạng hở (pier) hay dạng kín hoàn toàn (solid).
- Hình dáng vật lý của cầu.
- Điều kiện trợ giúp sẵn có thích hợp của tàu lai.
- Sự có mặt của các tàu khác trong cầu hay trong âu tàu.
Cập cầu khi có tác động của dòng chảy
Trong trường hợp này chúng ta giả định các điều kiện sau đây :
- không cần tàu lai hỗ trợ
- tàu có 1 chân vịt và là chân vịt chiều phải
- dòng chảy nhẹ
- cập cầu mạn trái
Quá trình thực hiện như sau :

1. Khi cập cầu ngược nước :

- Hướng mũi tàu vào đầu cầu phía trên nước . Góc độ tiếp cận khoảng 20° - 30°.


- Tốc độ chậm sao cho đủ thắng sức cản của nước để đưa tàu tiếp cận đến gần đầu cầu trên nước thì dừng tàu ngược nước nên việc duy trì hướng cho tàu khá dễ dàng . Nếu tàu vào sát cầu mà trớn vẫn còn lớn thì cho máy lùi để phá trớn . Chú ý xu hướng ngả mũi do dòng vẫn mạnh hơn .
- Bắt dây dọc mũi , chéo mũi , chéo lái .
- Trường hợp khi vào cầu với góc độ lớn , lái tàu cách xa cầu trong khi mũi đã bắt được dây , thì chỉ cần giữ dây mũi và bẻ lái ra phía ngoài khi đó lái sẽ bị dòng đẩy vào gần cầu .
- Bắt đủ các dây còn lại kéo cho căng đều và củng cố vị trí tàu ổn định .
- Khi dòng tác dụng mạnh thì nên có sự trợ giúp của tàu lai .
- Khi cập cầu mạn phải trong trường hợp ngược nước thì cũng thực hiện các bước tương tự nhưng góc vào cầu nhỏ hơn ( khoảng 10° - 15° )

2. Khi cập xuôi nước :

Đây là trường hợp bất đắc dĩ , nhất là khi không có tàu lai hỗ trợ . Nếu có điều kiện , phương pháp này thực hiện khi ảnh hưởng của dòng không mạnh , diện tích mặt nước khu vực cầu cảng phải có đủ không gian cho tàu quay trở . Thực hiện như sau :


- Dẫn tàu đi xuôi nước , càng gần song song với cầu cảng càng tốt .
- Tốc độ chậm để đảm bảo ăn lái và ổn định hướng .
- Khi mũi tàu quá đầu cầu phía dưới nước , trớn còn yếu .Sử dụng máy lùi kết hợp với việc bẻ lái . Mũi tàu ngã sang phải , thả neo .
- Tàu sẽ quay trở trên neo , khi hướng tàu xuôi theo nước , song song với cầu thì kéo neo .
- Tiếp tục điều động tàu cập cầu như phương pháp cập ngược nước .
- Để đảm bảo an toàn cần thiết phải có tàu lai hỗ trợ .
tải về 17.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương