Bộ Giáo Luật The Code of Canon Law



tải về 1.45 Mb.
trang1/78
Chuyển đổi dữ liệu21.03.2024
Kích1.45 Mb.
#56909
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   78
Giao Luat 1983


Bộ Giáo Luật - The Code of Canon Law

Lời Nói Ðầu


Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục sau đây thực hiện: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh. Trước khi trình bày phương pháp làm việc, chúng tôi thiết nghĩ nên có đôi lời giới thiệu Bộ Giáo Luật.

I. Bố Cục Của Bộ Giáo Luật


Bộ Giáo Luật được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 25/1/1983, hai mươi bốn năm sau khi vị Tiền nhiệm, Ðức Gioan XXIII tuyên bố quyết định tu chính.
Nguyên bản la ngữ mở đầu với Tông Hiến "Sacrae disciplinae leges", tức văn kiện ban hành Bộ Luật. Ngoài ra, văn kiện này còn có tính cách quan trọng khác. Ðức Thánh Cha không những giải thích lý do của việc tu chính Bộ Giáo Luật, nhưng nhất là lý do hiện hữu của luật pháp trong Giáo Hội. Mục đích của luật lệ không những chỉ nhằm duy trì trật tự trong Giáo Hội xét như là một cộng đoàn, nhưng nhất là nhằm phục vụ sứ mạng mà Ðức Kitô đã trao phó: thông truyền các ân huệ cứu rỗi, đặc biệt là Lời Chúa và các Bí Tích.
Kế đến là lời tựa của ủy ban tu chính giáo luật, tóm lại diễn tiến các giai đoạn làm việc của ủy ban kể từ ngày thành lập (28/3/1963) cho đến ngày hoàn tất dự thảo cuối cùng (22/4/1982). Chúng tôi không dịch lời tựa này, nhưng chỉ tóm lại trong phần thứ hai của bài giới thiệu.
Tiếp theo là chính Bộ Giáo Luật gồm 1752 điều, và chia ra làm 7 quyển.
Quyển 1: Tổng tắc (Denormis generalibus): điều 1-203
Quyển 2: Dân Chúa (De Populo Dei): điều 204-746
Quyển 3: Nhiệm vụ giáo huấn của Giáo Hội (De Ecclesiae munere docendi): điều 747-833
Quyển 4: Nhiệm vụ thánh hóa của Giáo Hội (De Ecclesiae munere sanctificandi): điều 834-1253
Quyển 5: Tài sản của Giáo Hội (De bonis Ecclesiae temporalibus): điều 1254-1310
Quyển 6: Chế tài trong Giáo Hội (De sanctionibus in Ecclesia): điều 1311-1399
Quyển 7: Tố tụng (De processibus): điều 1400-1752
Quyển thứ nhất có tính cách kỹ thuật, bao gồm các quy tắc tổng quát liên can đến việc thiết lập, ban hành, giải thích các hành vi lập pháp và hành chánh.
Các quyển thứ hai, ba, tư nói về ba nhiệm vụ chính của Giáo Hội: cai quản, giảng dạy, thánh hóa.
Quyển thứ hai dài nhất, chia thành 3 phần. Phần thứ nhất nói về các tín hữu, tức là chung cho tất cả các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Nói khác đi, trong phần này, giáo luật bàn về các điều kiện chung cho các tín hữu, những người tin theo Ðức Kitô và lĩnh phép rửa tội trong Giáo Hội công giáo. Phần thứ hai bàn về các cơ cấu, chức phận trong Dân Chúa xét dưới khía cạnh tổ chức phẩm trật, nhằm phục vụ Giáo Hội phổ quát và Giáo Hội địa phương. Phần thứ ba dành cho các Hội Dòng tận hiến và các Tu Ðoàn Tông Ðồ, tức là những tín hữu tình nguyện giữ ba lời khuyên Phúc Âm qua một dây ràng buộc thánh (lời khấn, lời hứa hay lời thề).
Quyển thứ ba tuy ngắn nhưng liên can đến một sứ mạng chính yếu của Giáo Hội. Giáo Hội được thành lập nhằm rao giảng Tin Mừng. Nhiệm vụ rao giảng bao gồm nhiều hình thức truyền giáo, huấn giáo, giáo dục, sách báo,v.v...
Phần chính của quyển thứ tư là các Bí Tích, nhờ đó Giáo Hội không những thông truyền ơn cứu rỗi cho nhân loại, nhưng còn cử hành việc tôn vinh Thiên Chúa.
Ba quyển còn lại nói về những hoạt động của Giáo Hội xét như là một đoàn thể sống trong trần thế. Giáo Hội cần có tài sản để chi dùng vào các hoạt động - quyển năm; cần có những biện pháp kỷ luật để duy trì trật tự nội bộ - quyển sáu; cần có những cơ quan để xét xử những tranh chấp về các quyền lợi giữa các cá nhân, hoặc giữa cá nhân với đoàn thể - quyển bảy.

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   78




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương