1. Tên mô hình: “Xây dựng mô hình trồng cây gỗ lớn đa tác dụng cho giá trị kinh tế cao”



tải về 35 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích35 Kb.
#50805
  1   2
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH


ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH

1. Tên mô hình: “Xây dựng mô hình trồng cây gỗ lớn đa tác dụng cho giá trị kinh tế cao”.

2. Địa điểm, diện tích thực hiện: Diện tích thực hiện 20 ha thuộc khoảnh 2, tiểu khu 40b - Phường Bắc Sơn - TP Uông Bí (diện tích Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc đang quản lý).

3. Nội dung kỹ thuật thực hiện:

3.1. Mục đích:

Xây dựng mô hình trồng cây gỗ lớn đa tác dụng cho giá trị kinh tế cao, phù hợp với định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Uông Bí nói riêng.



3.2. Chọn loài cây:

Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương cũng như Nhà trường, diện tích này được sử dụng để xây dựng Mô hình trồng cây gỗ lớn đa tác dụng cho giá trị kinh tế cao. Loài cây trồng được chọn để xây dựng mô hình là loài Giổi xanh.

Giổi xanh là loài cây cho gỗ tốt, gỗ quý có giá trị, là cây đa tác dụng có thể lấy gỗ, hạt, phòng hộ môi trường... Hiện nay giá giá gỗ Giổi là 15.000.000 đồng/ 1m3 gỗ tròn. Hạt giổi dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc làm gia vị giá 2.500.000đ – 5.000.000 vnđ/ 1 kg. Sau 8 năm, cây giổi cho thu quả và 20 năm được thu gỗ khoảng 1m3/ 1 cây. Cây giổi xanh có thể trồng được mọi nơi trên đất nước Việt Nam. So với trồng các loại cây lâm nghiệp khác thì cây giổi đem lại giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều.

3.3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ Giổi xanh:

- Loài cây trồng: Giổi xanh

- Mật độ trồng: 625cây/ ha (Cự ly hàng 4m, cự lý cây 4m).

- Phương thức trồng: Trồng thuần loài.

- Phương pháp trồng rừng: Trồng bằng cây con có bầu (cỡ bầu 12x17 cm).

- Thời vụ trồng: Xuân, năm 2022.

- Tiêu chuẩn cây con mang trồng: Tuổi cây con đem trồng từ 1- 1,5 năm tuổi, chiều cao tối thiểu 1,2 m và có đường kính cổ rễ từ 0,8 – 1,0 cm trở lên, thân hóa mộc cứng, hệ rễ ổn định và sinh trưởng bình thường, thân thẳng, không sâu bệnh, có nhiều nấm cộng sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Phương phát xử lý thực bì: Thực hiện phát dọn thực bì toàn diện. Khi xử lý thực bì cần gom lại và đốt sạch.

- Phương pháp làm đất và trồng: Hố được đào trước mùa trồng từ 1 - 2 tháng, cuốc hố thủ công kích thước (50x50x50) cm, đất cuốc lên phải được băm nhỏ hoặc tán nhỏ và lấy đầy hố kết hợp bón phân bón NPK (5:10:3) với liều lượng tối thiểu 0,3 kg/hố.

- Cự ly trồng: Cự ly hàng 4,0m, cự ly cây 4,0m, bố trí so le theo hình nanh sấu, bón lót bằng phân bón NPK (5:10:3) rắc chộn đều xuống 1/3 đáy hố với khối lượng 300 gam rồi lấp đất tiếp, lấp hố bằng đất mặt và đất mầu lấp trước khi trồng 15 – 20 ngày, chọn ngày dâm mát để trồng. Khi trồng phải xé vỏ bầu và vun đất mặt vào hố nén chặt cao quá cổ rễ 2 cm.

- Trồng dặm: Trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng, chủ dự án tự kiểm tra và trồng dặm lại những cây bị chết, tổng tỷ lệ trồng dặm của tất cả những năm trồng dặm không vượt quá 10% mật độ thiết kế ban đầu. Nếu tỷ lệ trồng dặm lớn hơn 10% mật độ thiết kế ban đầu thì chủ dự án tự trả tiền phần cây trồng dặm vượt 10%, để đảm bảo mật độ của tiêu chí nghiệm thu hằng năm.

b) Chăm sóc rừng: Tiến hành chăm sóc sau khi trồng được 2-3 tháng, phát chăm sóc 1 lần phát dây leo cây bụi xâm lấn, dãy cỏ xới đất vun vào gốc đường kính từ 80 - 100 cm.

- Phòng chống cháy rừng, phát hiện ngăn chặn kịp thời khi có nguy cơ cháy rừng xảy ra và huy động mọi người cùng tham gia chữa cháy rừng. Thực hiện đúng quy chế quản lý, phương án phòng chống chữa cháy rừng được duyệt.

- Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh hại, phối hợp với cơ quan bảo vệ thực vật xử lý kịp thời diễn biến phát sinh.



Chăm sóc, bảo vệ rừng N2

- Phát 2 lần, xới đất vun gốc 2 lần và tiến hành bón phân thúc bằng phân bón NPK (5:10:3) với khối lượng 300g/cây vào lần chăm sóc thứ nhất.

- Biện pháp kỹ thuật: Phát sạch dây leo cây bụi xâm lấn cây trồng phát sát gốc, băm nhỏ thành các đoạn có chiều dài không quá 60cm dải đều, dãy cỏ, cuốc lật đất và xới vun vào gốc với đường kính từ 80 - 100 cm. Trồng dặm những cây bị chết.

- Thời gian chăm sóc: Lần 1 từ tháng 4, 5; Lần 2 từ tháng 9,10 năm 2023.



Chăm sóc, bảo vệ rừng N3

- Phát 2 lần, xới đất vun gốc 2 lần.

- Biện pháp kỹ thuật: Phát sạch dây leo cây bụi xâm lấn cây trồng (phát sát gốc, băm nhỏ từ 50-60cm dải đều trên băng chừa), dãy cỏ, cuốc lật đất và xới vun vào gốc với đường kính từ 80 - 100 cm.

- Thời gian chăm sóc: Lần 1 từ tháng 4, 5; Lần 2 từ tháng 9,10 năm 2024.



Chăm sóc, bảo vệ rừng N4

- Phát thực bì 1 lần, thời gian chăm sóc tiến hành vào tháng 9,10 năm 2025.

- Biện pháp kỹ thuật: Phát sạch dây leo cây bụi xâm lấn cây trồng (phát sát gốc, băm nhỏ thực bì từ 50-60cm), tạo không gian dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.

Chăm sóc, bảo vệ rừng N5

- Phát thực bì 1 lần, thời gian chăm sóc tiến hành vào tháng 9,10 năm 2026.

- Biện pháp kỹ thuật: Phát sạch dây leo cây bụi xâm lấn cây trồng (phát sát gốc, băm nhỏ thực bì từ 50-60cm), tạo không gian dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.

Bảo vệ rừng

- Thực hiện các nội dung quy định Nghị đinh số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

- Thường xuyên tuần tra canh gác ngăn ngừa người và trâu bò vào rừng phá hoại.

- Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản chính, phụ trong rừng.



- Phòng chống cháy rừng, phát hiện ngăn chặn kịp thời khi có nguy cơ cháy rừng xảy ra và huy động mọi người cùng tham gia chữa cháy rừng. Thực hiện đúng quy chế quản lý, phương án phòng chống chữa cháy rừng được duyệt.

- Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh hại, nếu có sâu bệnh hại, phát dịch cần báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời.


tải về 35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương