1, điều kiện kt-xh a, Điều kiện kinh tế



tải về 23 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.04.2023
Kích23 Kb.
#54617
ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1, điều kiện KT-XH
a, Điều kiện kinh tế
- Trong xã hội tư bản chủ nghĩa thì lực lượng sản xuất càng được cơ khí hóa, hiện đại
hóa càng mang tính xã hội hóa cao, thì càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
- Quan hệ sản xuất từ chỗ đóng vai trò mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, thì
ngày càng trở nên lỗi thời, xiềng xích của lực lượng sản xuất.
→ Chính sự phát triển về lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công
nhân là tiền đề kinh tế- xã hội dẫn tới sự sụp đổ không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản.
b, Điều kiện chính trị - xã hội
- Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ đầu và
ngày càng trở nên gay gắt và có tính chính trị rõ rét.
- Sự trưởng thành vượt bậc và thực sự của giai cấp công nhân được đánh dấu bằng
sự ra đời của Đảng cộng sản (đội tiền phong của giai cấp công nhân), trực tiếp lãnh đạo
cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản.
- Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản cũng đồng thời gây ra vô vàn tai họa cho
GCCN, nhân dân lao động và toàn nhân loại.
⇒ Cách mạng vô sản:
+ Là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, trên thực tế được thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng
nhằm lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, xây
dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
+ Tuy nhiên, cách mạng vô sản, về mặt lý thuyết cũng có thể được tiến hành bằng con
đường hòa bình, nhưng vô cùng hiếm, quí và trên thực tế chưa xảy ra.

2, Điều kiện khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận

a, tiền đề khoa học tự nhiên

Sau thế kỷ ánh sáng, đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là ba phát minh tạo nền tảng cho phát triển tư duy lý luận. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng: Học thuyết Tiến hóa; Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượngHọc thuyết tế bào. Những phát minh này là tiền đề khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị- xã hội đương thời.

b,Tiền đề tư tưởng lý luận


-Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại: Ph.Hêghen (1770 -1831) và L. Phoiơbắc (1804 – 1872); kinh tế chính trị học cổ điển Anh với A.Smith (1723-1790) và D.Ricardo (1772-1823); chủ nghĩa không tưởng phê phán mà đại biểu là Xanh Ximông (1760-1825), S.Phuriê (1772-1837) và R.O-en (1771-1858).
Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp đã có những giá trị nhất định:
– Thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy bất công, xung đột, của cải khánh kiệt, đạo đức đảo lộn, tội ác gia tăng;
– Đã đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai: về tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội; vai trò của công nghiệp và khoa học – kỹ thuật; yêu cầu xóa bỏ sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc; về sự nghiệp giải phóng phụ nữ và về vai trò lịch sử của nhà nước…;
– Chính những tư tưởng có tính phê phán và sự dấn thân trong thực tiễn của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, trong chừng mực, đã thức tỉnh giai cấp công nhân và người lao động trong cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy bất công, xung đột.
Tuy nhiên, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán còn không ít những hạn chế hoặc do điều kiện lịch sử, hoặc do chính sự hạn chế về tầm nhìn và thế giới quan của những nhà tư tưởng, chẳng hạn, không phát hiện ra được quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người nói chung; bản chất, quy luật vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng; không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, giai cấp công nhân; không chỉ ra được những biện pháp hiện thực cải tạo xã hội áp bức, bất công đương thời, xây dựng xã hội mới tốt đẹp.

Câu hỏi:
Mục tiêu và động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa:



  • Mục tiêu:

    • Giải phóng con người, giải phóng xã hội

    • Mục tiêu giai đoạn 1: giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động

    • Mục tiêu giai đoạn 2: xoá bỏ mọi chế độ người bóc lột người, nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân. Khi mà xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xoá bỏ.

  • Động lực:

    • Động lực thúc đẩy quan trọng nhất là sự tham gia của giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản với tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường.

    • Liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức.

    • Đồng tình ủng hộ của giai cấp nông dân

    • Đồng tình ủng hộ của tầng lớp trí thức

tải về 23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương