World Bank Document


Những thay đổi chính



tải về 4.7 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/43
Chuyển đổi dữ liệu27.05.2024
Kích4.7 Mb.
#57758
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   43
vốn nhân lực - Thành tựu giáo dục và thách thức trong tương lai

31


Những thay đổi chính 
Trong 10 năm cuối của giai đoạn Đổi mới, chính phủ đã xem xét ba khía cạnh cải cách có ý nghĩa 
đặc biệt quan trọng liên quan đến nội dung, đánh giá và quản lý thông tin giáo dục. Các khía cạnh 
cải cách này bao gồm điều chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy, thay đổi trong kỳ thi tuyển 
sinh đại học và áp dụng hệ thống EMIS.
Điều chỉnh chương trình và phương pháp giảng dạy. Trong giai đoạn này, các mục tiêu của 
chương trình giảng dạy đã được xem xét và định hình lại để phù hợp hơn với các yêu cầu của nền 
kinh tế thị trường. Quá trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông quốc gia bắt đầu từ năm 
2000. Các chương trình, kế hoạch giảng dạy và sách giáo khoa mới đã được chính thức ban hành 
vào năm học 2002-2003 và được hoàn thành 6 năm sau đó với tất cả bậc học. Đây là chương trình 
giáo dục phổ thông quốc gia thống nhất đầu tiên được thực hiện ở tất cả trên phạm vi cả nước. Một 
điểm mới mới đáng lưu ý của chương trình là phát triển giáo dục trung học chuyên ban, trong đó 
học sinh sẽ bắt đầu học các môn học nâng cao trong chương trình chuyên ban đã chọn từ lớp 10, 
tùy thuộc vào ngành học khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội. Việc phân luồng sớm học sinh theo 
chuyên ban nhằm giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi tuyển sinh đại học và giáo dục đại học. 
Sách giáo khoa sửa đổi đã được cập nhật phù hợp với bối cảnh quốc tế và đảm bảo tính nhất quán, 
liên tục và phát triển trong học tập ở tất cả bậc học. Chương trình giảng dạy mới cũng đóng vai trò 
nền tảng thống nhất nội dung môn học, phương pháp dạy và học cũng như trang thiết bị, qua đó 
tăng cường tính thực tiễn trong nội dung giảng dạy.
Song song với cải cách chương trình học tập, Việt Nam cũng điều chỉnh phương pháp giảng dạy, 
tập trung vào các phương pháp tiếp cận thực tế, lấy người học làm trung tâm khi truyền thụ kiến 
thức và giáo dục liên ngành. Giáo viên cần cắt giảm thời gian giảng dạy lý thuyết, khuyến khích 
người học tham gia tích cực hơn trên lớp và áp dụng hạ tầng công nghệ thông tin-truyền thông 
(CNTT-TT) trong chuẩn bị giáo án cũng như các hoạt động trong lớp. Tuy nhiên, thành tựu đạt được 
chưa mang tính toàn diện—việc kết hợp các môn khoa học vào nhóm tổng “khoa học tự nhiên” 
chỉ được thực hiện tại bậc tiểu học. Các hoạt động trong lớp học vẫn chủ yếu do giáo viên dẫn dắt 
trong khi người học thực hiện chi ghép và ghi nhớ thông tin. Mức độ áp dụng CNTT của giáo viên 
chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch bài giảng trên các phần mềm xử lý văn bản hay chuẩn bị các bài 
thuyết trình. Theo Phó Giáo sư Phạm Đức Quang, Phó Giám đốc trung tâm Phát triển bền vững 
chất lượng Giáo dục phổ thông quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, những hạn chế này là 
do giáo viên chưa được hướng dẫn bài bản để kết hợp công nghệ hiệu quả với phương pháp giảng 
dạy đổi mới.

tải về 4.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương