VấN ĐÁP ĐỒ Án chi tiết máy câu 1: Tại sao lại lắp bộ truyền đai trước, còn nếu bộ truyền xích thì lại lắp sau?


Câu 4: Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn ?



tải về 45.83 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2022
Kích45.83 Kb.
#54052
1   2
Bảo vệ đồ án CTM

Câu 4: Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn ?
Trả lời:
*Phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính chọn then và ổ. Do then và ổ lắp trên trục đã được tiêu chuẩn
hóa nên phải chọn đường kính trục theo tiêu chuẩn.
Câu 5: Tại sao phải chọn bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bề rộng bánh răng lớn?
Trả lời :
Trong quá trình lắp ghép, đôi khi không thể đảm bảo ăn khớp đúng giữa bánh răng nhỏ và bánh răng lớn. Lúc đó chiều dài tiếp xúc giữa các răng có thể sẽ nhỏ hơn bw. Do vậy khi chế tạo, ta thường làm bề rộng của bánh răng nhỏ lớn hơn so với bề rộng bánh lớn để khi lắp ráp có sai lệch thì vẫn đảm bảo đủ chiều dài ăn khớp. Mặt khác tăng bề rộng bánh nhỏ chứ không phải bánh lớn để giảm bớt khối lượng, bới chi phí và không làm tăng momen quán tính khi hoạt động.
Câu 6: Trên cùng một trục nên chọn cùng loại ổ loại then như nhau vì sao ?
Trả lời:
Then và ổ trên cùng một trục thì nên chọn cùng loại then, ổ để thuận tiện cho quá trình thiết kế và chế tạo. Nếu cùng một loại then, ta chỉ cần tính toán kiểm nghiệm cho then ở vị trí chịu nguy hiểm hơn. Trong chế tạo chọn cùng loại then dễ cho việc chế tạo vì không phải thay dao cắt, tạo năng suất. Mặt khác trong quá trình chế tạo có thể lắp lẫn, đổi then,ổ cho nhau trong trường hợp cần thiết.
Câu 7: Các phương pháp phân phối tỷ số truyền cho các cấp trong HGT. Phân phối TST cho HGT và bộ truyền ngoài ntn? Ảnh hưởng của việc phân phối TST lên kích thước HGT và hệ dẫn động.
Trả lời :
*PP1: Phân theo yêu cầu gia công vỏ hộp.
Với các hộp giảm tốc đã được tiêu chuẩn hóa để tạo thuận lợi cho việc gia công, người ta quy định tỷ số khoảng cách trục cấp chậm aw2 và cấp nhanh aw1. Dựa trên cơ sở đó mà phân phối tỷ số truyền uh.
*PP2: Phân theo yêu cầu bôi trơn.
Để bôi trơn chỗ ăn khớp của các bánh răng trong hộp giảm tốc, người ta tính toán để các bánh lớn được nhúng vào dầu đựng trong hộp.
*PP3: Phân theo yêu cầu gọn nhẹ.
Với hộp giảm tốc bánh răng trụ loại nặng thì chỉ tiêu về kích thước và khối lượng lại có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy trong trường hợp này người ta phân uh cho các cấp xuất phát từ điều kiện tổng khoảng cách trục là nhỏ nhất. U1 = (1.2 … 1.3 ) U2.
*Phân phối tỷ số truyền cho HGT và bộ truyền ngoài:
Trong thiết kể ,người ta mong muốn dùng động cơ có số vòng quay cao (do khối lượng, giá thành động cơ giảm, hiệu suất và hệ số công suất tăng). Tuy nhiên dùng động cơ có số vòng quay cao thì lại yêu cầu giảm tốc nhiều hơn, tức là phải sử dụng hệ thống dẫn động với tỷ số truyền lớn, kết quả là kích thước và giá thành các bộ truyền tăng lên. Vì vậy trong thiết kế nên phối hợp hai yếu tố vừa nêu, đồng thời căn cứ vào sơ đồ của hệ thống dẫn động cần thiết kế để chọn số vòng quay thích hợp cho động cơ.
Câu 8: Bánh răng tại sao nghiêng mà không làm thẳng cho dễ? Tại sao góc nghiêng không chọn lớn hơn 20o?
Trả lời:

  • Chọn bánh răng nghiêng vì nó ăn khớp tốt, làm việc êm, chịu được tải trọng lớn, ưu việt hơn hẳn so với bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, dễ chế tạo hơn so với bộ truyền trục vít bánh vít.

  • Góc nghiêng nhỏ hơn 20 độ vì bánh răng nghiêng có lực dọc trục, nếu góc nghiêng càng lớn thì lực dọc trục cũng tăng liên ta phải sử dụng ổ đỡ chặn và nếu lực dọc trục càng lớn thì ổ phải chọn càng tốt, liên quan đến tính kinh tế.
    Nên chỉ nên chọn nhỏ hơn 20 độ.

tải về 45.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương