VIỆn khoa học và kt vật liệu danh sách đỀ TÀi luận văn thạc sĩ khóA 2014



tải về 184.62 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích184.62 Kb.
#37364
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KHOA HỌC VÀ KT VẬT LIỆU

DANH SÁCH ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÓA 2014

Chuyên ngành: Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu (Kim loại)



Dự kiến cho lớp: CH-2014 Đợt 2

TT

GV hướng dẫn

Đơn vị

(BM,khoa,..)

Tên đề tài

(Tiếng việt-Tiếng anh)

Mục tiêu chính

của đề tài

Nội dung đề tài

cần giải quyết

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

GS.TS. Trương Ngọc Thận

Email: than.truongngoc@hust.edu.vn

DĐ: 0916867818

CQ: 04 38680355
TS. Dương Ngọc Bình

Email: binh.duongngoc@hust.edu.vn

DĐ: 0973002988

CQ: 04 38680355

Bộ môn Vật liệu Kim loại màu và Compozit

Thành phần vật chất và tính chất luyện kim của ilmenit sa khoáng Hã Tĩnh và khả năng áp dụng công nghệ Becher


Làm rõ khả năng áp dụng phương pháp Becher để xử lý sâu ilmenit sa khoáng Hà Tĩnh về thành phần vật chất, khả năng hoàn nguyên và ăn mòn sắt

  • Phân tích, đánh giá thành phần vật chất (TiO2 và các tạp chất có hại) của ilmenit sa khoáng Hà Tĩnh

  • Khảo sát quá trình hoàn nguyên ilmenit bằng cacbon trong lớp liệu tĩnh bằng cacbon

  • Ăn mòn sắt trong NH4Cl kết hợp với sục không khí




Cường hóa quá trình ăn mòn sắt từ ilmenit sa khoáng hoàn nguyên trong NH4Cl kết hợp với sục không khí

Nâng cao hiệu quả ăn mòn sắt từ ilmenit hoàn nguyên bằng các chất cường hóa hữu cơ

  • Thành phần vật chất của ilmenit sa khoáng đã hoàn nguyên

  • Ăn mòn sắt từ ilmenit hoàn nguyên trong NH4Cl kết hợp với sục không khí

  • Cường hóa quá trình ăn mòn sắt bằng các hợp chất hữu cơ




2

TS. Đặng Quốc Khánh

Email: khanh.dangquoc@hust.edu.vn

DĐ: 091 354 2329

CQ: (04) 3868 0355


Bộ môn Vật liệu Kim loại màu và Compozit

Đề tài 1: Nghiên cứu công nghệ chế tạo và khảo sát tính chất cơ học của compozit gốm kỹ thuật trên cơ sở nền Al2O3.

(A study on fabrication and mechanical properties of composite based on Al2O3)



Chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở nền Al2O3 tăng bền bằng pha ZrO2 bằng phương pháp luyện kim bột

- Xác định các thông số công nghệ chính của quá trình (thời gian, nhiệt độ, tỷ phần) và ảnh hưởng của chúng đến tỷ trọng, cấu trúc tế vi của mẫu.

- Khảo sát cơ tính của vật liệu ở chế tạo được.






Đề tài 2: Nghiên cứu thăm dò chế tạo vật liệu compozit cácbon-cácbon.

(Preparation of carbon-carbon composite)



Đưa ra quy trình công nghệ và chế tạo thành công mẫu vật liệu compozit cacbon-cacbon

- Nghiên cứu tổng quan về công nghệ chế tạo compozit cacbon-cacbon.

- Nghiên cứu nguyên liệu đầu vào, xử lý nền và gia cố.

- Nghiên cứu chất phụ gia, xúc tác, quá trình ổn định hóa, cacbon hóa.

- Đề xuất quy trình công nghệ chế tạo compozit.






Đề tài 3: Chế tạo vật liệu compozit nền thép cốt hạt TiC bằng phương pháp luyện kim bột.

(Fabrication of TiC reinforced manganese steel composite by powder metallurgy method)



- Đưa ra quy trình công nghệ và chế tạo thành công mẫu vật liệu compozit nền thép cốt hạt TiC.

- Khảo sát các tính chất cơ học của vật liệu.



- Nghiên cứu tổng quan về công nghệ luyện kim bột để chế tạo compozit nền thép cốt hạt TiC

- Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào thép Mn từ bột sắt và fero mangan; TiC được tổng hợp từ TiO2 và C trong nước ta.

- Đề xuất quy trình công nghệ chế tạo vật liệu compozít trên cơ sở nền thép Mn cốt hạt TiC.

- Khảo sát các tính chất cơ học của mẫu đã chế tạo được.






3

PGS. TS. Trần Quốc Lập

Email: lap.tranquoc@hust.edu.vn

DĐ: 091 336 9530

CQ: (04) 3868 0355



Bộ môn Vật liệu Kim loại màu và Compozit

Công nghệ chế tạo vật liệu xốp kỹ thuật hệ Al2O3-TiO2

(Fabrication of porous Al2O3-TiO2 composites using powder metallurgy technology)



- Đưa ra quy trình công nghệ và chế tạo thành công mẫu vật liệu xốp

- Khảo sát các tính chất vật lý của vật liệu.



- Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu xốp-chịu nhiệt độ cao trên cơ sở: alumina (Al2O3), titania (TiO2), TiH2.

- Chế tạo thử nghiệm vật liệu xốp trên cơ sở Al2O3.

- Phân tích, đánh giá tính chất và cấu trúc của mẫu đã chế tạo được.





4

PGS.TS. Đặng Văn Hảo

Email: hao.dangvan@hust.edu.vn

DĐ0912184299 NR 0438694267 CQ 0438680355


Bộ môn Vật liệu Kim loại màu và Compozit

Hoàn thiện công nghệ chế tạo hợp kim chì – canxi bằng phương pháp điện phân

Study on producting Pb-Ca alloy by electrolist method



- Chế tạo sườn cực acquy chì

- Chế tạo bản điện cực dương cho công nghiệp điện phân kẽm

- Chế tạo hợp kim ổ trục


Hoàn thiện công nghệ chế tạo hợp kim Pb-Ca




Nghiên cứu công nghệ luyện tinh quặng chì Việt Nam bằng phương pháp hoàn nguyên trong lò quạt gió

Sản xuất chì kim loại bằng phương pháp hỏa luyện tại nhà máy luyện chì Bắc cạn

Hoàn thiện công nghệ luyện chì bằng lò quạt gió




5

HDC :PGS.TS. Nguyễn Văn Tư

Email:tu.nguyenvan@hust.edu.vn

DĐ:0916396642

NR: 04 38 632523

CQ: 04 38 680364


Vật liệu học, Xử lý nhiệt & Bề mặt

Nghiên cứu công nghệ xử lý nhằm nâng cao hoạt tính của than trấu.

(Research on treatment technology to enhance the activity of rice husk charcoal)



Xác định công nghệ xử lý để nâng cao hoạt tính của than trấu có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện Việt Nam

Nghiên cứu các phương pháp đánh giá hoạt tính của than ; Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của than trấu : cấu trúc, cỡ hạt, lượng chất hoạt hóa, nhiệt độ, thời gian xử lý,...




Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành lớp thấm nitơ plasma.

(Research on the factors affecting the formation of plasma nitriding layer)




Xác định công nghệ thấm nitơ plasma hợp lý

Nghiên cứu ảnh hưởng của hình dạng và cách sắp xếp chi tiết khi thấm, của thành phần khí, chế độ điện, nhiệt độ đến sự hình thành lớp thấm nitơ plasma




6

PGS.TS. Phùng Thị Tố Hằng

Email: hang.phungthito@hust.edu.vn

DĐ: 0983165835

NR: 04 38 287951

CQ: 04 38 680364


Vật liệu học, Xử lý nhiệt & Bề mặt

Công nghệ anod hóa bảo vệ trên hợp kim nhôm đúc áp lực ADC12 (hoặc A356.)
(Protective anodizing technology for pressure cast aluminium alloy ADC12 (or A356.)

- Nghiên cứu xác lập công nghệ anod hóa bảo vệ và nhuộm màu trên hợp kim nhôm đúc áp lực đáp ứng các yêu cầu làm việc của chi tiết phanh ô tô (hoặc vành đèn)

+ Ảnh hưởng của mật độ dòng

+ Ảnh hưởng của dung dịch điện phân.

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch.

+ Ảnh hưởng của tổ chức tế vi

Nhằm đạt các yêu cầu về : chiều dày lớp anod, độ cứng, độ bền ăn mòn, màu sắc .... đáp ứng các yêu cầu làm việc của chi tiết





7

HDC : TS. Nguyễn Văn Hiển

Email:

Hien.nguyenvan@hust.edu.vn

DĐ: 0913017218

CQ: 04-38680364


HDP: TS. Trần Bảo Trung

Email : trungtb916@gmail.com

D Đ : 0912 774 333

Bộ môn Vật liệu học, xử lý nhiệt và bề mặt

Phòng Vật liệu kim loại tiên tiến – Viện Khoa học Vật liệu



Nghiên cứu chế tạo vật liệu nhôm xốp bằng phương pháp luyện kim bột

Research on fabrication of aluminium foarm using PM method



Chế tạo được mẫu vật liệu nhôm bọt có thể điều khiển được hình dạng và kích thước lỗ xốp.

- Nghiên cứu qui trình trộn bột Al và tác nhân tạo xốp.

- Nghiên cứu qui trình ép sơ bộ mẫu bột.

- Nghiên cứu công nghệ thiêu kết sau khi ép và ảnh hưởng của chế độ thiêu kết đến hình thát và phân bố lỗ xốp trong vật liệu.

- Phân tích đánh giá một số tính chất của vật liệu nhôm xốp sau thiêu kết (khối lượng riêng, cấu trúc kim tương, độ bền nén…)






8

HDC: TS. Nguyễn Anh Sơn

Email: son.nguyenanh@hust.edu.vn

DĐ: 0912122524

CQ: 04 38 680364


Vật liệu học, Xử lý nhiệt & Bề mặt

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ xử lý nhiệt tới tổ chức và tính chất của thép không gỉ song pha

(Research on the influence of heat treatment process to microstructure and 9properties of martensitic stainless steel)



- xác định ảnh hưởng của chế độ tôi và xử lý ổn định tổ chức sau tôi đến thành phần pha (mactenxit/austenit) nhằm nâng cao độ bền và độ dai của thép không gỉ song pha

+ Ảnh hưởng của chế độ tôi đến tổ chức của thép

+ Ảnh hưởng xử lý ổn định tổ chức đến hình dạng và kích thước cũng như hàm lượng austenit

+ Ảnh hưởng hàm lượng austenite dư đến cơ tính và khả năng chống ăn mòn của thép





9

HDC: TS. Nguyễn Thị Vân Thanh

Email: thanh.nguyenthivan@hust.edu.vn

DĐ: 0965230983

CQ: 04 38 680364


Vật liệu học, Xử lý nhiệt & Bề mặt

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chờ trước hóa già và thời gian gián đoạn hóa già tới cơ tính của hợp kim nhôm 6063 nhiệt luyện theo chế độ T6.

(Research on the influence of the waiting time before aging and the interrupting time during the aging to mechanical properties of aluminium alloy 6063 under the heat treatment condition T6)



- Xác định các thông số tối ưu cho chế độ nhiệt luyện T6

- Xác định thời gian chờ tối ưu trước khi hóa già.

- Xác định thời gian ngăt đoạn trong khi hóa già vẫn đảm bảo cơ tính yêu cầu của nhôm hình bằng vật liệu 6063.


+ Ảnh hưởng của chế độ nhiệt luyện T6 và hóa già nhân tạo đến tổ chức và cơ tính

+ Ảnh hưởng của thời gian chờ sau tôi đến hiệu quả hóa già nhân tạo

+ Ảnh hưởng của sự thay đổi thời gian ngắt đoạn đến cơ tính của hợp kim nhôm 6063.





10

HDC: TS. Trịnh Văn Trung

Email: trung.trinhvan@hust.edu.vn

DĐ: 0973823656

CQ: 04 38680364


Vật liệu học, Xử lý nhiệt & Bề mặt

Nghiên cứu, chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu sắt điện nền BNKT (Bi0.5(Na,K)0.5TiO3)
(Research, fabricate and investigate the ferroelectric properties of BNKT (Bi0.5(Na,K)0.5TiO3) based materials)

  1. Chế tạo vật liệu BNKT có pha tạp các nguyên tố Fe, Co, Mn, Ni…

  2. Khảo sát tính chất quang xúc tác của các vật liệu chế tạo được




  1. Chế tạo vật liệu BNKT có pha tạp các nguyên tố Fe, Ni, Co, N, C

  2. Xác định ảnh hưởng của các nguyên tố pha tạp lên độ rộng vùng cấm của vật liêu BNKT chế tạo được

  3. Khảo sát khả năng quang xúc tác của các vật liệu BNKT đã chế tạo được




11

HDC: TS. Phạm Quang

Email: quang.pham@hust.edu.vn

DĐ: 01692599915

HDP: PGS.TS. Lê Thị Chiều


PTN Công nghệ vật liệu kim loại

Đề tài 1: Xác định nhiệt độ rót tối ưu trong chế tạo răng gầu xúc bằng thép mangan cao

(Determine the optimal temperature poured in manufacturing excavator teeth by high-manganese steel)




-Nghiên cứu trường nhiệt độ, nhiệt độ rót, tốc độ nguội trong quá trình đúc chi tiết răng gầu xúc bằng thực nghiệm và mô phỏng số.

-Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ rót đến tổ chức và tính chất của thép mangan cao, áp dụng để lựa chọn nhiệt độ rót tối ưu cho răng gầu xúc chiều dày xúc từ 80-100mm



-Tổng quan về hợp kim thép mangan cao.

-Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ rót tới quá trình hình thành tổ chức, pha của thép mangan cao ở trạng thái đúc và trạng thái nhiệt luyện bằng thực nghiệm và mô phỏng số.

- Chế tạo và nghiên cứu trên mẫu thử bằng các phương pháp phân tích tổ chức và trên mẫu thử

- Áp dụng kết quả nghiên cứu cho răng gầu xúc loại có chiều dày phần lớn nhất từ 80-100mm






Đề tài 2 : Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ tới chất lượng sản phẩm trong quá trình biến dạng dẻo mãnh liệt hợp kim Magiê AZ31

(The effect of process parameters to product quality during severe plastic deformation magnesium alloy AZ31)



  • Mô hình hóa quá trình công nghệ

  • Xác định các thông số công nghệ tối ưu.

  • Khảo sát ảnh hưởng của các thông số như thành phần hợp kim, kích thước hạt, đến sự biến dạng của hợp kim magiê.

  • Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số như nhiệt độ ép, tốc độ biến dạng, đặc tính hình học của khuôn và chế độ biến dạng.







12

TS. Lê Thái Hùng

Email: hung.lethai@hust.edu.vn

DD: 0944910639

CQ: 04 38680116

Bộ môn Cơ học vật liệu và Cán kim loại

Nghiên cứu chế tạo dụng cụ đo và thử nghiệm đo lưu biến vật liệu Compozit BMC

Chế tạo được thiết bị đo và phương pháp đo lưu biến cho vật liệu composite BMC phục vụ đào tạo và nghiên cứu.


  • Phân tích tổng hợp các phương pháp đo lưu biến

  • Thiết kế chế tạo thiết bị có điều khiển nhiệt độ

  • Tiến hành lắp ráp trên máy kéo-nén và thử nghiệm các điều kiện thay đổi về nhiệt độ, tốc độ biến dạng, lịch sử chất tải…

  • Thực nghiệm trên thiết bị các loại vật liệu composite BMC theo các tỷ lệ sợi khác nhau.







13

TS. Nguyễn Đặng Thuỷ

Email: thuy.nguyendang@hust.edu.vn

D Đ: 0905005945

CQ: 043.8680116


Cơ học Vật liệu và Cán kim loại, Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu.

Chế tạo hợp kim xốp Ti ứng dụng làm vật liệu cấy ghép.

(fabrication of porous Titanium alloys for implant materials.



Xây dựng được quy trình công nghệ chế tạo vật liệu cấy ghép.

  1. Tổng quan các loại vật liệu xốp ứng dụng trong y học.

  2. Xây dựng quy trình công nghệ.

  3. Tối ưu hoá quy trình công nghệ.

  4. Kết luận.






14

TS. Nguyễn Đặng Thuỷ

Email: thuy.nguyendang@hust.edu.vn

D Đ: 0905005945

CQ: 043.8680116


Cơ học Vật liệu và Cán kim loại, Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu.

Xây dựng phương pháp xác định tuổi thọ chi tiết máy làm việc trong môi trường áp lực, nhiệt độ cao và thời gian dài.

(life time assessment of high temperature components)



Xây dựng được phương pháp đánh giá tuổi thọ.

  1. Tổng quan

  2. Xác định hệ số đánh giá.

  3. Thực nghiệm tính toán

  4. Kết luận so sánh.




15

TS. Đinh Văn Hải

Email: hai.dinhvan@hust.edu.vn

ĐT: 04 22153104


Cơ học Vật liệu và Cán kim loại, Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu.

Nghiên cứu cấu trúc, tính chất của tấm hợp kim nhôm 7075 sau cán.
Investigation of micostructure and mechanical properties of as-rolled sheet Al 7075

- Chỉ ra mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất cơ học của của hợp kim Al 7075

- Tìm hiểu về khả năng biến dạng của tấm Al 7075



- Xây dựng chế độ cán tấm Al 7075

- Thực nghiệp cán



- Thực hiện các thí nghiệm đo cấu trúc, cơ tính của VL sau cán




16


PGS. Nguyễn Hồng Hải

hai.nguyenhong@ hust.edu.vn

DD: 0979548882

CQ: 04 38692033

NR:

Vật liệu & Công nghệ Đúc

Đề tài 1: Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano-composit nền nhôm trên cơ sở phản ứng lỏng-khí in-situ.

Study upon Al-matrix nano-composite material produced by liquid-gas reaction in-situ

Chế tạo vật liệu nanocomposite nền nhôm với pha tăng bền nitride được hình thành qua phản ứng lỏng-khí in-situ

Xác định các thông số công nghệ chính của quá trình (thời gian, nhiệt độ, lưu lượng) và ảnh hưởng của chúng đến cấu trúc (tỷ phần nền/pha tăng bền, kích thước pha tăng bền) và cơ tính của vật liệu ở nhiệt độ cao




Đề tài 2: Nghiên cứu quá trình tổng hợp vật liệu nano-composite từ trạng thái vô định hình.

Study on synthesis of nano-composite material from amorphous state

Chế tạo vật liệu nanocomposite nền có cấu trúc vô định hình, pha tăng bền kích thước nano được tổng hợp in-situ qua quá trình kết tinh

Xác định các thông số công nghệ chính của quá trình tổng hợp (nhiệt độ, thời gian, tổ chức và tính chất của vật liệu ban đầu) và ảnh hưởng của chúng đến cấu trúc (tỷ phần nền/pha tăng bền, kích thước pha tăng bền) và tính chất (cơ, từ..) của vật liệu sau khi tổng hợp




17

TS. Phạm Mai Khánh

khanh.phammai@ hust.edu.vn

DD: 0983030011

CQ: 04 38692462

NR:

Vật liệu & Công nghệ Đúc

Đề tài 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ dỡ khuôn đến chất lượng của vật đúc thép Mangan cao

Effect of mould removal temperatures on properties of High Manganese Steel

Xác định được nhiệt độ dỡ khuôn hợp lý để các chi tiết thép Mangan cao có tổ chức và tính chất phù hợp cho quá trình xử lý nhiệt sau này.

  • Nghiên cứu quy trình nấu đúc cho tiết từ thép Mangan cao

  • Thực hiện các phương pháp kiểm nghiệm về tổ chức tế vi, sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại: OM, SEM, TEM... để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ dỡ khuôn đến chất lượng của chi tiết có độ dày-mỏng khác nhau.




Đề tài 2: Ảnh hưởng của nguyên tố hợp kim và quá trình xử lý nhiệt đến tính chất của thép Hadfield

Effect of elements alloy and heat-treatment processes on properties of Hadfield steel

Bằng hợp kim hóa kết hợp với xử lý nhiệt, cải tiến công nghệ đúc nhằm nâng cao chất lượng thép chịu mài mòn (thép Hadfield) để chế tạo búa đập quặng chất lượng cao

  • Nghiên cứu quy trình nấu và nhiệt luyện thép Hadfield

  • Thực hiện các phương pháp kiểm nghiệm về tổ chức tế vi, sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại: OM, SEM, TEM... Đánh giá khả năng chống mài mòn, khả năng biến cứng dưới tải trọng va đập....




18

HDC: TS. Trần Đức Huy

Email: huy.tranduc@hust.edu.vn.

DĐ: 09456.97679


Vật liệu & Công nghệ Đúc

Đề tài 1: Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu composite nền Al-Ti cốt hạt Al2O3 in situ (Synthesis of tial/al2o3 in situ composite by powder metallurgy route: mechanical and corrosion behavior)

  1. Nghiên cứu bản chất của phản ứng in-situ trong quá trình chế tạo vật liệu composite nền Al-Ti cốt hạt Al2O3.

  2. Nghiên cứu điều kiện nghiền, hợp kim hóa cơ học ảnh hưởng tới sự hình thành các pha.

  3. Nghiên cứu cơ chế tăng bền của các pha liên quan trong quá trình nghiền hợp kim hóa

- Làm rõ mối quan hệ giữa điều kiện nghiền-thiêu kết-hàm lượng Al đến sự hình thành các pha

- Nghiên cứu các ứng xử cơ-nhiệt của các pha, cơ chế tăng bền của vật liệu composite nền Al-Ti cốt Al2O3

- Tổng hợp vật liệu trên cơ sở các điều kiện tối ưu.

- Chế tạo van xả động cơ






Đề tài 2: Hành vi đông đặc và xử lý nhiệt hợp kim Inconel 738 với các nguyên tố hợp kim Al,Ti

Solidification behavior and heat-treatment subsequence of Nikel-based super alloy In 738 with additives of Titanium and Aluminum: Mechanical and Corrosion properties

  • Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nguyên tố họp kim hóa Al. Ti

  • Nghiên cứu quá trình đông đặc, sự tiết các pha và ảnh hưởng của nó tới độ bền, độ chịu ăn mòn

Nghiên cứu uy trình nhiệt luyện phù hợp khi có thêm các nguyên tố hợp kim hóa Al, Ti

- Hiểu rõ hành vi đông đặc của hợp kim khi có các nguyên tố hợp kim hóa Al, Ti.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các pha hình thành khi có thêm các nguyên tố họp kim hóa, vai trò của các pha.

- Xây dựng quy trình nhiệt luyện, tiết pha lại để tạo ra các pha mong muốn.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ tính, và khả năng chịu mài mòn, ăn mòn hóa học






19

PGS. TS. Nguyễn Hữu Dũng

dung.nguyenhuu@hust.edu.vn

DT 0905467163

TS. Nguyễn Hồng Hải


Vật liệu & Công nghệ Đúc

Vật liệu & Công nghệ Đúc



Đề tài 1. Ảnh hưởng của biến tính kép đến tính chất và cấu trúc hợp kim nhôm.

Complex effect of the inoculants (Sr ; Na ; Ca ; P) on the properties and structure of aluminium alloys.

  • Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của các nguyên tố biến tính (hấp phụ chọn lọc, tạo mềm kết tinh) đến thuộc tính của hợp kim nhôm thông qua các phương pháp biến tính khác nhau.

  • Pha Al-Cu-P có tồn tại ở hợp kim trung gian hay được hình thành trong quá trình kết tinh?

  • Trong quá trình hình thành primary silicon; (Na+Ca) và P có ảnh hưởng gì đến quá trình tạo tâm mầm kết tinh? Chúng có tác động qua lại hay không?




PGS. TS. Nguyễn Hữu Dũng
dung.nguyenhuu@hust.edu.vn

DT 0905467163

Đề tài 2. Mô hình vật lý quá trình hình thành khe hở khí trong đúc mẫu cháy.

Physical model of the gas gap formation in the lost foam casting.

Dùng mô hình vật lý để xác định việc hình thành khe hở khí trong vật đúc nhôm. So sánh với phương pháp đo nhiệt độ.

  • Chế tạo mẫu và mô hình để quan sát quá trình điền đầy vật đúc nhôm trong đúc mẫu cháy.

Thay đổi các thông số công nghệ như: tốc độ rót, thời gian rót, áp suất chân không, khảo sát quá trình điền đầy.




20


PGS.Đào Hồng Bách

bach.daohong@hust.edu.vn 

DĐ: 0974027794

CQ: 04 38692462

NR: 04 38252875


Vật liệu & Công nghệ Đúc



Đề tài 1: Nghiên cứu chế tạo thuốc hàn từ các sản phẩm từ quặng Mn Việt Nam thay thế nhập ngoại


Công nghệ chế tạo thuốc hàn từ oxít Mn được chế từ quặng Mn Việt Nam


1. Tổng quan về vật liệu thuốc hàn và hệ thuốc hàn Mn

2. Công nghệ nấu luyện bột thuốc hàn bằng lò than

3. Nghiên cứu ảnh hưởng các thông số công nghệ (phối liệu, nhiệt độ, …) tới chất lượng của sản phẩm

4. Xác định chế độ công nghệ tối ưu cho chế tạo một sản phẩm cụ thể.






Đề tài 2: Nghiên cứu trường nhiệt và trường ẩm trong khuôn đúc

Trường nhiệt và trường ẩm trong khuôn đúc và áp dụng đối với một loại khuôn đúc cụ thể (cát, mẫu chảy,…)

1. Tổng quan về trường nhiệt và ẩm trong khuôn đúc

2. Cơ sở lý thuyết về trường nhiệt và ẩm trong khuôn đúc

3. Xác định trường nhiệt độ và trường ẩm trong 1 loại khuôn đúc

4. Xác định chế độ nhiệt tối ưu cho việc nung sấy khuôn hoặc rót kim loại






Đề tài 3: Nghiên cứu công nghệ nghiền cơ học chế tạo bột kim loại siêu mịn làm nguyên liệu trong công nghiệp

Nguyên lý nghiền cơ học siêu mịn năng lượng cao và ứng dụng cho chế tạo bột nhôm siêu mịn

1. Tổng quan về nguyên lý nghiền siêu mịn

2. Cơ sở lý thuyết về nguyên lý nghiền siêu mịn và nghiền bột nhôm

3. Nghiên cứu các yếu tố công nghệ tới kết quả của sản phẩm

4. Xác định chế độ công nghệ tối ưu.






Đề tài 4: Nghiên cứu sáp chế tạo mẫu dùng trong công nghệ đúc mẫu chảy

Nghiên cứu đề xuất thành phần và công nghệ chế tạo sáp dùng cho đúc mẫu chảy

1. Tổng quan về sáp dùng trong đúc mẫu chảy

2. Cơ sở lý thuyết về sáp

3. Nghiên cứu thành phần sáp tới tính chất yêu cầu đối với chế tạo mẫu

4. Xác định chế độ công nghệ tối ưu.






Đề tài 5: Nghiên cứu công nghệ khuôn gốm chất dính thủy tinh lỏng

Ảnh hưởng các yếu tố thành phần và công nghệ tới tính chất của khuôn gốm thủy tinh lỏng

1. Tổng quan về khuôn gốm thủy tinh lỏng dùng trong đúc mẫu chảy

2. Cơ sở lý thuyết nâng cao chất lượng thủy tinh lỏng

3. Nghiên cứu các yếu tố tác động tới chất lượng khuôn gốm

4. Xác định chế độ công nghệ tối ưu.






21



PGS. Đinh Quảng Năng

nang.dinhquang@hust.edu.vn

DĐ:  0983413446

CQ: 04-38692462

NR: 04-38695596


Vật liệu & Công nghệ Đúc

Đề tài 1:

Nghiên cứu xác định thành phần sơn gốm cho mẫu xốp trong công nghệ đúc mẫu cháy mới



Tạo ra chất sơn gốm có độ bền ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, có độ thông khí cần thiết.

- Xây dựng công nghệ chế tạo sơn

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thành phần tới độ bền (ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ cao), tới độ thông khí của sơn

Xác định cấu trúc sơn





Đề tài 2:

Nghiên cứu công nghệ đúc mẫu cháy mới để đúc các chi tiết thành mỏng



Xác định thành phần vỏ gốm và quy trình công nghệ đúc

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thành phần vỏ gốm tới độ bền của vỏ

- Xác định thông số công nghệ đúc rót






22

TS. Nguyễn Hoàng Việt

viet.nguyenhoang@hust.edu.vn

CQ: 04.3.8692431


Kỹ thuật gang thép

Nghiên cứu động học quá trình hoàn nguyên quặng viên ô-xýt sắt trên nền than

Investigation of Kinetics of Direct Reduction of Iron Ore Pellets in Static Coal Bed



  • Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước quặng, chất kết dính và loại than viên đến mức độ hoàn nguyên

  • Xác định mô hình động học quá trình hoàn nguyên.

  • Đặc điểm quặng sắt: ảnh hưởng của độ mịn và chất kết dính đến độ bền của quặng viên.

  • Quá trình chuyển biến pha dưới tác động của nhiệt độ và thời gian hoàn nguyên.

  • Xác định các thông số động học của quá trình hoàn nguyên.







23

TS. Bùi Anh Hòa

hoa.buianh @hust.edu.vn

CQ: 04 38680409

Kỹ thuật gang thép

Đề tài 1: Nghiên cứu tổ chức tế vi của thép các bon cực thấp.

(A study on microstructure of ultra low carbon steel)



Xác định ảnh hưởng của gia công biến dạng và nhiệt luyện đến tổ chức tế vi của thép các bon cực thấp.


  • Gia công biến dạng nguội mẫu thép cacbon cực thấp

  • Nhiệt luyện ủ các mẫu thép ở nhiệt độ khác nhau.

  • Chụp ảnh tổ chức, kiểm tra cơ tính.

  • Nhận xét và đánh giá kết quả




Đề tài 2: Nghiên cứu khử cacbon bằng phương pháp tinh luyện chân không.

(Removal of carbon using vacuum technology)



Xác định ảnh hưởng của các thông số như nhiệt độ, áp suất và thời gian đến tốc độ khử cacbon bằng phương pháp tinh luyện chân không.

  • Nghiên cứu lý thuyết

  • Tiến hành thí nghiệm tinh luyện trong chân không.

  • Phân tích hàm lượng cacbon

Nhận xét và đánh giá kết quả




Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2014

VIỆN KHOA HỌC VÀ KT VẬT LIỆU

tải về 184.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương