Việc từ vựng hóa các phổ màu Việt ngữ trong quá trình đồng hóa từ vay mượn



tải về 125.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích125.66 Kb.
#31164


ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN- KHOA NHÂN HỌC


Việc từ vựng hóa các phổ màu Việt ngữ trong quá trình đồng hóa từ vay mượn.

Ngôn ngữ học




NGUYỄN HỌC TỰ MINH- 09560600025

5/5/2013




[ ...]



Phần I. Dẫn nhập




  1. Lời mở đầu

” Trăm nghe không bằng một thấy “

Tục ngữ khi muốn nói đến tiêu chuẩn của một người cũng nhắc đến :” nhất dáng nhì da “ . Sự thấy bao gồm hình hài dáng vẻ và liền với nó là màu sắc. “ Hay nói một cách khác, cái đẹp của những vật phẩm do con người tạo ra trước hết là ở chỗ hình thức…Khi nhìn vào bất cứ vật phẩm nào, màu sắc là một trong những phương tiện gây tác động đến xúc cảm của con người đầu tiên . Mác cũng nói :”Cảm giác màu sắc là hình thức phổ biến nhất của cảm giác thẩm mỹ nói chung1. Màu sắc được coi như "một nguồn khoái cảm thẩm mỹ đặt ngang hàng với âm nhạc, văn học và nghệ thuật nói chung" 2

Mặt khác, Việt Ngữ là tinh hoa văn hóa Việt. Việc từ vựng hóa các phổ màu trong ngôn ngữ Việt, thiết nghĩ đối tượng này đã/là cần thiết thú vị và đủ lớn cho một đề tài tiểu luận.

  1. Thao tác hóa khái niệm.

  1. Việc từ vựng hóa: “ Từ vựng của một ngôn ngữ là tập hợp tất cả những đơn vị ngôn ngữ nào có cấu trúc hình thức bền vững, có nghĩa hoàn chỉnh, lớn nhất về tính bắt buộc ghi nhớ đối với các thành viên của cộng đồng và nhỏ nhất về khả năng trực tiếp kết hợp với nhau để tạo ra các đơn vị thông báo. 3

  2. Cũng nói thêm về Hình vị – từ – từ vựng quá trình biến đổi một yếu tố kiểu như hình vị hay một tổ hợp các yếu tố kiểu như cụm từ thành một yếu tố bền vững, ổn định và hoạt động độc lập tương tự như một từ. Vd. yếu tố đảm trong từ đảm đangđảm nhiệm… hoặc TVH trở thành một đơn vị kiểu như một tính từ; tổ hợp nóng tính, mát tay có xu hướng TVH trở thành đơn vị chỉ tính chất.


  3. Các phổ màu : Gamut (phổ màu) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả toàn bộ một dãy màu sắc mà một thiết bị ảnh số hay một loại chất liệu nào đó có thể tạo ra. 4 xuất phát từ tự nhiên trong ngôn ngữ Việt ( tiếng việt toàn dân ).

  4. Màu sắc, nếu nói theo , là “ ấn tượng do vật thể phát xạ phản xạ hoặc do ánh sáng xuyên qua mà thông qua thị giác thể hiện ra”5 , nhận thấy định nghĩa này phù hợp với nội dung mà đề tài theo đuổi.




  1. Đối chiếu : Thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ.6 Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét tương đồng và không tương đồng hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét không tương đồng của hai hay nhiều ngôn ngữ. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu của đối chiếu ngôn ngữ là nguyên tắc đồng đại.với các ngôn ngữ khác



  1. Quá trình đồng hóa từ vay mượn:

Ghép lai: Ghép lai là quá trình tạo ra từ ngữ có hình thức một phần vay mượn, một phần bản ngữ nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn vay mượn..

Đồng hóa về ngữ âm: màu cà rốt( carrot )

Đồng hóa về ngữ nghĩa

Đồng hóa về ngữ pháp


Về ngữ pháp, từ ngoại lai cũng được đồng hóa theo bản ngữ tuy mức độ ít hơn. 7


Phần II. Nội dung chính

Chương I. Việc từ vựng hóa các phổ màu đã được hình thành như thế nào ?




  1. 1 - Lịch sử của màu sắc.

Cách đây hơn 15.000 BC (Before Christ)., những người khắc tranh trên vách đá đã bắt đầu dùng màu sắc để trang trí cho hình vẽ. Sắc màu đầu tiên này nó mang hơi hướm của đất của đá. Màu vàng và đỏ của đất được vẽ xen kẽ với phấn trắng đá vôi. Đặc biệt màu đen được chế biến từ tro của xác những con vật bị đốt đi.


The Cave of Lascaux, Bison, là những thí dụ điển hình. ( Hình I.1 )

Hình I.1: Red Cow & First Chinese Horse- Photograph N. Aujoulat (2003) © MCC


Theo các nhà sử gia, có một bằng chứng cho thấy Người Ai Cập (Egyptian) đã tạo ra màu sắc thứ nhì cho nhân loại vào thời kỳ 4000 BC , đó là màu xanh (Blue). Chất màu này chế biến từ cát và đồng, sau khi chúng được ghiền nát thành bột

Màu nền thứ ba là Vermilion, còn gọi là thần sa, son, màu đỏ. Người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết chế biến và xử dụng màu đỏ từ hơn cách đây 2000 BC. Chất liệu lúc bấy giờ là thủy ngân nấu lên cùng với lưu huỳnh.

Vào thế kỷ 18, Isaac Newton, nhà vật lý người Anh, dựa theo sự liên hệ quang phổ của Màu đỏ và Tím đã dùng 3 màu chính RYB để phát minh ra bảng. Nhưng đây chỉ mới là bảng tiên đoán màu sắc biến đổi.

Vào năm 1766, Moses Harris đã edit và kết hợp thêm vào công thức của Newton, cho ra một bảng đồ màu sắc mà ta thấy ngày nay. Color Wheel. ( Vòng tròn luật màu )

Bảng color wheel ứng dụng vào nhiều lĩnh vực rộng hơn hội họa, tên quen thuộc để gọi bây giờ là color model. ( Thí dụ, RGB color model, CMYK color model, ect… )


  1. 2- Hệ thống chỉ màu trong ngôn ngữ.

Màu sắc có thể chia thành 3 nhóm chính là màu Primary: cơ bản ( nguyên thủy ); màu thứ cấp: Secondary ( trung chuyển/ phái sinh) và Tertiary: ( màu cấp ba.)

Màu sắc cơ bản bao gồm đỏ, xanh dương và màu vàng ( RBY) . Đây là 3 màu cơ bản nhất có thể được kết hợp để tạo ra các màu sắc khác trong hệ quang phổ.

Với sự liên hệ giữa các màu sắc, chúng ta cũng có thể phân chia màu sắc dựa vào sắc thái. Gồm 3 nhóm tương tự: màu nóng ( vàng , đỏ, cam ), màu lạnh ( xanh dương, xanh lá cây và màu tím.) và màu trung lập  ( Hình I.2 )




Hình 1 . Colour Wheel- Sự liên hệ giữa 3 nhóm màu chính
  1. 3 - Giả thuyết của hai nhà ngôn ngữ học Berlin và Kay về việc từ vựng hóa các phổ màu

Theo 2 nhà ngôn ngữ học Berlin và Kay, họ vẫn giả thiết rằng giữa các hệ thống tên gọi màu của các ngôn ngữ khác nhau có một phổ niệm nền tảng nào đó ( chứ không phải nguồn gốc của từ chỉ màu sắc là:” Tùy theo nguồn gốc ngôn ngữ mà xuất hiện “ như nhưng nhận định của các tiền nhân và học giả cùng thời) .

Họ tuyên bố "Chúng tôi cho rằng luận điệu về tính võ đoán hoàn toàn trong sự phân chia màu của các ngôn ngữ là một sự phóng đại hiển nhiên" (1969: 2). Để chứng minh ý kiến này, Berlin và Kay tiến hành một cuộc điều tra khá quy mô dựa trên một số định đề sau:8
Không phải tất cả các từ chỉ màu có vị thế ngang bằng nhau; có những từ chỉ màu cơ bản, và một từ như thế có thể được xác định bằng một số ít các tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn này là:


  1. Được cấu tạo theo kiểu đơn hình vị, tức là ý nghĩa của từ không thể được dự đoán từ những bộ phận cấu thành từ;

  2. Ý nghĩa của nó không bị bao hàm trong bất kỳ từ chỉ màu nào khác;

  3. Việc ứng dụng nó không bị giới hạn ở một lớp đối tượng hạn hẹp; và về mặt tâm lý nó phải có tính nổi bật đối với người bản ngữ

Nếu một ngôn ngữ có 11 từ chỉ màu cơ bản, thì các phạm trù màu được mã hoá là trắng, đen, đỏ, xanh cây, vàng, xanh lam, nâu, cam, hồng, tím và xám. ( bảng 1)






















< Tím




Trắng

<Đỏ




< Xanh cây

< Xanh lam

< Nâu

Hồng




Đen




Vàng

Cam





































Xám




























I

II




III

IV

V

VI


































Bảng 1: Tôn ty 7 bước mã hoá màu trong các ngôn ngữ






Màu sắc biểu thị cho sự khởi đầu, cho năng lượng và ban ngày. Trái lại, sự phai nhạt của màu sắc có ngĩa là sự kết liễu, là cái chết, là bóng đêm [9] như Riemer và Humboldt đã ghi lại cuộc đối thoại với Goethe về chủ đề cái chết: 

Đã có thời, người ta chỉ phân biệt mọi vật chỉ theo hai màu trắng và đen, theo các nhà nghiên cứu, điều đó bây giờ còn thấy ở Tân Ghinê.

Hai màu này về sau được bổ sung thêm màu đỏ, màu xanh (một số khu vực ở châu Phi ). Cũng có khu vực, lúc ban đầu người ta chỉ phân biệt được ngoài hai màu trắng đen còn bổ sung thêm màu vàng, sau đó là màu xanh (như những người Da đỏ, người Eskimô ).

Người Trung Quốc và người các vùng Đông Nam Á, sau khi có khả năng phân biệt các màu trắng, đen ,đỏ, xanh lá cây, vàng…, người ta mới phân biệt thêm màu xanh dương;

tiếp theo là màu vàng nâu như người ở đảo Bali, Java, Malaisia.

Cuối cùng mới có các màu hồng, da cam như ở người Nhật, Anh, Nga. [10] . Nếu theo bảng, Việt Nam xếp ở vùng thứ IV . Từ chỉ màu sắc, Việt ngữ có 392 từ .( Phương Thần Minh: t.6 )


Chương II: Việc từ vựng hóa phổ màu trong Việt ngữ trong quá trình đồng hóa từ vay mượn



II.1 - Ranh gii các khu vc màu cơ bn trong Tiếng Vit

Việc từ vựng hóa ngôn ngữ chỉ màu ở Tiếng Việt có thể khái quát bằng hai dạng thức : Một là láy, Hai là ghép chính phụ
II.1.1 Dạng “ghép “

Điểm khác nhau Ranh giới của các khu vực màu được biểu thị bằng các từ chỉ màu cơ bản rất khác nhau giữa các ngôn ngữ - ( ở điểm này nghiên cứu của Berlin và Kay không mâu thuẫn với các nghiên cứu trước đó) . Ngôn ngữ nào càng có ít từ chỉ màu cơ bản thì mỗi từ chỉ màu cơ bản càng biểu thị một phạm vi màu rộng lớn hơn.


Trường hợp của từ chỉ màu “Xanh” , trong tiếng Anh có sự phân biệt giữa xanh dương hay xanh nước biển (Blue) và xanh lá cây (Green) nhưng tiếng Việt chỉ có một từ chỉ màu “xanh” nói chung, đơn âm tiết và đuợc xếp vào màu cơ bản trong hệ thống 8 màu cơ bản ( xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, nâu, đen, trắng ) , khi cần phân biệt thì dùng phương thức ghép từ để biết được “màu xanh+ nước biển” và “màu xanh+ lá cây”. Và sự khác biệt giữa các màu được đánh dấu bằng cách dùng các từ làm định ngữ để bổ nghĩa cho từ chỉ màu cơ bản ( A1 = A +1 )

Ca dao thiên về miêu tả những gam màu tươi tắn, sáng sủa; trong đó, “vàng” và “xanh” là hai gam màu chủ đạo. Chúng ít tồn tại ở dạng màu sắc thực mà thường ở dạng màu sắc biểu trưng, thể hiện cái nhìn biểu cảm của thơ ca, mang hàm ý biểu trưng phong phú. Đó là cái lợi ích khi phạm vi của một màu được mở rộng,

Trong Văn học, Màu sắc cũng có vai trò như một “định ngữ nghệ thuật” quen thuộc nhưng đầy mộng tưởng; chúng là những “định ngữ hạn đinh” có chức năng khoanh vùng phạm vi biểu vật và mở rộng phạm vi biểu niệm của từ..[11].
Các tác gia trong nền văn học dùng sắc xanh để lột tả thể hiện, tần suất xuất hiện thường ở đầu bảng những từ chỉ màu sắc như Chinh phụ Ngâm Khúc – Đoàn Thị Điểm 11 lần dùng xanh, Nguyễn Bính 72 lần, Truyện Kiều 14 lần, Hoa cỏ may- Xuân Quỳnh 23 lần.
Mặt khác, khi xem xét ngôn ngữ trên bình diện văn hoá, Trần Ngọc Thêm có đề cập đến các đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật ngôn từ Việt Nam.Trong đó, Ông có nhắc đến chất biểu cảm trong từ ngữ tiếng Việt. Vì vậy, Ông đã lấy sự hiện diện của lớp từ này trong vốn từ tiếng Việt làm cứ liệu minh hoạ cho luận điểm của mình :“Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hoà, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái biểu cảm : Bên cạnh màu xanh trung tính, có dủ thứ xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè... Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe...” [35;162]

.


I.1.2 : Dạng “láy “

Điểm khác trong Tiếng Hán và Việt là hầu như các từ chỉ màu cơ bản và những từ chỉ màu phụ đơn âm tiết đều có khả năng tự cấu tạo nên những từ chỉ màu phụ mới cho mình bằng phương thức láy. [Phương Thần Minh –tr.4] ( xanh xanh, đo đỏ … )

Theo tôi, hình thức thứ (3) này có một nghĩa chung: "XX" = "(được xem/có thể xem) có thuộc tính X" hoặc "mang trạng thái X". (Theo tôi, hình thức thứ (3) này có một nghĩa chung: "XX" = "(được xem/có thể xem) có thuộc tính X" hoặc "mang trạng thái X".)
Mua cái gì "ngon ngon" là mua cái gì được xem là ngon; lấy cái áo "xanh xanh" là lấy cái áo (mà anh xem là) có màu xanh.
Chính vì "(được xem/có thể xem) có thuộc tính X" - tức là bất kể mức độ - mà biểu thức "XX" gây cảm giác rằng X nhẹ nhẹ, hơi hơi!
Điều thú vị là một số vị từ [+động] khi lặp cũng có nghĩa ""mang trạng thái X". Chẳng hạn: "lấy anh cái áo xanh xanh trong tủ ( trường hợp trong tủ chỉ có một cái áo màu xanh) thì màu xanh kiểu này không được xác định là hơi xanh, xanh nhẹ

Mức độ mờ nghĩa của các hình vị x trong vị từ Vx có sự khác nhau vì sự biến đổi nghĩa của các hình vị diễn ra không đồng đều. Chúng tôi đặc biệt lưu ý những yếu tố x đã hoàn toàn mất nghĩa từ vựng, dùng để biểu đạt một sắc thái nào đó của V. Chẳng hạn như : ngắt (chán ngắt, lặng ngắt, vắng ngắt, xanh ngắt, tím ngắt…)… lè ( xanh lè, vàng lè)…  Trong trường hợp này, nghĩa của yếu tố x ( ngắt, lè ) rất gần với các hình vị láy trong từ láy sắc thái hoá. Vì vậy, các thành tố ngữ âm đặc biệt là thanh điệu trong yếu tố x có những giá trị biểu trưng nhất định.



II.2 - Việc từ vựng hóa trong Tiếng Viết trong quá trình đồng hóa từ vay mượn.


Trong quá trình đồng hóa từ vay mượn , từ chỉ màu Tiếng Việt phổ biến đi theo hai xu hướng (i) Thêm thanh điệu cho các âm tiết, ví dụ: cà phê( coffe ), vét tông, cà rốt (carrot ) socola ( Chocolate). ( ii) Bỏ bớt phụ âm trong các nhóm phụ âm Ví dụ phanh (frein), gam (gramme), kem (crème), van(valse)
Theo hướng tiếp cận từ  góc độ từ nguyên12 (Huỳnh Thị Hồng Hạnh ) thì :

II.2.1 - Từ vay mượn có nguồn gốc Hán 

nằm trong hệ thống từ bản ngữ, từ ngoại lai cũng có thể bị thay đổi sắc thái nghĩa: “Hồng”, “hoàng”, “thanh” trong tiếng Hán có ý nghĩa tương tự “đỏ”, “vàng”, “xanh” của tiếng Việt. Khi du nhập vào tiếng Việt, các từ trên cũng biểu thị những màu ấy nhưng với sắc độ nhạt hơn.

Nguyễn Tài Cẩn có ý kiến : “...có lẽ xanh lè , trắng bệch trước kia cũng có thời kỳ được nhận thức như thuộc kiểu láy nghĩa : Lè ở một vùng Mường Ngọc Lặc (Thanh Hóa) có nghĩa là xanh.  Bệch vốn có bắt nguồn từ yếu tố bạch (= trắng) gốc Hán Việt . Phức trong tiếng Hán Việt cũng có nghĩa là thơm” [ Nguyễn Tài Cẩn: 1981 tr.94] .
Ngoài ra còn một số từ như lục, lam , chàm , tía cũng phổ biến trong Việt Ngữ…

II.2.2 - Nhóm từ mượn trong các ngôn ngữ Đông Dương
Khi bàn về vấn đề hình vị và từ, Cao Xuân Hạo đã phê phán quan điểm căn cứ vào sự phân biệt giữa hình vị tự do và hình vị hạn chế để phân biệt từ và từ tổ . Theo Ông, “dùng tiêu chuẩn này, những tổ hợp như dưa hấu, xe lam, đỏ au và các tổ hợp Hán Việt, các cấu tạo láy sẽ được coi như những “từ ” (trong khi dưa chuột, xe đạp, đỏ ửng sẽ là những từ tổ)”[ .Cao Xuân Hạo: 1986 ;tr. 459]

Cũng theo cách tiếp cận vấn đề như vậy, L.Cadière có nhận xét : “Từ chỉ màu sắc của tiếng Việt  bên cạnh khả năng tự nhân đôi ( kiểu đỏ - đỏ đỏ ), ghép với nhau ( kiểu xanh xám), còn có khả năng ghép các từ cùng nhóm mượn trong các ngôn ngữ ở Đông dương. Điều này có nghĩa là các yếu tố như bong, bóc trongtrắng bong, trắng bóc  được giả định là những từ cùng nhóm mượn trong các ngôn ngữ Đông Dương (Jeh, Trieng, Chàm, Sê đăng...). Theo đó bong và bóc vốn cũng có nghĩa là trắng . Hoặc yếu tố au trong đỏ au vốn có nghĩa là tươi (tiếng Thái). Do đó, đỏ au cũng là đỏ tươi.” (dẫn theo [Hoàng Văn Hành 1991 ;tr. 96]) .     





II.2.3 - Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khơme

Bên cạnh đó, khi bàn về vấn đề sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khơme, Phan Ngọc có dẫn ra một số yếu tố x có nguồn gốc Khơme :

          “- Trắng xoá / trosos (rất trắng), trắng phau / phngau (rất trắng), trắng nõn / nuôl (màu trắng của nước da), trắng bong / prôung  (màu trắng toả ra trên diện tích rộng), trắng lốp / lúp (át hẳn)...

          - đỏ ngầu / ngậu (rất đỏ), đỏ au / cơ -au  (đỏ đều), đỏ hỏn / krohom (đỏ), đỏ chót / caơt (đỏ thắm), đỏ thắm / coăm (đậm, sẫm)...

          - sáng choang / chăng (chiếu sáng), sắc lẻm / cleem (rất nhọn), chán ngắt / srongôut (buồn thiu), chắc mẫm/ moăm (vững chắc), đầy éc / phơ -éec (no căng bụng ), nóng ran / cral (nóng vì sưng lên)...” [Hồ Lê : 1992;tr: 302-304].
II.2.4- Sự giao lưu tiếp biến ngôn ngữ giữa Việt – Pháp giai đoạn hơn 100 năm Pháp thuộc có sự đông hóa về ngữ âm.

Màu đô là màu đỏ của rượu chát boóc-đô (Bordeaux), tức là màu đỏ tươi pha thêm chút xanh hoặc chút tím; mã RGB là (128, 0, 0). Màu đỏ boóc đô, màu đỏ đô, màu boóc đô, màu đô và màu rượu chát là một.

Màu ghi là màu xám. Gốc tiếng Pháp gris nghĩa là màu xám.

Nhưng không phải ai cũng biết màu ghi là màu gì. Vì vậy người ta ghép song song ghi với xám thành ghi xám để giải thích từ mới bằng một từ sẵn có trong tiếng Việt: đỏ cả-rốt (carot ) cũng thuộc dạng này …13


II.2.5 - Những bình diện khác.

\. Trên thực tế có một số từ từng xuất hiện, sau đó có sự mất dần đi do không hợp thời, như tại Việt Nam hôm nay là: màu xanh công nhân, xanh sỹ lâm, màu hồ thuỷ. Đối với nhiều người cụ thể, sự phân biệt các sắc thái của màu sắc thật khó khăn. Qua điều tra bằng hỏi, ( Nguyễn Thanh Hà )nhiều người cho màu xanh lơ và màu xanh lá cây là một, xanh ngọc bích và xanh da trời bị lẫn lộn, nếu hỏi màu hồ thủy là gì hẳn chắc nhiều người chưa tưởng tượng nổi.

Sau thời thuộc Pháp chăng ("màu xanh ve" từ từ vert( xanh) tiếng Pháp, "bôi vôi ve". Nhưng bây giờ hỏi một người Việt Nam bình thường màu xanh ve là gì thì họ có thể lúng túng hơn khi nói về màu xanh lá cây.

Có những từ chỉ màu người ta gọi thẳng tên gọi của vật có tính chất màu sắc tương đương trong thiên nhiên , thay vì nói những từ chỉ màu sắc cơ bản ( màu cà chua, cà tím, đồng … ) 14

Và thực chất, chẳng hạn, khi nói đến màu lông chuột thì ta đã ngầm hiểu đó là màu xám,hay màu hoa cà cũng còn được gọi là màu tím nhạt vậy. Ở đây,mình cho rằng các từ chỉ màu sắc trên được cấu tạo theo phương thức ẩn dụ vì "lông chuột" hay "hoa cà" đều đóng vai trò là cái được so sánh . Còn cái so sánh ngầm ẩn chính là màu xám và màu tím nhạt

Phần III- Tổng kết

  1. Kết luận:

Đi từ lịch sử màu sắc ,

Tương ứng với lịch sử là sự mở mang bờ cõi, sự cộng cư của những tộc người khác nhau trên cùng một không gian có chủ quyền. Trong đó không thể không kể đến sự phát triển giao lưu tiếp biến về mặt ngôn ngữ.

Tuy nhiên mỗi ngôn ngữ đều tạo cho mình sự riêng biệt với ngôn ngữ khác, ngôn ngữ phản ánh thế giới quan của tộc người, rất đa dạng, và màu sắc theo đó cũng có những cách thức thể hiện khác nhau,

Bởi ngôn ngữ cũng có giới hạn/ cách thức riêng của nó, nên việc đồng hóa từ vựng nói chung và màu sắc nói riêng được xem như là sự tiếp thu có chọn lọc để làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của dân tộc mình.

2 - Phụ lục





Colors Vocabulary Word Bank15

More on Colors 
More Word Lists




A

Amber -Hổ phách  

Amethys - Thạch anh tím

Apricot - Màu mận tím

Aqua Nước trong hồ bơi

Aquamarine Lục ngọc

Auburn nâu vàng

Azure  

màu xanh da trời


B

Beige Màu be

Bronze  màu đồng
Buff
màu vàng sẫm- da bò

Burnt umber

Đen cháy- đen như cột nhà cháy


C

Cardinal Cardinal là từ chỉ một chức sắc Công giáo trong tiếng Anh, mượn thẳng từ tiếng Pháp trung đại, mà nguyên từ (etymon) là “cardinalis” trong ngữ đoạn “cardinalis sanctæ romanæ Ecclesiæ” của tiếng La Tinh, có nghĩa là “cốt cán của Toà Thánh La Mã”. Đặc trưng về lễ phục của chức sắc này là màu đỏ thắm  

Carmine Đỏ son
Celadon
Ngọc bích- men C trong ngành gốm
Cerise Đỏ hồng - quả anh đào )

Cerulean

Màu thiên thanh



Charcoal Màu than

Chartreuse  Lục nhạt- rượu sáctơrơ

Chocolate  màu socola

Cinnamon  

Nâu vàng- cây quế



Copper
Đồng đỏ (màu bên trái)

Coral

Đỏ-san hô



Cream  Kem

Crimson Đỏ thắm- má hồng ửng đỏ

Cyan

Xanh lá mạ


D

Dark Tối

Denim màu của vải bông thô được sử dụng cho quần , áo jean Desert sand 
( vàng - cát sa mạc )

E

ebony ( đen như gỗ mun )
ecru ( màu mộc vải chưa chuội- tơ sống )
eggplant ( màu cà tím )
emerald - Ngọc lục bảo thô

F

forest green - rừng thường xanh quanh năm
fuchsia - cây hoa vân anh

G

gold - vàng lấp lánh
goldenrod 
gray - màu xám- màu tóc hoa râm

H

hot pink- vàng nhạt – hoa cẩm chướng -
hue  (?)

I

Indigo - màu chàm
ivory - màu ngà voi

J

jade - ngọc bích
jet - đen huyền- đen nhánh
jungle green - xanh

K

kelly green
khaki - màu kaki- nó không phải là đen- trắng hay xám nó có màu giấy kếp

L

lavender ( màu hoa oải hương- xanh nhạt hơi pha đỏ )
lemon ( màu vàng chanh- chanh này là chanh của phương Tây, không phải là chanh chúng ta ăn thường ngày )
light ( nhạt )
lilac ( hoa tử đinh hương- hơi giống màu tím hoa cà )
lime (trắng vôi hay là màu chanh lá

M

Magenta ( Một thuốc nhuộm anilin thu được như là một chất vô định hình có một màu xanh đồng bề mặt, hòa tan vào một bóng mát của màu đỏ, cũng, màu sắc; - vì vậy được gọi là từ Magenta, tại Ý, trong ám chỉ đến cuộc chiến đã chiến đấu có khoảng thời gian thuốc nhuộm được phát hiện.)
mahogany ( màu gỗ dái ngựa )
maroon -màu hạt dẻ
mauve ( màu hoa cà )
mustard ( màu của cây mù tạt )

N

navy blue ( màu xanh nước biển- đồng phục của hải quân )

O

ocher ( vàng thổ -

  Một loại quặng thô của sắt hoặc đất sét gỉ sắt, thường là màu đỏ (hematit) hoặc màu vàng (limonit) - được sử dụng như một chất màu trong việc sơn, biến đổi xung quanh tông màu da cam, phổ màu có thể chuyển từ màu hơi vàng sang hơi đỏ )


olive ( màu ôliu-

    Các màu sắc của ô liu, một màu nâu tối đặc biệt, màu vàng, nâu vàng hoặc màu.xanh ngăm ngăm )


orange ( màu da cam- quả cam )
orchid - màu hoa lan tím

P

pale - nhợt nhạt xanh xao, giống như ánh sáng của mặt trăng )
pastel ( màu tùng lam, hoặc màu phấn viết bảng
peach ( màu hồng đào )
periwinkle ( màu xanh- dừa cạn)
persimmon ( màu quả hồng chín )
pewter ( ? )
primary (  ? )
puce ( màu cánh gián )
pumpkin ( màu quả bí ngô )

R

rainbow ( cầu vồng )

rose ( đỏ- hoa hồng )
ruby ( màu hồng ngọc )
russet (  nâu đỏ )
rust ( màu sắt rỉ )

S

Saffron ( vàng nghệ ) 
salmon ( màu hồng- thịt cá hồi )
sapphire ( một loại ngọc thường có màu xanh trong suốt )
scarlet ( đỏ tươi )
sea green ( biển xanh sâu )

sepia ( đen mực )
shade [ màu bóng râm(trong từ hoa râm ? ) đổ xuống )
shamrock ]
sienna ( một loại đất màu hung đỏ ) 
silver ( bạc )
spectrum ( màu quang phổ ) 
slate ( màu xám đen của đá )
steel blue ( đá xanh )

T

tan ( màu thuộc da- sản phẩm thuộc da đanh cứng có màu nâu sẫm)
tangerine ( màu quýt chín )
taupe ( nâu sẫm )
teal ( màu trên cánh con mòng két hay còn gọi là le le ? .- bright green or blue speculum on the wings.)
terracotta ( màu đất nung )
thistle (? )
tint ( màu gạch non
tomato 
(vàng khoai tây )
topaz - hoàng ngọc
turquoise  lam ngọc

U

ultramarine xanh biếc
umber nâu đen

V

vermilion sơn son
violet màu tím hoa của violet
viridian ( màu thuốc lá ám khói ? )

W

wheat ( lúa mì
 
wisteria ( màu đậu tía cây đậu tía (một trong nhiều loại cây leo có thân gỗ và hoa chùm dài rũ xuống màu trắng hoặc tím nhạt)

Y

(/)
















3- Tài liệu tham khảo


Xếp theo lượng dẫn trích nhiều nhất



  • Huỳnh Thị Hồng Hạnh- Những quan niệm khác nhau xung quanh lớp vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong Tiếng Việt (2002 ? )

  • Nguyễn Khánh Hà - Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng việt (2010)

  • So sánh từ ngữ chỉ màu sắc trong Tiếng Hán và Tiếng Việt- Luận văn thạc sĩ Phương Thần Minh- DHKHXHNV (2005 )




  • http://tunguyenhoc.blogspot.com/

  • http://www.enchantedlearning.com/wordlist/colors.shtml

  • Lê Đình Tư (Trích từ: Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội, 2009Les Meehan - cuốn “Digital photography problem solver” - Phạm Xuân Bách trích dịch từ bản tiếng Anh của tác giả.

  • www.tamlytreem.com/tin-tuc/the-gioi...ta/243-ngon-ngu-cua-mau-sac- Dẫn theo Khoa học công nghệ môi trương 2006/số 1/ Bạn có biết

  • Trần Văn Sáng -Thế giới sắc màu trong ca dao/The colour-world in folk songs (Research on the system of Vietnamese words denoting colours) - Lời mở đầu. (2007 )

  • http://alldigitalarts.com/WebApp/demos/includes/diendanVB/showthread.php?t=381 - English study- Dẫn luận ngôn ngữ- Bài 9 : SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TỪ VỰNG

  • TS. Đào Hồng Thu - Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI, Việt Nam- Phân tích đối chiếu ngôn ngữ trong việc dạy và học tiếng (phần 1)

  • Nguyễn Thị Thu Hương -Luận văn tốt nghiệp lớp 95KNC ĐHSPKT khoa Kỹ thuật nữ công- Ứng dụng màu sắc trong ẩm thực


4 - Mc lc

Việc từ vựng hóa các phổ màu trong Việt ngữ trong quá trình đồng hóa từ vay mượn.


Phần I. Dẫn nhập 2

  1. Lời mở đầu 2

  2. Thao tác hóa khái niệm. 2


Phần II. Nội dung chính 4
Chương I. Việc từ vựng hóa các phổ màu đã được hình thành như thế nào ? 4

I.1 Lịch sử của màu sắc. 4

I.2 Hệ thống chỉ màu trong ngôn ngữ. 5

I.3 Giả thuyết của hai nhà ngôn ngữ học Berlin và Kay về việc từ vựng hóa các phổ màu 5

Chương II:

Việc từ vựng hóa phổ màu trong Việt ngữ trong quá trình đồng hóa từ vay mượn 7

II.1 Ranh giới các khu vực màu cơ bản trong Tiếng Việt 7

II.1.1 Dạng “ghép “ 7

II.1.2 Dạng “láy “ 8

II.2 Việc từ vựng hóa trong Tiếng Viết trong quá trình đồng hóa từ vay mượn. 8

II.2.1 Từ vay mượn có nguồn gốc Hán 9

II.2.2 Nhóm từ mượn trong các ngôn ngữ Đông Dương 9

II.2.3 Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khơme 9

II.2.4 Sự giao lưu tiếp biến ngôn ngữ giữa Việt – Pháp 10

II.2.4 Những bình diện khác. 10

Phần III- Tổng kết 11
  1. Kết luận 11

  2. Phụ lục 12


  3. Tài liệu tham khảo 14
  4. Mục lục 15

[…]


1 Nguyễn Thị Thu Hương -Luận văn tốt nghiệp lớp 95KNC ĐHSPKT khoa Kỹ thuật nữ công- Ứng dụng màu sắc trong ẩm thực- tr.1

2 (Trịnh Quân; 1994: 83). Dẫn theo Nguyễn Khánh Hà.

3 Lê Đình Tư (Trích từ: Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân. Nhập môn ngôn ngữ học. Hà Nội, 2009

4 Người dịch: Phạm Xuân Bách
Trích dịch từ bản tiếng Anh cuốn “Digital photography problem solver” của tác giả Les Meehan.

5 So sánh từ ngữ chỉ màu sắc trong Tiếng Hán và Tiếng Việt- Luận văn thạc sĩ Phương Thần Minh- DHKHXHNV- lời mở đầu tr.2 - 2005

6 TS. Đào Hồng Thu Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI, Việt Nam

Phân tích đối chiếu ngôn ngữ trong việc dạy và học tiếng (phần 1)





7 http://alldigitalarts.com/WebApp/demos/includes/diendanVB/showthread.php?t=381

English study- Dẫn luận ngôn ngữ- Bài 9 : SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TỪ VỰNG



8 Công trình Các từ chỉ màu cơ bản: Phổ niệm và Sự tiến hoá (1969) của Berlin và Kay - Dẫn theo Nguyễn Khánh Hà - Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng việt tr.

9 Karl Gerstner- Tinh thần của màu sắc: Lí thuyết màu sắc của Goethe- Hà Vũ Trọng dịch.


10 Dẫn theo Khoa học công nghệ môi trương 2006/số 1/ Bạn có biết

www.tamlytreem.com/tin-tuc/the-gioi...ta/243-ngon-ngu-cua-mau-sac‎,



11 Trần Văn Sáng -Thế giới sắc màu trong ca dao/The colour-world in folk songs (Research on the system of Vietnamese words denoting colours) - Lời mở đầu.

12 Huỳnh Thị Hồng Hạnh- Những quan niệm khác nhau xung quanh lớp vị từ có yếu tố sau biểu thị mức độ cao trong Tiếng Việt


13 http://tunguyenhoc.blogspot.com/

14 Xem thêm phần phụ lục.

15 http://www.enchantedlearning.com/wordlist/colors.shtml



tải về 125.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương