VỚi các nưỚc và khu vựC


VIÖT NAM Vµ TRUNG QUèC TRONG THêI Kú BÊT æN KINH TÕ



tải về 1.8 Mb.
trang21/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.8 Mb.
#15173
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23



VIÖT NAM Vµ TRUNG QUèC
TRONG THêI Kú BÊT æN KINH TÕ

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN QUAN HÖ QUèC TÕ CñA VIÖT NAM VíI C¸C N¦íC Vµ KHU VùC






S.TS Brantly Womack*


TÓM TẮT: Năm 2008 đã mở đầu một thời kỳ bất ổn đối với tình hình tài chính toàn cầu và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung. Việt Nam và Trung Quốc đều phải đối diện với nhiệm vụ chuyển đổi ưu tiên phát triển sản xuất hàng hoá cho các thị trường phương Tây sang những thị trường mới trong bối cảnh phát triển bền vững. Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề khẩn cấp hơn về việc điều chỉnh lại nền kinh tế trong khi đối với Trung Quốc, thách thức chuyển đổi từ tăng trưởng tối đa sang phát triển bền vững được coi là vấn đề quan trọng hơn. Những nguyên tắc và thể chế hợp tác Việt Nam – Trung Quốc tương đối thích hợp để đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và cùng với các quốc gia Đông Á khác, họ cần củng cố các thể chế tài chính khu vực cũng như quan hệ song phương và đa phương với phần còn lại của thế giới.

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm chung. Không nước nào trên thế giới giống Trung Quốc hơn Việt Nam và ngược lại. Cùng với Triều Tiên, Việt Nam là người láng giềng lâu đời nhất của Trung Quốc và Trung Quốc luôn coi Việt Nam là nước láng giềng quan trọng hàng đầu. Hiện nay, cùng với phần còn lại của thế giới, hai nước cùng phải đối mặt với sự gia tăng bất ổn của kinh tế toàn cầu. Vậy cuộc khủng hoảng này sẽ tác động như thế nào tới mỗi nước và quan hệ Việt – Trung?

Tất nhiên, xuất hiện những khủng hoảng rất khó dự đoán. Tuy vậy, rõ ràng trong năm 2008, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi to lớn của kinh tế thế giới và thậm chí chúng ta không biết cuộc khủng hoảng này sẽ chấm dứt khi nào và tại đâu. Những chính sách, quan điểm của thời kỳ khủng hoảng trước đó cần phải được xem xét lại. Cả Trung Quốc và Việt Nam sẽ phải điều chỉnh lại chiến lược phát triển của mình. Một phần của chiến lược này gần như là sẽ bao gồm việc củng cố thể chế khu vực cũng như quan hệ song phương.

Báo cáo này trước hết sẽ bàn đến quy mô của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Gần như không thể biết cuộc khủng hoảng này có ảnh hưởng sâu và kéo dài như thế nào, đồng thời sự tương tác của một số nhân tố làm cho việc dự đoán tình trạng trong từng khía cạnh của cuộc khủng hoảng trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, mặc cho khủng hoảng diễn ra, những xu thế chung của nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phát triển, ví dụ như sức ép về các nguồn tài nguyên đang gia tăng. Tôi gọi những xu hướng này là “những ổn định toàn cầu” dù cho tỷ lệ tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng.

Phần thứ hai của báo cáo tập trung vào những thách thức đối với Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ mới. Vì có những điểm tương đồng, Việt Nam và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức giống nhau, ví dụ như sự phát triển của thị trường nội địa và định hướng lại ngoại thương. Vấn đề bức thiết hơn đối với Việt Nam là cải tổ nền tài chính, trong khi vấn đề của Trung Quốc là phát triển bền vững.

Phần cuối cùng của báo cáo đề cập tới quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong thời kỳ mới. Những nguyên tắc và thể chế hợp tác hiện tại là cơ sở mạnh mẽ để tiếp tục hợp tác. Do đây là mối quan hệ bất đối xứng nên nó cần phải được đệm bởi những quan hệ khác như các tổ chức khu vực và toàn cầu. Mặc cho khủng hoảng toàn cầu, gần như chắc chắn Đông Á sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn và Việt Nam cũng như Trung Quốc sẽ là những bộ phận quan trọng đóng góp vào thành công của châu Á.



1.Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

1.1. Những vấn đề bất ổn

Có lẽ chỉ số tốt nhất thể hiện mức độ bất ổn toàn cầu là giá dầu mỏ. Giá dầu trong 5 năm qua như thế nào? 5 năm trước, tháng 12/2003, giá chỉ là 30 USD/thùng. Tháng 7/2008, giá dầu đạt mức 145 USD/thùng – tăng gấp 5 lần. Giữa tháng 9/2008, giá dầu thấp hơn 100 USD/ thùng, giảm gần 1/3 trong vòng 2 tháng. Với tầm quan trọng của dầu mỏ đối với tất cả các khía cạnh của nền kinh tế hiện đại, sự dao động của giá dầu có thể chứng minh tại sao kinh tế thế giới đang trong giai đoạn bất ổn. Nếu trong 5 năm tới, dù giá dầu mỏ trung bình là 50 hay 100 hoặc 200 USD thì nó vẫn có những tác động mạnh mẽ tới kế hoạch kinh tế quốc dân và cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Hiện nay, không ai có thể đưa ra một con số chắc chắn bởi sự thất thường của nhu cầu, nguồn cung, giá trị đồng USD và hoạt động đầu cơ tích trữ.

Mặc dù giá dầu là chỉ số ấn tượng nhất thể hiện sự bất ổn nhưng không phải là nhân tố quan trọng nhất. Nhân tố quan trọng hơn là sự sụt giảm giá trị tài sản thế chấp ở các nước phát triển, kết quả là dẫn tới khủng hoảng tín dụng và tài chính. Khủng hoảng tài sản thế chấp bắt đầu với sự sụp đổ của thị trường cho vay ở Mỹ, nhưng nhanh chóng lan sang châu Âu và trở nên trầm trọng hơn. Ảnh hưởng của việc sụt giảm giá trị tài sản thế chấp nhanh chóng lan ra vì các quỹ tín dụng trở nên bất ổn và trong bất cứ trường hợp nào, tâm lý lo ngại bất ổn sẽ ngăn cản việc đầu tư. Trong sự suy giảm chung của thị trường, giá trị trao đổi của tài sản có thể thế chấp cũng có xu hướng suy giảm cho dù không có sự biến động nào về giá trị thực của chúng.

Trong khi đó, trong 8 năm qua, giá trị đồng USD liên tục suy giảm do thâm hụt ngân sách và thương mại. Giá trị đồng euro đạt mức ngang ngửa đồng USD vào tháng 11/2002 và gấp hơn 1,5 lần trong giai đoạn từ tháng 3 đến giữa tháng 8/2008. Sự phục hồi giá trị đồng USD trong tháng 9/2009 chủ yếu vì tình hình bi quan của nền kinh tế châu Âu hơn là triển vọng lạc quan của đồng USD. Vì USD thường được coi là thước đo giá trị hàng hoá và là đồng tiền chủ yếu trong thương mại quốc tế, sự bất ổn và sụt giảm giá trị của nó có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Một hậu quả nghiêm trọng của sự thua lỗ tín dụng và sụt giảm giá trị tài sản thế chấp cũng như sự suy yếu của đồng USD là sự suy giảm thị trường tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu. Người dân sống tại các nước phát triển có tỷ lệ mua sắm tương đối cao và phụ thuộc nhiều vào tín dụng cá nhân. Trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, gần như chắc chắn họ sẽ tiêu ít tiền hơn. Kể từ khi người tiêu dùng là dòng chảy chính trong các nền kinh tế phát triển, việc họ cắt giảm chi tiêu sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực hơn cho sự thua lỗ tín dụng và tài sản thế chấp. Mặt khác, nhu cầu giảm sẽ làm giảm giá trị hàng hoá, trong đó gồm cả dầu.

Nhân tố cuối cùng tương đối phức tạp trong cuộc khủng hoảng hiện nay là câu hỏi về lãnh đạo chính trị ở Mỹ. Chính quyền Bush đã tạo ra những khó khăn của nền tài chính quốc nội và dẫn tới khủng hoảng, đồng thời chính sách đối ngoại khiến nước này mất uy tín thậm chí ở cả những nước không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách của Mỹ về Trung Đông. Chúng ta hãy chờ xem liệu chính quyền mới của Mỹ có thể đương đầu với những vấn đề kinh tế trong nước cũng như lấy lại uy tín cho nước Mỹ trên trường thế giới hay không.

châu Á có kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là một kinh nghiệm sâu sắc về tình trạng bất ổn kinh tế. Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc không phải là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng tốc độ tăng trưởng bị chậm lại. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là kinh nghiệm quý giá giúp các nước ASEAN có những quyết định mạnh mẽ hơn trong việc phối hợp các chính sách kinh tế và thậm chí là thúc đẩy quan hệ ASEAN – Trung Quốc mạnh mẽ hơn.

Tuy vậy, cuộc khủng hoảng tài chính 1997 khác cuộc khủng hoảng hiện nay ở 3 điểm chính. Thứ nhất, khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra trong trong môi trường toàn cầu tương đối ổn định. Bất ổn được giới hạn trong phạm vi khu vực, trong lĩnh vực tài chính và ngân sách. Thứ hai, những kế hoạch phục hồi kinh tế có thể dựa trên những mẫu hình quen thuộc như thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu. Thứ ba, các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, tỏ ra khá hờ hững với những khó khăn mà các chính phủ châu Á gặp phải. Và chưa chắc các nước sẽ giúp đỡ nhau trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng họ đang ngồi trên cùng một con thuyền.



1.2. Những vấn đề ổn định

Đề cập đến tình hình bất ổn ở phạm vi toàn cầu nhưng quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng gần như cuộc khủng hoảng hiện nay không thể đảo lộn thực tiễn. Quan trọng hơn, kết cấu sản xuất toàn cầu vốn định hình kỷ nguyên hậu thực dân gần như không biến chuyển cho dù tỷ trọng từng khu vực có thể thay đổi. Giống như thời kỳ thực dân, kết cấu sản xuất hiện tại mang tính quốc tế nhưng khác ở chỗ các đơn vị chính trị đã độc lập, có chủ quyền và thương mại không bị thắt chặt với các đối tác thực dân riêng biệt. Tuy nhiên, những khác biệt về sức sản xuất và kích cỡ thị trường giữa các nhà nước tạo ra những mô hình tương tác. Những nước lớn và giàu có hơn trở thành tâm điểm trong nền kinh tế chính trị quốc tế, thu hút nhiều sự quan tâm từ những nước khác trong chính sách đối ngoại của họ. Các nước lớn có thể gây ảnh hưởng mạnh nhưng không thể kiểm soát nền kinh tế thế giới.

Những trung tâm lớn nhất trong kinh tế quốc tế đa cực là Mỹ và châu Âu. Đây cũng là hai trung tâm lớn nhất trong thời kỳ bất ổn hiện tại. Thị phần và mức độ đầu tư của hai trung tâm này có thể giảm nhưng đây vẫn là những nền kinh tế lớn và giàu có với ưu thế vượt trội về vốn và công nghệ. Ngay khi Mỹ hay châu Âu cố gắng bảo hộ những nhà sản xuất trong nước, họ vẫn sẽ nhận thấy rằng họ phụ thuộc vào những mặt hàng nhập khẩu (vốn không được được sản xuất trong nước). Chắc chắn rằng, nhu cầu giảm, chi phí vận chuyển tăng và sức ép tạo công ăn việc làm trong nước có thể làm giảm vị thế nổi trội của Mỹ và châu Âu trong nền kinh tế thế giới. Nhưng ngoại trừ những nơi có thu nhập ở mức cao, không thị trường nào giống họ và không đâu có thể so sánh về sự tập trung của các dịch vụ tài chính. Mỹ chiếm 22,5% GDP của toàn thế giới, còn con số của 5 nước lớn nhất châu Âu là 16,7%.[1]

Nhiều người cho rằng, một xu hướng chủ đạo nữa trong nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phát triển, củng cố cùng với sự tăng trưởng của các nước có thu nhập trung bình và sự nổi lên của những nước có thu nhập thấp từ cảnh nghèo nàn lạc hậu. Năm 2005, các nước có thu nhập trung bình chiếm 32% GDP thế giới còn con số của các nước thu nhập thấp là 7% - tổng số tương đương với con số của Mỹ và châu Âu cộng lại. Trung Quốc (9,7%) và Ấn Độ (4,3%) là những bộ phận quan trọng, nhưng tổng GDP của hai nước này chưa đạt một nửa tổng GDP của các nước có thu nhập trung bình. Trong chừng mực nào đó, việc các nước thu nhập trung bình phụ thuộc vào việc sản xuất cho các thị trường thu nhập cao khiến họ có thể bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng toàn cầu; nhưng nếu họ sản xuất cho những thị trường tương tự như mình, họ có thể thu lại nhiều lợi nhuận tương đối. Những thị trường chính nổi lên trong 5 năm tới sẽ nằm ở những nước có thu nhập trung bình và những nước có thu nhập thấp có thể cung cấp những cơ hội cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng.

Một xu hướng nữa có thể giúp nước này nhưng làm giảm tăng trưởng của nước khác là sự gia tăng sức ép lên các nguồn tài nguyên của thế giới, bao gồm cả năng lượng, nguyên liệu và lương thực. Những sức ép này có thể được giải toả ở mức độ nào đó khi nhu cầu của các nước phát triển giảm đi, và như trong trường hợp dầu mỏ có thể được thay thế bằng nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên đều có giới hạn cộng với việc chi phí đầu vào cao (công nghệ và lao động) sẽ làm giá cả tăng lên. Vì mức độ xuất khẩu các mặt hàng tài nguyên chủ yếu do các nước thu nhập trung bình quyết định, xu hướng này có thể thúc đẩy việc phát triển thị phần của các nước thu nhập trung bình về cả giá trị tương đối lẫn tuyệt đối. Tuy nhiên, ảnh hưởng của giá tài nguyên ở mỗi nước sẽ khác nhau.

Giá cả tài nguyên tăng lên cũng sẽ làm gia tăng nhiều thách thức cho phát triển bền vững. Phát triển bền vững rộng hơn giá trị sử dụng của các nguồn tài nguyên khi nó bao gồm cả những kết quả phụ sau quá trình sản xuất như ô nhiễm, thiếu nước và chia rẽ xã hội... Mật độ dân số cũng quan trọng như mức độ phát triển trong việc định rõ các vấn đề của phát triển bền vững, kể từ khi dân số cũng như quá trình sản xuất đã bộc lộ những tác động xấu của chúng tới môi trường. Ngoài những kết quả phụ của quá trình sản xuất, tăng trưởng quá nhanh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và mất an ninh kinh tế, vốn có thể dẫn tới chia rẽ xã hội.

Cuối cùng, số lượng và sự nghiêm trọng của các vấn đề toàn cầu như bệnh dịch, chủ nghĩa khủng bố… đang tăng lên. Những vấn đề này chỉ có thể được bàn bạc, giải quyết một cách có hiệu quả thông qua hợp tác quốc tế và vì vậy, xu thế hợp tác ở mức độ khu vực cũng như toàn cầu vì thế sẽ được tiếp tục.

2. Những thách thức đối với Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ mới

2.1. Những thách thức chung

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều đặt ưu tiên phát triển kinh tế tối đa và một thành phần quan trọng trong chiến lược này là khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước phát triển. Bảng 1 cho thấy cả Việt Nam và Trung Quốc đều coi trọng thị trường Mỹ và châu Âu khi hai thị trường này chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu và giao dịch thương mại với hai thị trường này luôn đi nhanh hơn tăng trưởng thương mại nói chung. Hơn nữa, cả Việt Nam và Trung Quốc đều dựa nhiều vào trao đổi thương mại với các thị trường phát triển để cân bằng thâm hụt trong những lĩnh vực khác. Khi Mỹ và 5 nước lớn nhất châu Âu chiếm 39% tổng sản lượng kinh tế thế giới thì cũng dễ hiểu khi các nước khác coi họ là những phần quan trọng trong chiến lược xuất khẩu. Tuy nhiên, rõ ràng Mỹ và châu Âu đang là tâm điểm của cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay.



Bảng 1: Xuất khẩu sang các nước phát triển




Việt Nam

Trung Quốc

1997

2000

2005

1997

2000

2005

Xuất khẩu (triệu USD)










Mỹ

287

799

5.924

32.715

52.099

162.891

EU5*

2.284

2.733

7.929

16.126

25.219

83.272

Mỹ+EU5

2.570

3.466

13.853

48.841

77.319

246.162

Tỷ lệ % trong xuất khẩu







Mỹ

3,1

5,1

18,3

17,9

20,9

21,4

EU5

12,0

13,4

11,2

8,8

10,1

10,9

Mỹ+EU5

15,1

18,5

29,5

26,7

31,0

32,3

Cán cân thương mại (triệu USD)







Mỹ

84

104

395

16.414

29.736

114.269

EU5

34

937

1.978

1.713

3.567

29.011

Mỹ+EU5

118

1.041

2.374

18.126

33.033

143.280

EU5 bao gồm Đức, Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha.

Số liệu lấy từ cơ quan thống kê hai nước.

Tình hình thương mại hiện nay sẽ làm nổi bật những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho cả Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời sẽ đòi hỏi những sự điều chỉnh hướng ưu tiên. Mặc dù Mỹ và châu Âu vẫn là những thị trường chính nhưng chắc chắn các thị trường này đang thu hẹp lại. Tổn thất là không thể tránh được cho những thành phần kinh tế được tạo ra và phát triển để phục vụ riêng cho hai thị trường này. Thua lỗ vốn sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy trước tiên nhưng nạn thất nghiệp sẽ là vấn đề xã hội phải gánh chịu. Hơn nữa, những vấn đề này sẽ tập trung vào các khu vực kinh tế định hướng xuất khẩu vốn luôn đi đầu trong công cuộc phát triển kinh tế. Do đó, thách thức trước mắt đối với cả Việt Nam và Trung Quốc sẽ là làm thế nào để giảm thiểu tổn thất cho những thành phần kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng.

Thách thức lớn và quan trọng hơn là làm thế nào để thay đổi chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hoá từ các thị trường hiện nay sang những thị trường đang phát triển. Điều quan trọng là phải giữ được thị phần ở những thị trường lớn vốn đang thu hẹp lại nhưng quan trọng hơn là thiết lập thị phần ở những thị trường đang nổi lên. Những thị trường nổi nhanh nhất trong thời kỳ bất ổn hiện nay sẽ là những nước có thu nhập trung bình và những cơ hội lớn nhất, dài hạn nằm ở những nước nghèo nhất. Cả Việt Nam và Trung Quốc có những điều kiện thuận lợi đặc biệt ở những thị trường này vì bản thân họ là những nước đang phát triển và do đó thừa hiểu nhu cầu của những nền kinh tế này. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa chắc sẽ đóng vai trò hàng đầu trong việc chiếm lĩnh những thị trường này, do đó hai chính phủ sẽ phải chủ động khuyến khích các doanh nghiệp địa phương phát triển.

Thách thức lớn nhất đối với việc phát triển thị trường nằm trong nền kinh tế quốc nội của chính Việt Nam và Trung Quốc. Trong thời điểm bất ổn như thế này, thị trường trong nước là đáng tin cậy nhất. Phát triển hạ tầng kinh tế quốc dân và thúc đẩy tiêu dùng nội địa luôn luôn là ưu tiên chính nhưng chúng đảm nhiệm một tầm quan trọng mới trong thời điểm bất ổn. Dù vậy, đối với cả Việt Nam và Trung Quốc, thị trường nội địa Trung Quốc là thời cơ chủ yếu ở châu Á.

Chắc chắn những bất ổn toàn cầu sẽ làm giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời tạo ra mong muốn duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại bằng mọi giá. Tuy vậy, tập trung tối đa vào phát triển kinh tế là một chiến lược khó giải quyết ngay cả trong điều kiện kinh tế bình thường và càng bị nghi ngờ hơn trong thời điểm bất ổn. Phát triển bền vững có thể quan trọng hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Phát triển không bền vững tạo ra khủng hoảng ở cả thời hiện tại lẫn tương lai. Tăng trưởng chậm nhưng chắc có khả năng ngăn chặn sự lây lan của những bất ổn. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã lập luận rằng phát triển một cách khoa học phải giải quyết được vấn đề bất bình đẳng và thúc đẩy công bằng xã hội cũng như đối phó với những vấn đề hiển nhiên do công nghiệp tạo ra, ví dụ như ô nhiễm.

Thách thức chung cuối cùng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước láng giềng trong khu vực là phát triển và củng cố các thể chế khu vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực phát triển, thương mại và tài chính. Sự sụt giảm và biến động giá trị của đồng USD nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông Á trong việc gìn giữ sự ổn định tài chính quốc tế riêng của mình và những vấn đề của các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế lớn như AIG hay Lehman Brothers chỉ ra sự cần thiết của những thể chế khu vực. Dù vậy, sức mạnh của ASEAN, thể chế khu vực thành công nhất ở Đông Á lại dựa vào việc mở cửa với phần còn lại của thế giới hơn là tạo ra một hệ thống đóng và điều này nên được duy trì như một nguyên tắc cho sự phát triển thể chế trong tương lai.

2.2. Những khác biệt

Dù Việt Nam và Trung Quốc có những thách thức chung trong khi phải đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu những hai nước vẫn phải đối diện với những thách thức khác nhau xét trên nhiều khía cạnh quan trọng.

Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ và nghèo hơn Trung Quốc. Trung Quốc có lợi thế đã cải tổ và mở cửa nền kinh tế sớm hơn Việt Nam 7 năm, đồng thời cũng không phải chịu hậu quả tàn phá của chiến tranh hay bị cô lập trên trường quốc tế. Mỹ bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1979 nhưng Việt Nam phải đợi đến năm 1995. Tuy vậy, hiện nay Việt Nam cũng đã gia nhập WTO.

Vì Việt Nam là con thuyền nhỏ hơn, bơi ở vị trí thấp hơn trong dòng nước nên Việt Nam gặp nhiều thách thức khẩn cấp hơn trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng hiện tại. Năm 2005, Việt Nam chịu thâm hụt thương mại với tất cả các nước ASEAN trừ Campuchia và Philippines; thặng dư thương mại với Mỹ và châu Âu cộng lại cũng gần bằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc.[2] Những tác động của cuộc khủng hoảng hiện tại không kìm hãm xuất khẩu mà được biểu thị ở tỷ lệ lạm phát quá cao, lên tới 22% trong 8 tháng đầu năm 2008. Do đó, vấn đề đầu tiên Việt Nam phải giải quyết là kiểm soát những hậu quả do tác động của cuộc khủng hoảng một cách tốt nhất có thể.

Với định hướng kinh tế thị trường, cơ hội lớn nhất của Việt Nam nằm ở thị trường Trung Quốc. Đường biên giới kéo dài với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam mang lại thời cơ thuận lợi để Việt Nam tiếp cận miền Tây Nam Trung Quốc cũng như có thể tiếp cận Quảng Đông và Hải Nam thông qua đường biển. Bên cạnh những vùng tiếp giáp, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đường bộ và đường sắt của Trung Quốc ở khu vực phía nam cũng đẩy mạnh khả năng tiếp cận của Việt Nam. Ví dụ điển hình nhất là tuyến đường sắt Côn Minh – Bắc Hà. Những dự án phát triển chung ở các cửa khẩu chính như Lạng Sơn – Bằng Tường hay Móng Cái – Đông Hưng mang lại những thuận lợi đáng kể, cũng như thực hiện những dự án lớn hơn như phát triển vùng Vịnh Bắc Bộ. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã và đang tăng trưởng. Giá trị thương mại từ năm 1995 đến 2005 đã tăng gấp 9 lần nhưng xuất khẩu dầu thô chiếm một phần quan trọng trong sự gia tăng này. Xuất khẩu cần phải được đa dạng hoá và đẩy mạnh một cách chủ động.

Bên cạnh hoạt động thương mại với Trung Quốc, Việt Nam nên thúc đẩy phát triển thị trường trong khu vực ASEAN và Đông Á. Trong giai đoạn 1995 - 2005, xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình 595%.[3] Nếu những thị trường này có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoàng hiện tại, còn có nhiều thị trường khác có thể phát triển. Ngoài châu Á, Việt Nam nên học tập những thành công của Trung Quốc trong việc phát triển thị trường ở Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi bởi Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng về lợi thế hàng hoá. Phát triển thương mại với Nam Phi, Australia và New Zealand cũng nên được khuyến khích. Trong việc mở rộng quan hệ kinh tế và phát triển thị trường, Trung Quốc là mô hình hữu dụng cho Việt Nam bởi hai nước có những lợi thế tương tự như nhau.

Việt Nam không có đủ vốn cho những chương trình đầu tư dài hạn vào các nước nghèo hơn nhưng Việt Nam nên tiếp tục phát triển những dự án chung với Lào và Campuchia, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế với Myanmar. Trong khi Trung Quốc thiết lập những quan hệ kinh tế với Đông Nam Á lục địa theo chiều dọc, Việt Nam nên hợp tác với những nước láng giềng bằng cách đẩy mạnh quan hệ theo chiều ngang. Những dự án này không có gì mâu thuẫn mà thúc đẩy lợi ích của các bên.

Ngược lại với Việt Nam, vấn đề tiền tệ của Trung Quốc hiện nay là họ có quá nhiều đô la và một đồng tiền bị đặt dưới giá trị thực. Trong khi những điều kể trên tạo ra nhiều vấn đề bất thường và gai góc cho Trung Quốc nhưng chúng không có mức độ so sánh nào hoặc quá khẩn cấp. Hơn nữa, khi ngành công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc vốn tập trung vào những thị trường phát triển bị đe doạ, các bộ phận còn lại của nền kinh tế Trung Quốc có khả năng xốc vác nền kinh tế lớn hơn so với Việt Nam. Thách thức chiến lược lớn nhất đối với Trung Quốc lúc này là xem xét lại giữa nỗ lực phát triển kinh tế tối đa với việc chuyển những ưu tiên hàng đầu sang phát triển bền vững. Nếu Trung Quốc không đối diện với những thách thức về kiểm soát những tác động đối với môi trường và xã hội do phát triển mang lại, trong tương lai họ sẽ phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng toàn thế giới đang chứng kiến.

Trong những nền kinh tế chủ chốt hiện nay, Trung Quốc gần như sẽ ít bị ảnh hưởng nhất trong cuộc khủng hoảng hiện tại bởi nước này có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, thị phần trong nền kinh tế thế giới tiếp tục nâng cao về giá trị tuyệt đối và tiếp tục tăng mạnh mẽ về giá trị tương đối. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng hơn những lợi thế tài chính là thị trường nội địa rộng lớn và năng động cũng như chính sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và truyền thông. Hơn nữa, Trung Quốc tiếp tục đầu tư nhiều cho giáo dục và nghiên cứu để chuẩn bị cho một bước đi tới ranh giới của cách mạng công nghệ. Nhìn chung, thị phần châu Á trong nền kinh tế thế giới được kỳ vọng sẽ phát triển và Trung Quốc – trung tâm của châu Á – cũng phát triển lên. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không đối phó với những vấn đề của phát triển bền vững kịp thời, họ sẽ cảm thấy bối rối trước những khủng hoảng môi trường và xã hội.

Trung Quốc đã chiếm được một vị trí vững chắc trong nền kinh tế thế giới. Trung Quốc hiện có khoảng 250 đối tác thương mại. Đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ Latinh và châu Phi đã tạo ra những thị trường mới và nguồn cung mới về nguyên liệu thô. Từ năm 1997 đến 2006, quan hệ thương mại với Mỹ Latinh và châu Phi tăng lần lượt 978 và 838%, nhanh hơn rất nhiều so với mức tăng chung.[4] Tăng trưởng thương mại với các khu vực khác nhau cũng thực sự ấn tương, đạt mức khoảng 500-600%, mức tăng với khu vực châu Á thấp nhất. Tất nhiên, quan hệ thương mại với châu Á tăng lên dựa trên một nền tảng cao hơn. Bằng cách vượt ra ngoài quan hệ đối tác với các nước láng giềng, mở rộng thị trường và tìm kiếm nguồn nguyên liệu ở khắp nơi trên thế giới, Trung Quốc không còn những biến động kinh tế đặc biệt nữa, đồng thời mở rộng hơn nữa những cơ hội cho mình.

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều đối diện với những thách thức tổ chức lại khu vực nhưng từ những quan điểm lợi thế khác nhau. Đối với Trung Quốc, vấn đề của họ là một tổ chức đa khu vực. Họ phải đồng thời kiểm soát mối quan hệ với Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Trung Á. Vị trí của Trung Quốc với tư cách là một trung tâm mới của nền kinh tế châu Á nói chung và một thị trường đầy hứa hẹn đặt họ vào thế lãnh đạo một khu vực rộng lớn, đồng thời có khả năng bày tỏ những quan ngại cũng như đưa ra ý kiến về kết cấu toàn cầu. Đối với Việt Nam, điều quan trọng nhất là củng cố ASEAN cả bên trong lẫn quan hệ hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ.

3. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong thời kỳ mới

Đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam và Trung Quốc vì trước thời kỳ khủng hoảng toàn cầu hiện nay, hai bên đã bình thường hoá quan hệ, sử dụng những nguyên tắc và hành động phù hợp với những đòi hỏi của thời kỳ mới. Nguyên tắc 16 chữ (được tuyên bố vào tháng 2/1999) hoàn toàn có thể được áp dụng.[5] Thêm nữa, cam kết lẫn nhau trong 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, hợp tác đa dạng, trao đổi thẳng thắn, không can thiệp công việc nội bộ và giải quyết những khác biệt bằng biện pháp hoà bình vẫn tồn tại như bộ khung cơ bản cho quan hệ song phương. Đặc biệt hơn nữa, việc hoàn thành phân định biên giới trên bộ, kiểm soát những quan điểm khác biệt về Vịnh Bắc Bộ và quyết định về nguyên tắc sẽ hợp tác phát triển tại khu vực quần đảo Trường Sa cũng quan trọng không chỉ bởi hai bên loại trừ khả năng xung đột mà còn bởi những cuộc đàm phán thành công trong các vấn đề nhạy cảm sẽ mang lại một mô hình hợp tác trong tương lai.

Tuy vẫn, vẫn sẽ luôn có những bất đồng và va chạm xảy ra trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Quan hệ quốc tế trong tình trạng bình thường không có nghĩa là không có vấn đề nảy sinh. Ví dụ, Mỹ và Canada có rất nhiều khác biệt và tranh cãi, đôi khi vướng vào những vấn đề sống còn đối với nền kinh tế Canada, đôi khi đi ngược lại với những vị thế chính sách đối ngoại của Mỹ. Những đặc điểm của quan hệ bình thường có thể được coi là cả hai bên cảm thấy mối quan hệ này phục vụ những lợi ích cơ bản của họ và họ có thể đàm phán giải quyết những bất đồng nảy sinh. Quan hệ bình thường càng lâu thì càng tự nhiên. Tuy nhiên, quan hệ này luôn luôn đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau và sẵn sàng đàm phán về những khác biệt.

Do những khác biệt về quy mô và khả năng giữa Trung Quốc và Việt Nam, mối quan hệ song phương này bất đối xứng.[6] Điều khiển một quan hệ bất đối xứng đưa lại những thách thức đặc biệt cho cả hai bên. Với nước lớn, thách thức là bảo đảm với nước nhỏ rằng họ tôn trọng bản sắc và quyền tự trị của nước nhỏ. Vì nước lớn luôn có khả năng xâm phạm lợi ích của nước nhỏ hơn nên nước lớn phải chứng tỏ rằng họ tôn trọng độc lập của nước nhỏ và sẵn sàng đàm phán chứ không phải là ép buộc. Về điểm này, nước nhỏ phải thuyết phục nước lớn rằng họ hiểu rõ những khác biệt về quy mô và không có ý định thách thức nước lớn. Nhưng khác biệt không có nghĩa là nước lớn kiểm soát nước nhỏ và chi phối quan hệ song phương. Nước nhỏ chỉ tôn trọng nước lớn nếu nước lớn cũng tôn trọng lợi ích và độc lập của nước nhỏ. Sự tôn trọng của nước nhỏ dành cho nước lớn và sự thừa nhận chủ quyền của nước lớn dành cho nước nhỏ có thể biến một cuộc đàm phán bất đối xứng trở thành bình thường. Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ như vậy kể từ năm 1999.

Cần chú ý rằng quan hệ song phương bình thường có lợi cho cả Việt Nam cũng như Trung Quốc. Dường như nước lớn có thể giành được nhiều hơn trong quan hệ song phương bằng những biện pháp áp đặt hơn thoả hiệp nhưng thực tế, nước nhỏ hoàn toàn có khả năng chống lại nước lớn. Không nước nào trên thế giới có lịch sử đấu tranh giữ nước lâu dài như Việt Nam. Nếu sự thù địch nảy sinh giữa hai bên, họ sẽ đánh mất cơ hội tìm kiếm lợi ích song phương. Ví dụ, nếu đối chiếu quan hệ Mỹ - Canada với quan hệ Mỹ - Cuba, không chỉ Canada giàu hơn Cuba, mà cả Mỹ cũng đánh mất cơ hội bởi chính sách thù địch đối với Cuba và không thu được gì từ mối quan hệ này.

Một quan hệ bất đối xứng bình thường không có nghĩa là loại trừ. Điều đặc biệt quan trọng đối với nước nhỏ là phải thiết lập những mối quan hệ khu vực và toàn cầu, bởi những quan hệ khác có thể làm đệm cho điểm yếu trong bất cứ quan hệ nào. Ví dụ, quan hệ Việt Nam – Mỹ tốt hơn có thể giúp Việt Nam cảm thấy tự tin hơn trong quan hệ với Trung Quốc vì Việt Nam không bị cô lập. Tương tự, việc thành lập Khu vực tự do thương mại ASEAN – Trung Quốc làm giảm áp lực lên những cuộc đàm phán song phương giữa Trung Quốc với tất cả các nước Đông Nam Á. Hội nhập khu vực sâu hơn nữa sẽ khuyến khích quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bằng cách củng cố bối cảnh thể chế hợp tác.



Kết luận

Trong thời kỳ bất ổn, chiến lược thích hợp nhất là tránh rủi ro. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay có những tác động tiêu cực tới cả Việt Nam và Trung Quốc vì cấu trúc thương mại xuất khẩu của hai nước. Tuy nhiên, thương mại không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện tại. Nếu hai nước vượt qua được những thách thức của khủng hoảng, họ sẽ sớm phục hồi và phát triển thịnh vượng.

Ngoài những vấn đề hiện tại do lạm phát và chuyển dịch công nghiệp, Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức định hướng lại những nỗ lực phát triển, hướng hơn nữa vào thị trường nội địa và các nước có thu nhập trung bình. Thị trường tiềm năng và dễ tiếp cận nhất chính là Trung Quốc, và Trung Quốc cũng mang đến cho Việt Nam mô hình mở rộng quan hệ thương mại ở nhiều nơi.

Trung Quốc có vị thế khả vững chắc trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Trung Quốc đã mở rộng cả thị trường trong và ngoài nước, đồng thời nền tảng tài chính của họ khá mạnh. Trung Quốc sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhờ những chiến lược khôn ngoan trước kia. Vấn đề của họ là tìm cách ngăn chặn khủng hoảng trong tương lai bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững.

May mắn cho cả Trung Quốc và Việt Nam khi quan hệ song phương đang bình thường. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam vì Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ này cũng rất quan trọng đối với Trung Quốc vì quan hệ bình thường là cơ sở để hai bên thu lợi ích. Xây dựng quan hệ song phương cơ bản, Việt Nam và Trung Quốc có thể thúc đẩy những chiến lược toàn cầu nhằm giảm thiểu rủi ro và giữ ổn định những tính toán của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] International Comparison Project 2005, Global Purchasing Power Parities and Real Expenditures (Washington: World Bank, 2008).

[2] Số liệu được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam.

http://www.gso.gov.Việt Nam/default_en.aspx?tabid=472&idmid=3&ItemID=6540

[3] Bđd.

[4] Số liệu lấy từ China Statistical Yearbook 1999, 2002, 2007.

[5] Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.

[6] Brantly Womack, China and Vietnam: The Politics of Asymmetry (New York: Cambridge University Press, 2006).




tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương