Vai trò của Agribank về tín dụng, cung ứng các dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn địa bàn tp hồ Chí Minh


II- Ðánh giá về hoạt động tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng của Agribank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh



tải về 169.98 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2017
Kích169.98 Kb.
#34927
1   2   3

II- Ðánh giá về hoạt động tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng của Agribank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

1. Những kết quả đạt được

- Ðã khẳng định được vai trò chủ lực trong đầu tư cho khu vực “Tam nông”, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cũng như các chương trình, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố.

- Hàng năm, Agribank cung cấp một lượng vốn lớn cho địa bàn (trên 70 ngàn tỷ đồng), đáp ứng nhu cầu đầu tư của mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo ra thị trường hàng hóa trong nông nghiệp với nhiều sản phẩm mũi nhọn của thành phố...

- Hoạt động đầu tư vốn của Agribank đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị đầu tư/đơn vị diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp của thành phố.

- Các SPDV ngân hàng có bước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đáp ứng đa dạng nhu cầu khách hàng.

- Trong quá trình đầu tư tín dụng của Agribank góp phần hình thành mô hình liên kết giữa Nhà nông, Nhà doanh nghiệp và Agribank, tạo điều kiện đầu tư áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, cho sản phẩm năng suất và chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Cơ chế vay vốn ngân hàng ngày càng thông thoáng, thuận lợi giúp nhà nông và các doanh nghiệp tiếp cận vốn đầu tư của Agribank, giúp người sản xuất có đủ nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Thông qua cho vay hộ nông dân và các tổ vay vốn tại làng nghề của Agribank, đã góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân...



2. Một số tồn tại, hạn chế

- Các chi nhánh của Agribank chưa phát huy hết thế mạnh của hệ thống Agribank trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chưa gắn kết được chính sách phát triển kinh tế - xã hội của thành phố với chiến lược kinh doanh của Agribank.

- Tại một số chi nhánh đầu tư tín dụng chưa phù hợp với định hướng của Agribank, một số chi nhánh nội thành có tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn thấp, tỷ lệ cho vay phi sản xuất cao.

- Chưa có sự phối hợp giữa Trụ sở chính Agribank với UBND TP. Hồ Chí Minh và các Ban, ngành trong chỉ đạo thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp của Thành phố.

- Việc mở rộng màng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trong những năm trước đây chưa hợp lý dẫn đến không đủ nguồn lực tập trung đủ sức cạnh tranh để giữ vững và mở rộng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Nhu cầu vốn vay khu vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là trung và dài hạn, trong khi đó nguồn vốn huy động trung, dài hạn chưa nhiều.



3. Những khó khăn, vướng mắc

- Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tỷ trọng đóng góp của khu vực nông nghiệp, nông thôn trong GDP ngày càng thấp (<5%); đất nông nghiệp ngày càng giảm, nhiều khu vực đất nông nghiệp của thành phố trên thực tế đã chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc không thể canh tác; công tác quy hoạch tại các quận, huyện chưa ổn định; đối tượng khách hàng “tam nông” ngày càng giảm.

- Khu vực nông nghiệp, nông thôn TP. Hồ Chí Minh còn thiếu mô hình liên kết chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, thu mua, chế biến các sản phẩm nông nghiệp; chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phương thức sản xuất; chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hóa nông sản lớn; chậm phát triển cơ giới hóa, công nghệ sau thu hoạch,… do đó, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Một số khách hàng muốn vay vốn nhưng không có đủ điều kiện để vay vốn, vốn tự có quá thấp, năng lực quản lý yếu kém, thiếu các dự án khả thi…

- Tài sản thế chấp chủ yếu là đất nông nghiệp nên việc tính giá trị tài sản thế chấp đối với đất nông nghiệp rất thấp dẫn đến mức cho vay thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của khách hàng...

- Nhiều tổ chức, cá nhân, chủ trang trại sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng lại cư trú tại các phường, thị trấn nên không được hưởng chính sách theo Nghị định số 41.

- Việc cho vay không có thế chấp bằng tài sản tối đa đến 500 triệu đối với khách hàng là hợp tác xã, chủ trang trại rất khó thực hiện vì vốn tự có của hợp tác xã hầu như không có hoặc quá thấp, năng lực quản lý yếu kém, thiếu các dự án hiệu quả, khả thi,…

III- Ðịnh hướng, mục tiêu, giải pháp của Agribank trong đầu tư tín dụng và cung ứng SPDV phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn địa bàn TP. Hồ Chí Minh

1. Phương hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020

Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, theo đó, phương hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh được xác định: Cần tập trung khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân thời kỳ 2011- 2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước; GDP bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt khoảng 8.500 USD…



2. Ðịnh hướng, mục tiêu, giải pháp mở rộng tín dụng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ của Agribank đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố

2.1. Ðịnh hướng và mục tiêu

Agribank xác định tiếp tục giữ vững vị thế, phát huy vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh, khẳng định vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn tại khu vực này thông qua ưu tiên đẩy mạnh đầu tư tín dụng gắn với các chương trình, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương TP. Hồ Chí Minh.

Tập trung ưu tiên đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn với nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng trưởng hàng năm 15% - 17%. Phấn đấu đến năm 2015, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% tổng dư nợ, với cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 40.000 tỷ đồng; riêng đối với các huyện ngoại thành, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm bình quân 65% tổng dư nợ.

Thực hiện đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.



2.2. Các giải pháp

- Tiếp cận, mở rộng cho vay đối với các chương trình dự án theo Quyết định số 36/2011/QÐ-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh về Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015, phấn đấu đến năm 2015 dư nợ cho vay theo chương trình này đạt khoảng 3.000 tỷ đồng.

- Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, nhất là các nguồn vốn trung, dài hạn, có tính ổn định cao từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

- Xây dựng và triển khai Ðề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015.

- Tham gia đầu tư và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói đối với các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 13/2011/QÐ-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh. Dự kiến đến năm 2015, dư nợ cho vay theo chương trình này đạt khoảng
1.000 tỷ đồng.

- Tập trung thực hiện chương trình “Chung tay xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010 - 2020: bố trí đủ nguồn vốn để đầu tư cho vay các khách hàng có đủ điều kiện vay vốn, hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội tại các xã thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn vùng ven và ngoại thành TP. Hồ Chí Minh. Dành từ 5.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng dư nợ đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp theo chủ trương chung của TP. Hồ Chí Minh.

- Ðiều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng giảm dư nợ cho vay phi sản xuất, tập trung vốn cho nông nghiệp, nông thôn và các đối tượng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm sạch theo hướng nông nghiệp đô thị, phát triển ngành nghề nông thôn, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp…

- Xây dựng và triển khai Ðề án dịch vụ trên địa bàn. Không ngừng nâng cao tiện ích, chất lượng đối với các sản phẩm dịch vụ hiện có, đồng thời tiếp tục nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới theo hướng tạo chuỗi liên kết, đầu tư khép kín từ tín dụng đến cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, trả lương qua thẻ...

- Hoàn thành Ðề án cơ cấu lại chi nhánh và màng lưới trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, không chồng chéo. Tập trung chuyển dịch, mở rộng mạng lưới hoạt động về khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường phối hợp triển khai hợp tác với các cơ quan, đơn vị như: Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn… và các công ty khác liên quan đến chế biến nông thủy sản, cung cấp nguyên liệu vật tư cho sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh các hình thức liên kết thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.



3. Kiến nghị, đề xuất

- Cấp ủy, chính quyền TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các ngành có liên quan tổ chức đánh giá quá trình triển khai thực hiện các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NÐ-CP, Quyết định số 63/2010/QÐ-TTg về hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, từ đó có những đề xuất tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Thành ủy, UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các Sở, Ban, ngành liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giúp Agribank triển khai thực hiện cơ cấu lại tổ chức, mạng lưới.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Agribank được thành lập chi nhánh loại III trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

- Thành ủy, UBND TP. Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ Agribank trong việc huy động nguồn vốn từ Kho bạc Nhà nước theo Kết luận số 214/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ và nguồn vốn từ các đơn vị, tổ chức kinh tế khác... để Agribank tập trung nguồn vốn cho Tam nông.

- Các cơ quan Bộ, Ban, ngành có liên quan cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại cho các hộ gia đình và chủ trang trại, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các đối tượng này có đủ điều kiện được vay vốn ngân hàng.

- Có cơ chế khuyến khích khu vực nông nghiệp, nông thôn phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực; nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phương thức sản xuất, đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; tiến tới hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hóa nông sản lớn; đầu tư phát triển cơ giới hóa, công nghệ sau thu hoạch, hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm…

- Sớm công bố quy hoạch chi tiết đối với các khu đô thị của thành phố, giải quyết các khu quy hoạch “treo” để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Ðồng thời, có ý kiến chỉ đạo trong việc hỗ trợ Agribank có hướng giải quyết dứt điểm đối với một số dự án đã đầu tư nhưng chưa hoàn thiện do vướng mắc về thủ tục pháp lý.

- Tăng cường hỗ trợ người nông dân, các doanh nghiệp tại địa bàn trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp.

- Hướng dẫn thực hiện chủ trương liên kết giữa nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông theo hướng gắn trách nhiệm và quyền lợi.



- Thành ủy, UBND TP. Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ Agribank triển khai thực hiện cung cấp SPDV ngân hàng theo gói sản phẩm đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Agribank khẳng định, với năng lực tài chính vững vàng, nền tảng công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực và trách nhiệm, Agribank sẽ tiếp tục hoàn thành vai trò cấp tín dụng và các SPDV ngân hàng, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, có những đóng góp đáng kể trong việc đưa kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh phát triển trong giai đoạn tới.


1 Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank

Каталог: webcenter -> contentattachfile

tải về 169.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương